Bí mật gì đằng sau 2 chú rùa có màu vàng đến vô lý đang gây bão mạng xã hội những ngày qua?
Chú rùa có màu sắc vàng óng ả rực rỡ, tựa như một miếng phô-mai hay lòng đỏ trứng gà vậy.
Nghe đến hai chữ “rùa vàng”, bạn nghĩ đến điều gì? Dám chắc rằng cùng lắm chỉ là những con rùa hơi vàng một tí thôi, chứ còn lâu mới là con rùa vàng đến nực cười như trong hình dưới đây được.
Vậy mà đây là lần thứ 2 trong vòng 3 tháng, Cục Kiểm lâm Ấn Độ thông báo họ tìm thấy một con rùa có chiếc mai màu vàng óng ả, rực rỡ, tựa như phô-mai hay lòng đỏ trứng gà vậy. Và hiển nhiên, một chiếc màu “vô lý” như vậy đang khiến cộng đồng mạng dậy sóng.
Nhưng tại sao chú rùa này lại có được sắc màu kỳ lạ như vậy? Đây là câu hỏi khiến cộng đồng mạng xôn xao nhất. Có điều thực ra, bản chất của màu sắc này là một hiện tượng đột biến, dù không phổ biến nhưng cũng không đến nỗi quá hiếm gặp.
Con rùa được tìm thấy ở Ấn Độ thuộc loài rùa mai (flapshell turtle – Lissemys punctata), cực kỳ phổ biến tại Nam Á. Chúng vốn có mai màu nâu chấm vàng cùng màu trắng sữa. Dạng đột biến trên hiếm khi xảy ra, nhưng mỗi khi xuất hiện là trở nên cực kỳ nổi bật.
Năm 1997, người ta tìm thấy một con rùa có màu vàng và mắt hồng tại Gujarat (phía Tây Ấn Độ). Ở Myanmar và Bangladesh cũng có ghi nhận các trường hợp tương tự, dù số liệu không được công bố.
Xuất hiện con rùa với màu sắc cực “ảo” ở Ấn Độ
Riêng trong mùa hè vừa qua, người ta vừa tìm thấy một con rùa vàng tại Odisha (phía đông Ấn Độ). Ngay ở thời điểm đăng tải lên mạng xã hội, một nhà sinh học khác đã chia sẻ ông tìm thấy 3 cá thể như thế vào năm 2019.
Và mới đây nhất là trường hợp chú rùa vàng do Cục Kiểm lâm Ấn Độ ghi nhận.
Hiện tượng gì đã xảy ra?
Sự thật là những chú rùa vàng nói trên gặp phải một dạng đột biến gần tương tự như bạch tạng, sinh ra mà thiếu đi nhiều sắc tố. Tuy nhiên thay vì biến thành màu trắng, các sắc tố vàng (pteridine) vẫn được giữ lại, và trở thành màu trội.
Khoa học gọi đây là chứng bạch thể có màu. Và với loài rùa, hội chứng này sẽ tạo ra những màu sắc cực kỳ nổi bật.
Khi người ta tìm ra con rùa vàng đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng 7 năm nay, các nhà động vật học cho rằng trong một số trường hợp, các sắc tố khác cũng có thể tồn tại sau khi đột biến, chẳng hạn như màu đỏ ruby.
Tuy nhiên, dù một chú rùa như vậy là rất có giá trị với con người, trong tự nhiên lại trở thành một gánh nặng không nhỏ. Bởi lẽ, màu sắc quá nổi bật sẽ khiến chúng khó ngụy trang hơn, dễ bị kẻ thù phát hiện và thường khó tồn tại lâu. Vậy nên đa số các trường hợp như vậy sẽ được con người giải cứu, đưa vào môi trường nuôi nhốt để nâng cao khả năng sinh tồn.
Bức ảnh khiến dân tình phải rùng mình ngỡ như lạc vào hành tinh khác nhưng sự thật lại là cảnh tượng hiếm có khó tìm
Những bức ảnh ấn tượng do nhiếp ảnh gia chuyên chụp động vật hoang dã ghi lại ở trên một bờ sông.
Ngày 30 tháng 6 vừa qua, nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh động vật hoang dã Shivang Mehta đã vô tình bắt được một khoảnh khắc hiếm thấy bên bờ sông Chambal ở Rajasthan, Ấn Độ. Đó là cảnh tượng một đàn cá sấu Gharial 20 ngày tuổi - loài cá sấu độc nhất ở Nam Á - đang tụ tập để tìm cách vượt sông.
Shivang vui mừng chia sẻ bức ảnh ấn tượng của mình lên tài khoản Instagram của mình và lập tức nhận được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Nhiều người xem xong bức ảnh cảm thấy rùng mình ngỡ như lạc vào hành tinh khác, tuy nhiên Shivang đã giải thích rằng đó là đàn cá sấu Gharial với cái miệng dài đang tụ tập bên bờ sông tạo nên cảnh tượng ngoạn mục.
Nhiếp ảnh gia 39 tuổi, đến từ New Delhi, cho biết: "Khi tôi đến gần, bờ sông như biến thành màu xám đen vì hàng trăm con cá sấu đứng ở đó. Những con vật bên nhau san sát, đầu cùng quay về một hướng. Tôi không ngờ sẽ thấy một đội quân như vậy trong cùng một khung hình. Thật là ngoạn mục".
Nhiếp ảnh gia Shivang cũng cho biết trứng của loài cá sấu Gharial là món ăn ưa thích của một số loài khác như loài chó rừng hay chim săn mồi và thường bị "đánh chén" bởi những kẻ săn mồi. Năm nay, nhờ sự nỗ lực của cộng đồng địa phương, bao gồm giám sát và xây dựng hàng rào, nên chúng được bảo vệ và sinh sôi rất nhiều.
Một cảnh tượng ngoạn mục cho thấy hàng trăm con cá sấu cùng đưa miệng nhìn về một hướng.
Một con Gharial trưởng thành có thể đẻ từ 10 đến 60 trứng sau một lần mang thai. Các con non sau đó sẽ ở trong trứng của chúng trong 70 ngày trước khi bước ra thế giới đầy rẫy những nguy hiểm, tất nhiên chúng sẽ được mẹ che chở, bảo vệ trong vài tháng đầu đời.
Gharial là một chi cá sấu châu Á được phân biệt bởi cái miệng dài và mỏng.
Khi mới sinh, các con Gharial non có chiều dài tối đa 40cm, lớn hơn đáng kể so với các loài cá sấu khác. Chúng không hoàn toàn trưởng thành cho đến khi 4 tuổi. Thậm chí có những con phải tới 10 tuổi mới thực sự trưởng thành. Gharial là một chi cá sấu châu Á được phân biệt bởi cái miệng dài và mỏng. Loài này từng sinh sống ở Nam Á nhưng ngày nay chỉ được tìm thấy ở Ấn Độ và Nepal. Trong khi thức ăn của cá sấu Gharial trưởng thành là cá, thì con non thường ăn côn trùng, động vật giáp xác và ếch.
Chú rùa ngồi trong bể với tư thế phó mặc dòng đời khiến ai cũng bật cười, chỉ muốn cưng nựng nói "Nghỉ một chút đi em!" Là rùa thì cũng có lúc mệt chẳng muốn bơi, ngồi nghỉ tí mà cũng bị quay phim tung lên mạng... Trước đây nếu muốn nhìn thấy rùa thì chỉ có cách đến sở thú hoặc xem chương trình "Thế giới động vật" trên TV, nhưng giờ đây chúng đã được nuôi khá phổ biến như pet cưng trong nhà giống chó, mèo,...