Bí mật gã giang hồ cướp tình trước khi cướp của lúc nửa đêm
Trong khoảng thời gian từ 12h đêm đến 4h sáng, luôn xuất hiện một tướng cướp dùng xà beng cậy cửa, đột nhập các nhà dân để khống chế và trộm cắp.
Trong khoảng thời gian từ 12h đêm đến 4h sáng, luôn xuất hiện một tướng cướp dùng xà beng cậy cửa, đột nhập các nhà dân để khống chế và trộm cắp.
Tướng cướp chuyên gây án lúc nửa đêm
Những năm 1999, dọc quốc lộ 51, chạy qua địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra rất nhiều vụ hiếp dâm, trộm cướp khiến dư luận hoang mang tột độ.
Trong khoảng thời gian từ 12h đêm đến 4h sáng, luôn xuất hiện một gã đàn ông thân hình gầy guộc chỉ mặc độc chiếc quần đùi, dùng xà beng cậy cửa, đột nhập các nhà dân để khống chế và trộm cắp. Không dừng lại ở đó, nếu gặp nạn nhân là nữ, hắn sẽ giở trò đồi bại, “cướp” tình trước rồi mới cướp của.
Ngoài ra, tin đồn thất thiệt về một nhóm người bị nhiễm HIV- AIDS từ Thái Lan vượt biên vào Việt Nam, trôi dạt về vùng giáp ranh giữa Đồng Nai và Vũng Tàu làm dân chúng sống dọc tuyến Quốc lộ 51 nhấp nhổm. Bởi theo lời đồn, cứ ban ngày chúng ẩn náu trong rừng, đêm lại ra đường chặn người, bắt cóc phụ nữ.
Chân dung tướng cướp mặc quần sịp đỏ, cướp tình lẫn tiền.
Với hành tung “xuất quỷ nhập thần”, hắn thực hiện nhiều vụ cướp bóc, hãm hiếp trót lọt. Câu chuyện về hắn lan rộng, kể từ đó, hàng quán dọc quốc lộ bị quấy nhiễu, đua nhau đóng cửa.
Ngay khi nhận được tin báo, Công an tỉnh Đồng Nai dồn sức vào cuộc điều tra với một sức ép vô cùng lớn. Ngày 19/8/1999, Tổng cục Cảnh sát quyết định thành lập chuyên án liên tỉnh mang bí số ĐB-99. Chuyên án có sự tham gia của trinh sát Bộ Công an và Công an TP.HCM.
Hơn 2.000 công an xã, dân quân được tung ra, ngày đêm làm nhiệm vụ chốt chặn, mai phục những vùng khả nghi. Nhưng do hung thủ gây án lúc nửa đêm, đã đẩy chuyên án rơi vào cảnh… bế tắc. Việc xác định chân dung nghi phạm chỉ dựa vào lời kể chắp vá, đứt đoạn, mơ hồ của nhân chứng để phá án gần như trở thành điều… không tưởng.
Trong khi đó, gần như, đêm nào cũng vậy, lực lượng công an nghe được “báo cáo” những “thành tích” mà gã kẻ cắp đội lốt yêu râu xanh gây ra từ phía phía người dân. Áp lực đối với lực lượng vì thế càng lúc càng gia tăng.
Khoảng 0h45′ ngày 4/6/1999, em Cao Thị Hồng V. (SN 1980, ngụ xã Phước Bình, Long Thành, Đồng Nai) cùng với hai chị em ruột là Đặng Thị Ngọc Q. (SN 1978) và Đặng Thị Ngọc B. (SN 1982), cùng ngụ tại xã Phước Bình đang ngủ trong quán cà phê, phát hiện một thanh niên ở trần, mặc quần sịp đỏ, tay cầm đèn pin và dao Thái Lan đi vào khống chế ba cô gái.
Tại đây, tên cướp 2 lần dùng vũ lực, cưỡng hiếp em V. Sau đó, hắn lục tung đồ đạc, lấy một chiếc xe đạp hiệu Trung Quốc, một dây chuyền vàng 18k, hai nhẫn kiểu 6 phân vàng 18k của Đặng Thị Ngọc Q. rồi bỏ đi. Hôm sau, nạn nhân kiểm tra thì phát hiện, thủ phạm để lại một cây xà beng loại phi 14 dài 45cm bên hông quán.
Tiếp đó, ngày 11/6/1999, CA huyện Long Thành lại tiếp nhận thêm một vụ việc nữa của nạn nhân Phan Thị Ngọc P. Theo đó, khoảng 2h30′ ngày 10/6/1999 chị P. (SN 1978), và em gái Phan Thị Ngọc T. (SN 1984) đang ngủ tại quán cà phê của gia đình (thuộc xã Phú Thái, Long Thành) phát hiện có ánh đèn pin (loại nhỏ) rọi thẳng vào nhà.
Một gã thanh niên yêu cầu chị mở cửa mua thuốc lá hút. Nhận thấy đã muộn nên chị không mở cửa thì bị tên thanh niên dọa sẽ phá cửa, dùng dao đâm chế. nhưng chị P. coi lại đồng hồ và bảo không còn sớm không mở cửa thì bị tên thanh niên dọa nếu không mở sẽ phá cửa rồi dùng dao đâm chết. Hai chị em P. và T. hoảng sợ la lớn thì tên này bỏ chạy.
Những nét phác họa, lật tẩy chân dung hung thủ
Chỉ huy chuyên án lúc bấy giờ là Đại tá, nay là Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an. Dù có nhiều kinh nghiệm đánh những vụ lớn, nhưng chuyên án này khiến ông cũng phải lao tâm khổ tứ.
Video đang HOT
Tất cả các biện pháp nghiệp vụ được đưa ra, nhưng đều không nhận được kết quả. Cái khó ló cái khôn, ông Hùng cho rằng, chỉ còn cách vẽ chân dung để nhận dạng hung thủ mới có thể truy bắt được đối tượng.
Nghĩ là làm, Đại tá Hùng tới tìm họa sĩ Thành – một người nổi tiếng với khả năng vẽ chân dung qua lời kể, mời ông tham gia chuyên án và được ông nhận lời.
Đây là chuyên án đầu tiên đánh dấu mốc son đưa họa sĩ Thành đến với nghiệp dùng những nét vẽ để cùng những chiến sĩ Công an phá án.
Thông qua những đặc điểm về thời gian, hình thức gây án và nhất là lời kể của các nạn nhân, ông nhanh chóng ghi lại và dùng bút chì phác họa trên giấy.
Lần đầu tham gia phác họa chân dung phá án, ông Thành mất 15 ngày để phác họa ra khuôn mặt đơn giản bằng cây bút chì, 10 ngày để khắc họa thêm những nét sâu hơn lên ngũ quan và thêm gần mười ngày nữa để hoàn thiện hẳn khuôn mặt.
Sau một khoảng thời gian nhất đinh, chỉ bằng cây bút chì, tờ giấy cùng lời kể của người bị hại, ông nhanh chóng phác họa ra chân dung kẻ thủ ác. Với những đặc điểm trong hình, lực lượng cảnh sát nhanh chóng đưa Phó Văn Chính (SN 1963, ngụ huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, từng có tiền án, tiền sự về tội trộm cắp tài sản) vào diện nghi can.
Sau 2 tháng, kẻ gây ra những vụ cướp, hiếp gây chấn động Quốc lộ 51 đã sa lưới. 4h sáng ngày 30/09/1999, khi Chính vừa ăn trộm chiếc xe đạp trên tuyến đường 51, các trinh sát tiến hành bắt giữ hắn cùng tang vật.
Tại cơ quan Công an, ban đầu, Chính tìm mọi cách chối tội. Nhưng khi tiến hành đối chất với chủ nhân của chiếc xe đạp cùng các nạn nhân trước đây, Phó Văn Chính buộc phải cúi đầu nhận tội.
Do bản thân muốn có tiền ăn tiêu, Chính đã nảy sinh thói trộm cướp. Đáng nói, không chỉ cướp tiền, khi tới nhà nếu gặp con mồi là nữ thì hắn sẽ “tiện thể” cưỡng bức.
Chính khai nhận, từ 2/1997 cho đến khi bị bắt giữ, hắn đã thực hiện trót lọt 58 vụ án cướp của, trong đó có 9 vụ vừa cướp của, vừa hiếp dâm. Toàn bộ tài sản cướp được hắn bán cho những mối tại Bà Rịa- Vũng Tàu với giá rẻ. Số tiền bán được, hắn dùng để ăn chơi.
Theo NTD
Vụ nhận hối lộ tại Đắk Nông: Liệu cơ quan tố tụng có vội vàng?
Vào ngày 19/8 tới, TAND tỉnh Đắk Nông đưa ra xét xử vụ án Phó chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Đắk Nông bị cáo buộc tội "Nhận hối lộ" do có liên quan đến việc nhận tiền của một doanh nghiệp.
Phó chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Đắk Lắk bị cáo buộc tội "Nhận hối lộ" do có liên quan đến việc nhận tiền của một doanh nghiệp để "bảo kê" các xe vận tải quá tải trọng đi qua địa bàn tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, tại bản kết luận điều tra và kết luận điều tra bổ sung của Công an tỉnh Đắk Nông vẫn chưa làm rõ hết những vấn đề mấu chốt để giải mã vụ án. Liệu các cơ quan tố tụng tỉnh Đắk Nông có quá vội vàng trong việc khởi tố và xét xử vụ án này?
Quen biết nhau khi xử lý xe quá tải
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Đắk Nông, Nguyễn Trọng Toàn (SN 1979, nhân viên Công ty TNHH Hiệp Toàn, trụ sở phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, TP.HCM; vợ Toàn làm giám đốc) kinh doanh trong ngành vận tải.
Vào đầu năm 2013, Toàn thuê 4 xe container để vận chuyển gỗ từ Đắk Nông về TP.HCM. Khi đang lưu thông trên lối mở 751 đi ra quốc lộ 14 (đoạn qua địa bàn tỉnh Đắk Nông) thì bị Đội Thanh tra giao thông do Lê Đình Trọng (SN 1975, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk) phụ trách, phát hiện 4 xe container này chở quá tải nên giữ lại trong nhiều ngày.
Sau đó, các xe này không bị xử phạt với lý do mới vi phạm lần đầu. Từ vụ việc này, Trọng và Toàn quen biết nhau.
Lê Đình Trọng thời điểm bị Công an tỉnh Đắk Nông bắt giam.
Biết Trọng là Phó chánh Thanh tra giao thông nên Toàn xin số điện thoại của Trọng và đặt vấn đề với Trọng là xe của Công ty Hiệp Toàn nếu có vi phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thì nhờ Trọng giúp đỡ và được Trọng đồng ý.
Cuối tháng 3/2014, Trọng gọi điện thoại cho Toàn gợi ý bồi dưỡng cho ít tiền để anh em đi tập huấn tại Đà Lạt. Do xe của Công ty Hiệp Toàn thường xuyên chở quá tải nên Toàn đồng ý chuyển tiền cho Trọng với mục đích được dễ dàng làm ăn.
Toàn không phải là người trực tiếp chuyển tiền cho Trọng, mà nhờ em vợ Toàn là Phạm Hồng Thái chuyển qua tài khoản ngân hàng cho Trọng số tiền 5 triệu đồng. Sau khi nhận được tiền, Trọng rút sử dụng cá nhân.
Ngày 4/4/2014, UBND tỉnh Đắk Nông có quyết định thành lập Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động (gọi tắt là Trạm KTTTX lưu động 56) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và giao cho Trọng làm Trạm trưởng.
Khoảng tháng 4, 5/2014, Toàn một vài lần nhắn tin biển số xe cho Trọng để tránh bị kiểm tra trên đường khi Toàn vận chuyển qua địa bàn tỉnh Đắk Nông. Ngày 15/5/2014, Trọng nhắn tin cho Toàn với nội dung: "Trọng đang bị bệnh, khó khăn cần tiền sử dụng, hiện nay đang ở trạm cân".
Hiểu ý Trọng, Toàn nói vợ ra chuyển tiền cho Trọng nhưng ghi tên người chuyển là Nguyễn Trọng Toàn. Vợ Toàn nghe Toàn nói Trọng làm Thanh tra giao thông ở Đắk Nông nên ghi nội dung chuyển tiền là: "Thanh toán tiền luật trên đường".
Sau khi nhận được tiền, Trọng gọi lại cho Toàn nói: "Sao ghi là thanh toán tiền luật trên đường, chú làm thế là giết anh" và yêu cầu Toàn rút lại. Nhưng Toàn trấn an rằng, do vợ Toàn không biết nên ghi như vậy, chứ Toàn với Trọng là chỗ thân thiết, Toàn sẽ không hại Trọng.
Nghe Toàn nói thế nên Trọng không nói gì thêm. Trong khoảng thời gian từ đầu năm 2014 đến tháng 10/2014, Công ty Hiệp Toàn vận chuyển 89 chuyến dầu ăn trên Quốc lộ 14 và 99 chuyến xe container gỗ từ Đắk Nông về TP.HCM đều quá tải trọng mà không bị Trọng kiểm tra, xử lý lần nào.
Không thực hiện trách nhiệm được giao
Sự việc bị phát hiện và Công an tỉnh Đắk Nông vào cuộc điều tra. Sau đó, Trọng bị bắt giam để điều tra về tội "Nhận hối lộ". Sau khi có kết luận điều tra, Công an tỉnh Đắk Nông chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp truy tố Trọng về tội danh trên.
Theo đó, từ tháng 3 đến tháng 10/2014, Trọng nhận 20 triệu đồng của Toàn nên không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao, để cho xe của Công ty Hiệp Toàn chở quá trọng tải theo quy định của Nhà nước nhưng không xử lý theo quy định của pháp luật. Liên quan đến vụ án này, Toàn cũng bị truy tố về tội "Đưa hối lộ".
Trong kết luận điều tra bổ sung số 66/BKLĐTBS-PC46 ngày 8/6/2015 thể hiện, Toàn khai nhận, trong khoảng thời gian từ đầu năm 2014 đến tháng 10/2014, Công ty Hiệp Toàn vận chuyển 89 chuyến dầu ăn trên Quốc lộ 14 và 99 chuyến xe container gỗ từ Đắk Nông về TP.HCM.
Trong thời gian từ 15/5/2014 đến 18/8/2014, Công ty Hiệp Toàn vận chuyển tổng cộng 54 chuyến hàng là gỗ và các chuyến hàng này đều vượt quá tải trọng cho phép nhưng không bị dừng xe xử lý. Cũng theo Toàn, trong khoảng thời gian này có liên lạc với Trọng và có đặt vấn đề nhờ Trọng giúp đỡ khi xe của công ty Hiệp Toàn lưu thông qua trạm cân.
Cũng theo Toàn, khoảng tháng 7, hay tháng 8/2014, Toàn có điện thoại xin cho đoàn xe khoảng 3 - 4 chiếc qua trạm để về cập cảng đúng giờ và Trọng đồng ý. Toàn cũng thừa nhận có đưa tiền cho Trọng 2 lần, với tổng số tiền là 20 triệu đồng. Mục đích chuyển tiền cho Trọng là để vận chuyển hàng hóa trên tuyến được thuận lợi, không bị xử lý, hoặc nhờ Trọng giúp đỡ trong các vấn đề liên quan.
Sau đó, vì xe của Công ty Hiệp Toàn không bị xử lý nên Toàn nghĩ đã có sự can thiệt của Trọng, chứ Toàn không chắc Trọng có giúp đỡ mình trong việc không xử lý vi phạm hay không.
Đáp lại lời khai của Toàn, Trọng cũng thừa nhận có nhận tổng cộng 20 triệu đồng. Trong đó, 5 triệu đầu Trọng nhận được vào ngày 1/4/2014 nhưng không nhớ ai chuyển và đây là tiền gì. 15 triệu còn lại Toàn chuyển cho Trọng vào ngày 15/5/2014, nhưng đây là tiền vay của Toàn để giải quyết công việc cá nhân chứ không phải là tiền nhận hối lộ.
Trọng cũng cho biết có mối quan hệ với Toàn, có gặp Toàn hai lần (một lần đi ăn và một lần uống cà phê tại một quán gần trạm cân). Việc gặp là vì trước đó Trọng có giúp cho đoàn xe 3-4 chiếc được lưu thông về cảng nhập hàng đúng giờ mà không kiểm tra, chứ hoàn toàn không phải gặp Toàn để đòi tiền hối lộ.
Lý giải cho việc tại sao 89 chuyến hàng dầu ăn và 99 chuyến hàng gỗ có vi phạm của Công ty Hiệp Toàn được vận chuyển qua trạm trong thời gian từ tháng 3/2014 đến tháng 10/2014 mà không bị xử lý. Trọng cho rằng, không biết các xe của Công ty Hiệp Toàn có lưu thông trên tuyến hay chở quá trọng tải hay không. Trọng cũng không được các đội thanh tra báo cáo lại việc có thấy xe của Công ty Hiệp Toàn hay không nên không biết.
Đồng thời, Trọng không trực tiếp kiểm tra trong các tuyến tỉnh lộ. Trọng chỉ kiểm tra công việc thông qua báo cáo của các đội thanh tra, mà trong các báo cáo ấp không nhắc gì đến việc có hay không có xe của Công ty Hiệp Toàn vi phạm.
Trước lời khai của Trọng, Công an tỉnh Đắk Nông cho rằng, trong thời gian từ tháng 3/2014 đến tháng 10/2014, các xe của Công ty Hiệp Toàn đã vận chuyển 89 chuyến hàng dầu ăn lưu thông trên quốc lộ 14, 99 chuyến hàng gỗ từ các cửa khẩu, lối mở 751 đi qua tỉnh lộ 1 (trong đó có 54 chuyến chở gỗ trong thời gian từ 15/5 - 18/8/2014) quá trọng tải nhưng không bị Thanh tra Sở GTVT tỉnh Đắk Nông kiểm tra, xử lý lần nào.
Đối chiếu từ sổ theo dõi nhật ký vận chuyển lưu tại Công ty Hiệp Toàn và việc hàng trăm chuyến hàng quá tải không bị kiểm tra, xử lý trong thời gian Trọng có nhận tiền của Công ty Hiệp Toàn thì thấy đó không phải là sự trùng hợp, mà là có thỏa thuận trước đó giữa Toàn và Trọng.
Từ đó, Công an tỉnh Đắk Nông kết luận, Trọng là người có chức trách nhiệm vụ trong việc phát hiện vi phạm đối với các phương tiện vận tải nói chung và của Công ty Hiệp Toàn nói riêng. Việc trọng không chỉ đạo, tổ chức kiểm tra phát hiện vi phạm là thiếu trách nhiệm, hành vi này lại kèm theo việc nhận tiền của Toàn để bỏ qua, bỏ lọt vi phạm là tội "Nhận hối lộ".
Nhiều điểm chưa được làm rõ
Tại kết luận điều tra vụ án số 30/BKLĐT-PC46 ngày 18/3/2015, Công an tỉnh Đắk Nông kết luận Lê Đình Trọng tội "Nhận hối lộ" và chuyển sang Viện KSND cùng cấp để truy tố. Tuy nhiên, Viện KSND đã trả hồ sơ để điều tra lại vì có nhiều điều chưa được làm rõ.
Theo đó, Viện KSND yêu cầu làm rõ ai là người có quyền dừng các phương tiện để kiểm tra tải trọng? Người này có nhận được chỉ đạo của Trọng trong việc dừng hay không dừng xe của Công ty Hiệp Toàn hay không? Nhiệm vụ của các Trưởng ca trực Trạm KTTTX lưu động 56 như thế nào? Các Trưởng ca có nhận được chỉ đạo của Trọng trong việc dừng hay không dừng xe của Công ty Hiệp Toàn hay không?
Hóa đơn 15 triệu đồng do người thân của Toàn gửi vào tài khoảng của Lê Đình Trọng với nội dung "Thanh toán tiền luật trên đường".
Tuy những nội dung này khá quan trọng, có thể làm rõ được Trọng nhận 20 triệu đồng từ Toàn có phải là nhận hối lộ hay chỉ là tiền vay mượn bình thường. Nhưng theo Công an tỉnh Đắk Nông, việc làm rõ nội dung yêu cầu điều tra bổ sung nêu trên là không cần thiết và không ảnh hưởng đến bản chất vụ án.
Theo Công an tỉnh Đắk Nông, việc phân ca trực được chia mỗi ngày 3 ca, mỗi ca có 3 cán bộ Thanh tra giao thông và 2 cảnh sát giao thông, các cán bộ này lại thường xuyên thay đổi, đồng thời chỉ có thể xác định được các xe vận tải của Toàn đi ngày nào chứ không xác định được giờ nào xe qua Trạm KTTTX lưu động nên việc xác định chính xác xe đi qua thuộc ca trực của những ai là không có căn cứ.
Việc gọi hỏi đối với từng người sẽ không đạt yêu cầu, gây ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ trật tự an toàn giao thông và gây dư luận xấu.
Điều này đặt ra câu hỏi, liệu nội dung mà Viện KSND yêu cầu làm rõ là không cần thiết vì không ảnh hưởng đến bản chất vụ án hay cơ quan điều tra không thể làm sáng tỏ được những khúc mắc này? Để trả lời được câu hỏi này, có lẽ phải chờ tới phiên tòa xét xử sắp tới tại TAND tỉnh Đắk Nông.
Dự kiến, phiên tòa xét xử sẽ diễn ra vào 19/8 tới đây. Luật sư bào chữa cho bị cáo Trọng là luật sư Hồ Ngọc Diệp (Trưởng văn phòng luật sư Hồ Ngọc Diệp, Đoàn luật sư TP.HCM).
Để làm rõ hơn bản chất về vụ án gây xôn xao dư luận này, PV báo Người Đưa Tin sẽ liên lạc, phỏng vấn với luật sư Hồ Ngọc Diệp. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Công Thư
Theo_Người Đưa Tin
Đồng Nai: Đinh tặc lộng hành trên Quốc lộ 51 Người điều khiển giao thông qua Quốc lộ 51 đoạn giáp ranh hai xã An Phước, Long Thành và Tam Phước (Biên Hòa, Đồng Nai) đang thường xuyên bị thủng lốp do cán phải đinh. Từ nhiều năm nay, người điều khiển giao thông qua Quốc lộ 51 đoạn giáp ranh hai xã An Phước, huyện Long Thành và Tam Phước, thành phố...