Bí mật được giữ kín
- Đáng lẽ ra anh phải nói với con là không mang đủ tiền cho con uống nước ngọt chứ. Brian sẽ hiểu thôi. Nhà mình chẳng dư dả gì và anh cần phải ăn trưa nữa! Tôi nhìn qua cửa sổ, thấy bố – vẫn như mọi khi – chỉ nhún vai im lặng.
Mỗi lần bước vào trạm cứu hỏa, nhìn những động cơ màu đỏ nhuộm dạ quang vàng, những chiếc vòi phun nước, những đôi ủng cao su cỡ lớn và mũ bảo hiểm… là tôi lại nhớ về thời thơ ấu cùng người bố kính yêu của mình. Bố tôi đã làm việc suốt ba mươi lăm năm trong vai trò tổ trưởng tổ bảo dưỡng các dụng cụ cứu hỏa.
Ngày ấy, bố thường dẫn tôi và anh Jay đến trạm cứu hỏa chơi. Ở góc trạm cứu hỏa có một chiếc máy tự động chứa những chai Coca-Cola loại 300 ml giá một hào. Mỗi khi được theo bố đến trạm cứu hỏa, anh em tôi thích nhất là việc được mua nước ở cái máy bán hàng tự động đó.
Năm lên mười tuổi, một lần, tôi dẫn hai đứa bạn đến trạm cứu hỏa chơi. Hôm đó, trước bữa trưa, tôi đã hỏi xin bố mua ba chai Coca-Cola để đãi các bạn. Dù thoáng chút lưỡng lự nhưng cuối cùng bố cũng đồng ý và đưa cho tôi ba hào. Chúng tôi lao đến cái máy bán nước để lấy chai Coca-Cola và xem nắp chai của đứa nào sẽ có một ngôi sao lấp lánh ở trong.
Đúng là một ngày may mắn! Nắp chai của tôi có một ngôi sao. Tôi cực kỳ muốn đổi mười nắp chai có hình ngôi sao để lấy cái mũ Davy Crockett, mà lúc bấy giờ tôi đã sưu tập được bảy chiếc.
Sau đó chúng tôi cảm ơn bố rồi về nhà ăn trưa để buổi chiều còn đi bơi.
Đi bơi về, tôi nghe thấy bố mẹ đang nói chuyện ở trong nhà. Mẹ có vẻ không hài lòng về bố. Tôi còn nghe mẹ nhắc đến tên mình.
- Đáng lẽ ra anh phải nói với con là không mang đủ tiền cho con uống nước ngọt chứ. Brian sẽ hiểu thôi. Nhà mình chẳng dư dả gì và anh cần phải ăn trưa nữa!
Tôi nhìn qua cửa sổ, thấy bố – vẫn như mọi khi – chỉ nhún vai im lặng.
Sợ bố mẹ bát gặp mình đang nghe lén, tôi nhẹ nhàng đi về phía cầu thang rồi lên căn phòng mà năm anh em chúng tôi vẫn ngủ chung.
Khi lấy từ trong túi cái nắp chai trúng thưởng để bỏ chung nó vào với bảy cái còn lại, tôi nhận ra bố đã hy sinh cho mình nhiều đến thế nào. Tối hôm đó, tôi tự hứa với lòng: “Một ngày nào đó, nhất định con sẽ nói với bố ràng con biết sự hy sinh thầm lặng của bố trong ngày hôm nay, cũng như rất nhiều ngày khác. Và con sẽ không bao giờ quên ơn bố”.
Suốt hai mươi năm, bố làm việc cật lực để nuôi sống cả gia đình. Ở tuổi năm mươi, bố lên cơn đau tim đột ngột và sau đó, ông phải nhờ đến máy trợ tim.
Một hôm, chiếc xe cũ kỹ của bố bị chết máy. Bố gọi điện nhờ tôi đưa đi tái khám theo lịch hẹn. Khi đến trạm cứu hỏa để đón bố, tôi thấy bố cùng mấy chú đồng nghiệp đang đứng ngoài sân ngắm một chiếc xe tải nhỏ. Khi hai bố con đang trầm trồ khen ngợi nó, tôi nghe thấy bố nói:
- Rồi một ngày bố sẽ mua một chiếc thế này!
Video đang HOT
Cả hai bố con cùng cười lớn. Xưa nay, bố vẫn luôn nói về những ước mơ không bao giờ đạt được của ông theo cách đó. Bồng dưng tôi thấy sống mũi của mình cay cay. Công việc làm ăn của anh em tôi tiến triển khá tốt nên tôi đã đề nghị mua tặng bố chiếc xe tải đó. Thế nhưng, bố từ chối và nói:
- Nếu bố không tự mình mua được nó thì bố có cảm giác nó không phải của bố.
Hôm đó, lúc rời khỏi phòng khám, tôi thấy gương mặt bố nhợt nhạt. Nhưng bố chỉ nhẹ nhàng nói với tôi:
- Về thôi con.
Hai bố con tôi ra về trong im lặng. Tôi chọn con đường đi ngang qua trạm cứu hỏa ữở về nhà. Bố nhìn hai bên đường rồi kể cho tôi nghe những kỷ niệm nơi mình vừa chạy ngang qua.
Tôi biết có thể bố sắp sửa đi xa.
Bố nhìn tôi, gật đầu.
Lần đầu tiên sau mười lăm năm, hai bố con tôi dừng lại ở quán kem Cabot và cùng ăn kem ốc quế. Bố nói về ngày bố ra đi, về niềm tin mà ông đặt nơi anh em chúng tôi. Bố bảo ràng bố không sợ chết mà chỉ sợ phải xa mẹ. Bố lo mẹ sẽ cô đơn trong những tháng ngày còn lại. Tôi nghẹn ngào trước tình yêu bố dành cho mẹ.
Bố bắt tôi không được nói với bất kỳ ai về cái chết đang lơ lửng trên đầu bố. Tôi đồng ý, dù biết rằng đó là bí mật khó khăn nhất mà tôi phải giữ kín trong đời.
Một ngày nọ, tôi bảo với bố rằng vợ chồng tôi đang tìm mua một chiếc xe tải. Tôi nhờ bố đi chọn giúp để tôi có thể mua được chiếc tốt nhất.
Hai bố con đến các phòng trưng bày xe tải trong thành phố. Trong lúc đang hỏi chuyện người bán hàng, tôi để ý thấy bố chăm chú nhìn vào một chiếc xe tải hạng nhẹ màu nâu. Bố nhẹ nhàng vuốt ve chiếc xe như cách các nhà điêu khắc đang kiểm tra tác phẩm của mình vậy.
Tôi đề nghị người bán cho bố lái thử chiếc xe tải màu nâu ra ngoài. Bố lái xe xuống đường số 27 và mười phút sau, ông trở lại, miệng không ngớt khen ngợi chiếc xe.
Sau đó, chúng tôi đề nghị chạy thử một chiếc xe tải màu xanh lớn hơn để so sánh hai chiếc với nhau.
Vài hôm sau, tôi rủ bố đi đến hãng lấy chiếc xe tải màu xanh về cùng tôi. Ngay lập tức, bố đồng ý đến đó gặp “chiếc xe tải màu nâu của bố” lần cuối – theo như bố vẫn gọi nó từ hôm trở về nhà.
Khi đi ngang qua khu vực trưng bày, chúng tôi nhìn thấy chiếc xe tải màu xanh dán miếng giấy nhỏ, trên đó ghi: “Đã bán”. Kế bên nó, chiếc xe màu nâu cũng dán một mảnh giấy tương tự.
Tôi liếc nhìn bố và thấy sự thất vọng hiện rõ trên gương mặt bố. Bố nói:
- Ai đó đã mua mất chiếc xe đẹp này rồi.
Tôi chỉ gật đầu và nói với bố:
- Bố vào trước bố nhé. Con ra ngoài một lát, nhưng con sẽ tới ngay thôi!
Khi bước ngang qua chiếc xe màu nâu, bố đưa tay vuốt ve nó và tôi có thể thấy rõ nỗi thất vọng cùng sự luyến tiếc của bố.
Tôi bước ra bên ngoài, và chờ đợi. Qua cửa sổ, tôi thấy người bán hàng mời bố ngồi, giao bộ chìa khóa chiếc xe màu nâu cho bố. Đó chính là món quà tôi tặng bố.
Bố nhìn ra ngoài, nhìn thấy tôi đang bước vào. Đôi mắt chúng tôi gặp nhau và cả hai cha con cùng gật đầu, cười lớn.
Tôi ngồi đợi bên ngoài văn phòng khi bố tôi chạy thử xe thêm lần nữa. Lúc bố bước ra khỏi chiếc xe, tôi bước đến ôm bố thật chặt.
Tối hôm đó, hai bố con tôi cùng nhau đi dạo trên con đường nhỏ dẫn về nhà. Bố bảo rằng bố không hiểu vì sao tôi cứ nhất định mua tặng bố chiếc xe tải màu nâu đó.
Tôi mỉm cười, thấy món quà của mình quá nhỏ bé so với chiếc nắp chai Coca có ngôi sao chính giữa ngày xưa!
Theo Guu
Tiết kiệm từng đồng xu
Vào thời khó khăn đó, bố tôi sẽ lãi một xu cho mỗi tờ báo bán được. Lãi được nửa xu cho mỗi phong kẹo que và kẹo cao su.
Nếu bố tôi là... phụ nữ, chắc hẳn bố đã có tên là Penny (có nghĩa là đồng xu).
Tên thật của bố tôi là Murray. Và tôi thấy bố suốt ngày chỉ theo đuổi một công việc kinh doanh mang tính chất rất... đồng xu - đó là một cửa hàng bán bánh kẹo, tạp phẩm.
Vào thời khó khăn đó, bố tôi sẽ lãi một xu cho mỗi tờ báo bán được. Lãi được nửa xu cho mỗi phong kẹo que và kẹo cao su. Hai xu cho mỗi chai soda - nếu bố giữ và đem trả chai soda rỗng lại cho nhà máy.
Bố cũng bắt tôi và em trai tôi - Richy - phải sống theo "phương châm đồng xu" ấy. Nếu chúng tôi xin bố 10 xu để mua quả bóng, chúng tôi sẽ được bố nói cho nghe rằng bố phải bán 10 tờ báo để kiếm được đồng 10 xu đó, tức là 50 tờ mới được nửa đôla, và 100 tờ báo thì bố mới kiếm được 1 đôla. Và nếu chúng tôi muốn có một quả bóng, hãy đứng ở cửa hàng và bán cho bố 10 tờ báo!
Thế nhưng bằng cách nào đó, bố cho chúng tôi tất cả những gì chúng tôi cần và hầu như tất cả những gì chúng tôi muốn. Chẳng hạn như quả bóng, tuy chúng tôi chỉ bán được đúng 3 tờ báo rồi... chán và rủ nhau đi chơi, nhưng khi về nhà đã thấy có quả bóng ở nhà rồi.
Chúng tôi sống ngay phía trên cửa hàng. Tấm biển của cửa hàng là: "Cửa hàng báo và tạp phẩm của Murry". Tên của bố tôi đã bị chính bố viết sai chính tả, nhưng bố bảo điều đó chẳng quan trọng. Điều quan trọng là bố đang có việc để làm, luôn có thể mua thức ăn, quần áo, trả tiền học, và quan tâm tới tôi và Richy - hai đứa mà bố thương nhất trần đời, và mẹ chúng tôi - người mà bố yêu nhất trần đời.
Bố còn lo cho cả những người hàng xóm khó khăn của chúng tôi. Mỗi sáng bố luôn đặt trước cửa nhà chú Larry một tờ báo, dù từ lâu rồi chú ấy chẳng có tiền đặt báo. Bố cũng không quên cả bà Huber, già cả và sống một mình ở cuối phố. Vài lần một tuần, bố xách túi bánh mỳ sang nhà bà ấy, nói rằng hôm nay ở cửa hàng bán không hết. Nhưng tôi biết túi bánh mỳ đó bố để riêng ra một góc từ sáng.
Buối tối, bố lại đọc truyện cho tôi và Richy nghe. Giọng nam cao rõ ràng của bố đưa chúng tôi đến những hòn đảo xa chứa đầy châu báu, tới miền Viễn Tây với những anh cao bồi cưỡi ngựa, và đến cả hang động của Ali Baba.
Nhưng tất cả những câu chuyện đó cũng vẫn không khiến giọng của bố xúc động như khi bố kể về mong ước của mình - đó là việc tôi và Richy được vào đại học. Nhưng vào đại học thì cần rất nhiều tiền.
Bố tôi quyết định bán đi chiếc ôtô cũ của mình và dùng một cái xe đẩy lớn để hàng ngày đi lấy hàng. Buổi sáng, bố phải dậy sớm hơn vì đẩy xe không nhanh như đi ôtô được. Nhưng em Richy học rất giỏi và đã vào được đại học.
Bố tôi bảo thế là mong ước của bố đã trở thành hiện thực.
Có một bức ảnh ghi lại niềm vui của bố tôi. Bố mặc bộ quần áo tươm tất nhất, còn mẹ mặc bộ váy dài. Hai người đứng trước cửa hàng tạp phẩm của bố, và phía sau họ là cánh cửa có sơn dòng chữ: "Richy, con là niềm tự hào của bố mẹ".
Và không một từ nào bị viết sai chính tả.
Theo Guu
Bí mật sau hành động đưa con đi chơi mỗi sáng chủ nhật Nhiều lần anh bảo đưa con sang nhà ông bà nội chơi nhưng kỳ thực khi chị gọi điện sang nhà nội thì chẳng thấy có ai nghe điện thoại. Vậy mà cũng phải đến mấy tiếng sau mới thấy bố con anh về nhà. Đã hơn nửa năm nay, sáng chủ nhật nào anh Phong (Ngọc Hồi, Hà Nội) cũng tìm cách...