Bí mật động trời vụ mất cắp chất phóng xạ nguy hiểm của Mỹ
Một báo cáo mới của Trung tâm Liêm chính công Mỹ ( CPI) hé lộ, nhà chức trách nước này vẫn chưa tìm thấy các vật liệu phóng xạ nguy hiểm, do hai chuyên gia thuộc Bộ Năng lượng để mất từ cách đây hơn một năm.
BBC trích dẫn báo cáo của CPI cho hay, sự cố xảy ra vào ngày 21/3/2017, khi hai chuyên gia thuộc Bộ Năng lượng Mỹ ( DOE) thực hiện nhiệm vụ đi thu hồi các vật liệu nguyên tử nguy hiểm từ Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho, một trung tâm nghiên cứu của DOE, nhằm đảm bảo chúng không rơi vào tay kẻ xấu.
Ảnh: NPR
Cả hai chuyên gia đã để máy dò phóng xạ và các đĩa nhỏ chuyên dụng, đựng hai chất phóng xạ plutoni và xezi giúp chuẩn hóa máy, phục vụ công tác nhận diện các vật liệu nguy hiểm, trong xe hơi của họ tại bãi đỗ xe, trong lúc dừng nghỉ qua đêm ở khách sạn Marriott, bang Texas giữa chuyến đi. Sáng hôm sau, họ phát hiện cửa kính xe hơi của mình đã bị đập vỡ và toàn bộ các túi đồ nói trên đã bị đánh cắp.
Hai chuyên gia đã ngay lập tứ báo cáo sự việc cho DOE và các quan chức liên quan. Tuy nhiên, các nhà điều tra đã không tìm thấy bất kỳ manh mối nào giúp làm sáng tỏ vụ trộm. Theo báo cáo của CPI, nơi xảy ra sự cố là một khu vực có tỉ lệ tội phạm cao.
Trả lời phỏng vấn kênh ABC vào thời điểm đó, Carlos Ortiz, phát ngôn viên cho Sở cảnh sát San Antonio cho hay, đây là một vụ đột nhập lấy cắp tài sản tinh vi. Trong đó, tại hiện trường không có dấu vân tay của thủ phạm. Không có camera giám sát hay nhân chứng nào giúp truy lùng nghi phạm.
Mặc dù nhà chức trách không công bố số lượng vật liệu phóng xạ bị mất, nhưng phát ngôn viên Phòng thí nghiệm Idaho Sarah Neumann nói, chúng cực ít, không đủ để chế tạo một quả bom nguyên tử. Thông thường, người ta phải cần tới hơn 3 kg plutoni hoặc 4 kg urani mới chế tạo được một đầu đạn hạt nhân thực sự.
Theo ông Ortiz, cảnh sát cuối cùng đã khép lại cuộc điều tra sự cố để tranh “săn tìm bóng ma”.
Video đang HOT
Song, điều đáng chú ý là, số vật liệu phóng xạ bị đánh cắp nói trên chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số vật liệu phóng xạ đã mất hoặc thất lạc ở Mỹ.
Theo thống kê của trang Daily Beast, do việc kiểm soát vật liệu nguyên tử kém thời chiến tranh Lạnh, Mỹ đã để thát thoát khoảng 6 tấn chất phóng xạ. Song, các chuyên gia tin, phần lớn chúng đang bị mắc kẹt đâu đó trong các đường ống, hệ thống lọc và máy móc tại các cơ sở sản xuất hoặc đơn giản bị thống kê sai.
Hồi đầu năm nay, Bộ Quốc phòng Mỹ nêu rõ “ngăn chặn việc thâu tóm trái phép vũ khí nguyên tử, vật liệu nguyên tử hoặc công nghệ liên quan” là một ưu tiên an ninh quốc gia của Mỹ. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ vấp phải rất nhiều chỉ trích về cách quản lý các vật liệu hạt nhân.
Năm 2009, tổng thanh tra DOE từng liệt kê ít nhất 0,5kg plutoni và 20,4kg urani làm giàu ở mức cao đang được lưu trữ an toàn. Trong khi thực tế không phải như vậy.
Năm 2011, DOE và các cơ quan khác khẳng định, họ không thể “kiểm soát hoàn toàn các vật liệu nguyên tử Mỹ ở nước ngoài”.
Tuấn Anh
Theo VNN
Bên trong khu thảm họa hạt nhân Nhật Bản, nơi robot không sống nổi
Những hình ảnh và video hé lộ cảnh tượng bên trong trái tim của nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nơi mức phóng xạ cao đến mức robot cũng không hoạt động được.
Theo Daily Mail, cảnh tượng được robot gắn camera cây gậy dài 15 mét, đưa vào trong lò phản ứng số 2 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Đây là nhà máy điện hạt nhân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa động đất vào sóng thần năm 2011.
Hình ảnh và video cho thấy năng lượng hạt nhân làm tan chảy các cột trụ, bức tường và trần nhà. Nước làm mát và các mảnh vỡ tạo thành một lớp dày tới 70cm trên mặt sàn.
Năng lượng hạt nhân rò rỉ làm tan chảy khu vực bên trong nhà máy Fukushima.
Quá trình phân tích lò phản ứng số 2 cho thấy có một số lỗ hổng gây rò rỉ phóng xạ. 7 năm sau thảm họa tại nhà máy Fukushima nhưng lượng phóng xạ vẫn còn rất lớn.
Con người không thể tiếp cận khu vực mà phải nhờ đến robot tự hành. Thậm chí tại một số khu vực bên trong nhà máy, robot không thể hoạt động hoặc bị hỏng hóc vì nồng độ phóng xạ vượt quá mức an toàn.
Tại một lò phản ứng, lượng Sievert (đơn vị đo liều bức xạ) lên tới 530/giờ, đủ để khiến một người trưởng thành tử vong ngay khi bị phơi nhiễm.
Nồng độ phóng xạ ở nhiều khu vực vẫn còn ở mức đặc biệt nguy hiểm.
Giáo sư Patrick Regan, chuyên gia về phóng xạ tại Đại học Surrey, Anh, nói chỉ 10 sievert thôi cũng đã có thể gây ra chết người. "Sievert là đơn vị đo mức độ hấp thụ phóng xạ của tế bào sống".
Nếu bị phơi nhiễm ở mức 10 sievert, hệ thần kinh của bạn sẽ ngừng hoạt động và bạn ngã xuống ngay lập tức, ông Regan nói.
Ở mức 1 sievert, bạn sẽ phải đối mặt với các triệu chứng nhiễm xạ không thể che giấu. 1 sievert sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ở các tế bào sống lên 5%.
Khi trận động đất kinh hoàng xảy ra, chỉ 3 trong số 6 lò phản ứng ở Fukushima hoạt động và tất cả đều được dừng hoạt động ngay lập tức.
7 năm trôi qua kể từ trận động đất, sóng thần lịch sử nhưng con người vẫn phải dựa vào robot để khám phá tình trạng của nhà máy.
13 thiết bị khẩn cấp được kíchthoạt để duy trì trạng thái làm mát ở các lò phản ứng. Nhưng khi sóng thần ập đến, nước khiến các thiết bị khẩn cấp này ngừng hoạt động.
Đó là lúc lò phản ứng hạt nhân bị quá nhiệt và gây ra tình trạng nóng chảy, rò rỉ phóng xạ ra ngoài.
Đó là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất của nhân loại kể từ vụ Chernobyl năm 1986.
Theo Danviet
Nhật Bản điều tra vụ thực tập sinh Việt Nam tố bị lừa dọn phóng xạ ở Fukushima Bộ Tư pháp Nhật Bản đang tiến hành điều tra vụ việc một thực tập sinh Việt Nam nói rằng bị lừa tham gia dọn phóng xạ ở Fukushima, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa hạt nhân năm 2011, hãng tin Japan Times cho biết. Fukushima bị ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa hạt nhân năm 2011. (Ảnh minh...