Bí mật “động trời” về nước cung cấp hàng xa xỉ cho Triều Tiên
Một uỷ ban của Liên Hợp Quốc chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi lệnh trừng phạt với Triều Tiên vừa phát hiện ra một bí mật “động trời”.
Theo đó, bất chấp lệnh cấm buôn bán đồ xa xỉ cho Bình Nhưỡng, họ đã phát hiện ra rằng, một vài chiếc xe limousine bọc thép đã được xuất khẩu sang Triều Tiên từ Mỹ và một lượng vàng từ Israel.
Cụ thể, có 4 chiếc li-mô Mercedes S-600 được phát hiện là đã sản xuất tại châu Âu, sau đó chuyển tới cảng New York, nơi chúng được bọc thép bởi một công ty mà chính phủ Mỹ giấu tên. Sau đó, những chiếc xe này chuyển tới Trung Quốc sau khi đi qua cảng Los Angeles.
Vấn đề đáng nói ở lô hàng này là một công ty vận chuyển, thuộc Chương trình an ninh phối hợp giữa hải quan Mỹ và lực lượng bảo vệ biên giới (C-TPAT), đã gỡ bỏ các bộ ắc-quy của xe để nó không bị liệt vào danh sách “hàng cấm”.
Công ty này sau đó đã yêu cầu nhà sản xuất Mỹ điền tên khách hàng là một công ty làm dịch vụ hậu cần ở Trung Quốc, tuy nhiên, trên thực tế, nó lại được chuyển đến Bình Nhưỡng. Bộ Tài chính và Bộ Công thương Mỹ đã từ chối công bố tên công ty tham gia vào phi vụ này.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Israel cũng bị phát hiện là nước vi phạm lệnh cấm vận Triều Tiên nhiều nhất khi chuyển khoảng 7 kg vàng trị giá 346.726 USD đến Bình Nhưỡng, mặc dù quốc hội nước này từng thông qua lệnh cấm buôn bán hàng xa xỉ với Triều Tiên vào hồi tháng 12/2015.
Một nhà cung cấp khác là Ấn Độ cũng đã bị phát hiện xuất khẩu nhiều kim loại quý sang cho Triều Tiên vào năm 2014. Thái Lan cũng đã xuất khẩu một lượng trang sức trị giá 10.984 USD và 5 phương tiện có giá trung bình 52.000 USD/chiếc.
Đan Khanh (theo RIA)
Theo_VnMedia
NASA lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa và thiết bị lên Trạm vũ trụ quốc tế
Nhiệm vụ của 3 công ty này là chuyển hàng hóa đến các trạm không gian, xử lý hàng hóa không cần thiết, kiểm tra và bảo vệ các hàng hóa từ ISS chuyển về NASA.
Trạm vũ trụ quốc tế Juno.
NASA đã chọn ra ba công ty tư nhân để cung cấp dịch vụ trong 8 năm tới lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Các công ty này sẽ vận chuyển hàng hóa và thiết bị lên ISS và trở về NASA vào cuối năm 2019.
Ba công ty được lựa chọn là SpaceX, Orbital ATK, và tập đoàn Sierra Nevada. Mỗi công ty sẽ phải hoàn thành ít nhất sáu nhiệm vụ tiếp tế hàng hóa lên ISS tới năm 2024.
NASA cho biết, "Trong hợp đồng dịch vụ tiếp tế thương mại (CRS-2), nhiệm vụ của 3 công ty này là chuyển hàng hóa đến các trạm không gian, xử lý hàng hóa không cần thiết, kiểm tra và bảo vệ các hàng hóa từ ISS chuyển về NASA".
NASA ký hợp đồng với Orbital để khởi động tàu vũ trụ đầu tiên năm 2014.
"Giá trị của các hợp đồng này là 14 tỷ đôla Mỹ tính từ năm 2016 đến năm 2024. NASA sẽ gửi nhiệm vụ khi cần thiết và tổng giá thanh toán theo hợp đồng sẽ phụ thuộc vào các loại hàng hóa được đặt", Tổng giám đốc NASA, ông Charles Bolden cho biết thêm.
Đây không phải là lần hợp tác đầu tiên giữa NASA với SpaceX và Orbital ATK. Cơ quan này đã làm việc với hai công ty trong nhiều năm. Nhưng vào năm ngoái đã xảy ra vụ nổ tên lửa do thanh chống thép có chất lượng kém được cung cấp bởi SpaceX.
Vụ nổ tên lửa, SpaceX đổ lỗi cho thanh chống thép yếu.
Năm nay, NASA tiếp tục trao cơ hội lần thứ hai cho hai công ty SpaceX và Orbital ATK. Theo đó, NASA cũng đã điều chỉnh lại các điều khoản trong bản hợp đồng so với trước đây, chẳng hạn như yêu cầu một số lượng nhất định các nhiệm vụ so với quy định cụ thể số lượng tấn hàng được chuyển giao như năm ngoái.
Hợp đồng này là một thành công đặc biệt lớn cho Tập đoàn Sierra Nevada và chiếc máy bay không gian thu nhỏ Dreamchaser của hãng. Dreamchaser được hy vọng sẽ trở thành chiếc "taxi" tiếp theo cho các phi hành gia.
LƯỜNG NĂM (theo RT)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hàng xa xỉ nhắm đến du học sinh Trung Quốc ở Mỹ Các thương hiệu xa xỉ phương Tây đang mong muốn đầu tư vào tài sản mới của những người Hoa giàu có, bằng cách chú ý đặc biệt vào các du học sinh Trung Quốc trên đất Mỹ. Ảnh: Reuters Theo Reuters, chiến lược chuyển trọng tâm vào các du học sinh Trung Quốc trên đất Mỹ đã tỏ ra có hiệu quả...