Bí mật động trời về “kẻ giấu mặt” trong vụ 11/9
13 năm sau vụ khủng bố, Mỹ vẫn giấu kín thông tin về “ kẻ giấu mặt” đã giúp đỡ bọn không tặc tấn công.
Ngày 11/9, nhân kỷ niệm 13 năm diễn ra vụ khủng bố chấn động nước Mỹ năm 2001, tờ Aljazeera có trụ sở ở Qatar cho hay vụ tấn công kinh hoàng này vẫn còn tồn tại một bí mật động trời rất ít người biết đến về ít nhất một quốc gia đã hậu thuẫn cho 19 kẻ không tặc tấn công nước Mỹ.
Một năm sau khi diễn ra vụ khủng bố đẫm máu đó, Ủy ban Tình báo Thượng viện-Hạ viện Mỹ đã thực hiện một bản báo cáo chính thức dày 28 trang về sự ủng hộ của chính phủ nước ngoài đối với những kẻ khủng bố, và cho đến nay báo cáo này vẫn chưa được giải mật. Hiện gia đình các nạn nhân vụ 11/9 đang cố gắng gây sức ép để chính phủ Mỹ công bố bí mật động trời trong một trong những thảm kịch khủng khiếp nhất nước Mỹ.
Nước Mỹ chấn động vì vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001
Trong bản báo cáo trên, phần nói về “sự hậu thuẫn của chính phủ nước ngoài” đã bị cựu Tổng thống George W. Bush xếp vào diện thông tin mật vì lý do an ninh quốc gia. Sau này, Tổng thống đương nhiệm Barack Obama đã từng hứa sẽ giải mật báo cáo này, tuy nhiên đến nay lời hứa đó vẫn chưa thành hiện thực.
Âm mưu hiểm độc
Video đang HOT
Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 là vụ tấn công tồi tệ nhất nhắm vào lãnh thổ nước Mỹ trong lịch sử, khi 4 chiếc máy bay bị bọn không tặc khống chế và cho lao vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới, Lầu Năm Góc và một cánh đồng ở Pennsylvania.
Vụ khủng bố này đã cướp đi sinh mạng của gần 3.000 người Mỹ chỉ trong một ngày, và cho đến nay, nhóm Liên hiệp Gia đình đòi Công lý trước Khủng bố (FUJAT) đại diện cho hơn 9.000 người thân của nạn nhân vẫn đang tiếp tục đấu tranh đòi lại công bằng cho những người đã thiệt mạng.
Gần 3000 người Mỹ đã thiệt mạng trong vụ tấn công
FUJAT cho rằng những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan không thể thực hiện được các vụ tấn công vào nước Mỹ nếu không nhận được nguồn hỗ trợ và tiền bạc dồi dào từ chính phủ nước ngoài, và họ muốn Mỹ phải công khai đưa “kẻ giấu mặt” đó ra trước ánh sáng.
Năm 2003, một nhóm gồm 46 thượng nghị sĩ Mỹ cũng đã tìm cách yêu cầu chính phủ giải mật bản báo cáo trên, tuy nhiên nỗ lực của họ đã thất bại một cách khó hiểu. Nhưng họ vẫn không từ bỏ nỗ lực của mình, và đến nay vẫn tiếp tục yêu cầu chính phủ công bố thông tin mật trên.
Thượng nghị sĩ Stephen Lynch tuyên bố: “Tôi cho rằng bản báo cáo 28 trang đó sẽ là một thông tin chấn động vì nó công khai quá trình lên kế hoạch, hỗ trợ tài chính cho vụ tấn công vào hôm đó, dù đó là các cá nhân, hay cơ quan chính phủ hay các đặc vụ của nước ngoài”.
Phần bị khuyết của lịch sử
Cho đến nay, chỉ có những nghị sĩ được Ủy ban Tình báo Thượng viện và Hạ viện Mỹ cho phép mới được tiếp cận với bản báo cáo trên. Sau khi được phê chuẩn, họ sẽ được các sĩ quan tình báo đưa tới một căn phòng được cách âm đặc biệt để đọc bản báo cáo mật dưới sự giám sát chặt chẽ của một nhân viên tình báo để đảm bảo rằng không thông tin nào được ghi chép lại. Bởi vậy, cho đến nay không hề có một chút thông tin nào trong báo cáo trên đến được với công chúng.
Kết quả điều tra về sự liên quan của chính phủ nước ngoài vẫn đang bị giữ kín
Nghị sĩ Thomas Massie, người từng được đọc bản báo cáo trên, nói rằng những thông tin mật trong đó là “vô cùng sốc”. Ông kể: “Cứ mỗi lần lật trang là tôi phải dừng lại để đỡ sốc, để có thể sắp xếp lại những điều mà tôi biết được về lịch sử 13 năm qua và những năm trước đó. Nó sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về mọi thứ”.
Theo Khampha
Mỹ tăng cường an ninh trước ngày tưởng niệm vụ 11/9
Nhà Trắng cho biết ngày 9/9, Tổng thống Barack Obama đã có cuộc họp với các quan chức an ninh cấp cao, rà soát các mối đe dọa khủng bố đồng thời chỉ đạo tăng cường công tác giám sát an ninh trong những ngày này tại các điểm công cộng, thành phố lớn trên phạm vi cả nước.
Cảnh sát Mỹ gác tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York hồi năm 2013.
Ở ngoài nước, nhân viên tình báo Mỹ trên toàn cầu được lệnh thường xuyên thông tin về trong nước và tăng cường giám sát diễn biến trên thế giới, đặc biệt tại các điểm nóng như Dải Gaza hay khu vực Trung Đông.
Trong khi đó, an ninh đã được siết chặt tại thành phố New York. Hàng trăm cảnh sát đặc nhiệm cùng với chó nghiệp vụ đã được huy động tới các nơi công cộng có đông người, trong khi các nhân viên an ninh ngầm cũng được triển khai.
Ngoài ra, cảnh sát cũng được trang bị phương tiện dò phóng xạ và các thiết bị công nghệ cao nhằm sẵn sàng phát hiện sớm các âm mưu tấn công.
Trong các thành phố của Mỹ, New York vẫn là mục tiêu hàng đầu của các nhóm cực đoan. Đây là nơi sẽ diễn ra nhiều hoạt động ngoại giao và văn hóa nổi tiếng trong tháng Chín như các cuộc họp của Đại Hội đồng Liên hợp quốc, lễ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công 11/9 và Giải quần vợt Mỹ mở rộng. Trong dịp này, lần đầu tiên Bảo tàng tưởng niệm các nạn nhân vụ 11/9 tại New York sẽ được mở cửa cho công chúng đến thăm.
Dự kiến trong ngày 10/9 (theo giờ Washington), Tổng thống Obama sẽ có bài phát biểu vê kê hoach đối phó với lưc lương IS trong thơi gian tới. Theo giới chức an ninh Mỹ, loạt biện pháp tăng cường an ninh được triển khai nhằm sẵn sàng ứng phó với sự đe dọa khủng bố phức tạp nhất từ các nhóm phiến quân cực đoan.
Khác với những năm trước, nước Mỹ đang phải đối mặt mối đe dọa lớn hơn từ nhiều tổ chức phiến quân mang tư tưởng của tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaeda, có nguồn tài chính dồi dào với các tay súng thiện chiến, nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, trong đó có các phần tử người nước ngoài.
Theo Vietnam
Trộm máy bay dân sự Libya để tấn công khủng bố như vụ 11.9 Những tay súng Hồi giáo cực đoan đã trộm hàng loạt máy bay dân sự ở Libya hồi tháng 8.2014. Các cơ quan tình báo phương Tây cảnh báo các tay súng này sẽ dùng những máy bay dân sự này tiến hành tấn công khủng bố, như kiểu 11.9, ở khắp Bắc Phi trong tháng 9 này. Một máy bay bị hư...