Bí mật dòng sông sâu nhất thế giới
Sông Congo chảy qua 10 nước, “cõng” 40 nhà máy thủy điện và đổ qua khu rừng lớn thứ 2 thế giới.
Lượng nước khổng lồ
Sông Congo từng được gọi là sông Zaire từ năm 1971 – 1997, sau này được đặt theo tên nước Cộng hòa Congo ở Trung Phi. Sông có chiều dài 4.700 km, là một trong những con sông có lưu vực và lưu lượng nước lớn nhất thế giới. Mỗi giây có tới hơn 35.000 m3 nước đổ ra Đại Tây Dương, tương đương lượng nước của hơn 13 bể bơi tiêu chuẩn Olympic. Dòng sông sâu đến nỗi không có con số đo đạc chính xác. Đây là một con sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất ở châu Phi. Các nhà khoa học tính toán rằng toàn bộ lưu vực sông Congo chiếm 30% tiềm năng thủy điện trên thế giới. Tiềm năng này có thể cung cấp đủ lượng điện cho tất cả những khu vực hạ Sahara.
Có 2 dòng sông Congo
Vùng thượng nguồn sông có chiều dài 4.023 km, cấu thành một trong những dòng sông lười nhất thế giới, mềm mại chảy qua Trung Phi. Dòng chảy của sông rất ổn định. Do sông dài nên luôn có mùa mưa quanh năm ở bất cứ vùng nào dọc lưu vực sông. Sông chảy qua tổng cộng 10 nước. Congo còn đổ qua một khu rừng nhiệt đới rất lớn, đây là khu rừng lớn nhất châu Phi và lớn thứ 2 thế giới chỉ sau rừng Amazon.
Sông Congo là con sông sâu nhất thế giới, có những đoạn sâu 228 m.
2 thủ đô gần nhau
Cho tới nửa triệu năm trước đây, sông Congo đổ ra một hồ lớn cách đại dương 362 km. Hai bên bờ sông là thủ đô Kinshasa và Brazzaville của 2 nước chia cắt bởi dòng sông. Đây là 2 thủ đô gần nhau nhất trên thế giới, không tính Rome và Vatican. Từ khúc này, sông Congo chảy với tốc độ rất nhanh về phía biển.
Không có đồng bằng
Video đang HOT
Hầu hết các dòng sông trên thế giới đều tạo ra những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ. Tuy nhiên, sông Congo đổ ra Đại Tây Dương qua một kênh hẹp, có những đoạn sâu hơn 228 m. Con sông này còn được biết đến với một hẻm núi dài 120 km được mệnh danh là “ Cánh cửa địa ngục”. Những khúc ghềnh cheo leo khó đoán khiến cả những tay chèo lão luyện nhất cũng khó lòng di chuyển được. Dòng chảy của sông còn tạo nên những con thác kỳ vĩ. Dọc sông có tới 40 nhà máy thủy điện hoạt động, trong đó lớn nhất là đập thủy điện thác Inga.
Sông có hệ sinh vật vô cùng độc đáo.
Dòng chảy nhanh có thể làm tăng tốc độ tiến hóa
Các nhà sinh học thích vùng hạ lưu sông Congo. Đây là nơi đầu tiên họ tìm thấy những cộng đồng sinh vật được chia cắt không phải bởi núi hay đại dương, mà bởi những dòng chảy của sông. Ở đoạn này, sông rộng chưa tới 1,6 km, có những loài cá hoàn toàn mới đang phát triển. Đây là nơi có những loài sinh vật độc đáo hơn bất cứ nơi nào trên trái đất.
Theo Zing News
Những tuyến đường dựng tóc gáy nhất hành tinh (phần 2)
Những con đường chết chóc lấy đi hàng nghìn sinh mạng mỗi năm do địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt cùng nạn cướp bóc dọc đường.
Đường Old Yungas, Bolivia: Con đường nối từ rừng Amazon ở miền bắc tới thủ đô của nước này còn được mệnh danh là đường Tử Thần. Đường rộng 3,6 m, một bên là núi đá, một bên là vực sâu 600 m. Tuyến đường Bắc Yungas chạy men theo dãy núi Cordillera Oriental, được xây dựng từ thập niên 1930, mỗi năm lấy đi hơn 200 mạng người trong các tai nạn rơi xe tải, xe khách và xe bus.
Đường cao tốc Karnali, Nepal: Con đường dài 250 km ở Himalaya, phía tây Nepal được coi là cung đường chết chóc với 50 người thiệt mạng mỗi năm. Mặt đường bẩn, lầy lội và nguy hiểm đến mức ngay cả xe đạp cũng ngần ngại khi đến đây. Ảnh: Wagle.
Đường cao tốc Atlantic Road, Na Uy: Con đường thuộc quốc lộ 64, nối liền hai thị trấn cổ kính, với 8 cây cầu nhỏ bắc qua các hòn đảo. Các cây cầu được thiết kế với dáng cong độc đáo, có khả năng chịu tác động của bão và sóng biển. Đây được coi là một trong những con đường có cảnh đẹp nhất châu Âu.
Cầu sông Vitim, Siberia: Nhiều người tưởng rằng cây cầu có tên gọi là Victim (nạn nhân), do nổi tiếng là một trong những cung đường đáng sợ nhất thế giới. Tuy nhiên, chưa có tai nạn nào được ghi nhận trên cây cầu này. Mặc dù vậy, ít người dám lái xe qua cây cầu siêu cổ, chỉ đủ rộng cho một chiếc ôtô đi qua. Cầu không có lan can mà chỉ có băng giá phủ trên tấm gỗ mục, trông như có thể sụp bất cứ lúc nào.
Đường hầm Guoliang, Trung Quốc: Con đường dài 1,2 km, rộng 4 m được 13 người dân địa phương đào xuyên qua vách đá trên núi Taihang ở Trung Quốc. Nhiều người trong số họ đã thiệt mạng trong thời gian 5 năm làm đường. Đường hầm có 30 ô "cửa sổ" cắt vào đá với các kích thước và hình dạng khác nhau.
Cao tốc James Dalton Highway, Alaska: Đường dài 666 km, là con đường duy nhất nối khu khai thác dầu Artic Sea với các khu dân cư. Mùa đông là thời điểm khó khăn nhất đối với các tài xế do gió mạnh và băng giá cùng các khúc cua uốn quanh lưng núi hình chữ N.
Commonwealth Avenue, Philippines: Điều trớ trêu là con đường này không ở trên núi, dưới nước hay có những khúc cua chết người mà lại là con đường đô thị dài 12 km, có khúc rộng đến 18 làn xe chạy. Tuy nhiên, với người dân địa phương, đây được gọi là "Con đường giết người" do có hàng nghìn người thiệt mạng tại đây mỗi năm. Điều này là hậu của của lưu lượng giao thông quá tải cùng hệ thống thoát nước kém khiến đường bị ngập nặng trong các cơn bão.
Federal Highway 1, Mexico: Con đường dài 1.600 km dọc bán đảo Baja ngày ngày oằn mình cõng những chiếc xe tải, container hạng nặng vận chuyển hàng hóa đến các làng mạc, thị trấn heo hút. Con đường hẹp chỉ có 2 làn đường ngoằn ngoèo như con rắn cuốn quanh các sườn núi và vách đá ven biển. Ảnh: Foxnews.
Đèo Nanga Parbat, Pakistan: Con đường dài 16 km còn có tên gọi Fairy Meadow, nằm ở độ cao 3.048 m so với mực nước biển. Phần lớn đường không hề được nâng cấp hay sửa chữa trong hàng trăm năm qua. Độ rộng của con đường chỉ vừa đủ cho chiếc Jeep. Khúc cuối chỉ có thể đi bộ hoặc xe đạp, bên đường không có hàng rào bảo vệ hay lực lượng cứu hộ.
BR-116, Brazil: Con đường mang biệt danh "đại lộ tử thần" dài 4.345 km có tình trạng rất tồi tệ và ít được bảo dưỡng. Tuy nhiên, điều gây nguy hiểm nhất là thời tiết bất ổn cùng những đoạn dốc đứng khúc khuỷu gây ra hàng loại tai nạn, chưa kể các băng cướp đóng dọc con đường xuyên qua những vùng dân cư đói nghèo.
Đèo Stelvio, Italy: Nằm ở độ cao 2.757 m trên dãy Alps, đèo Stelvio là một trong những con đường có cảnh đẹp ngoạn mục nhất thế giới. Tuy nhiên, đây là con đường khó nhằn cho các phương tiện với những sườn dốc dựng đứng và 48 đoạn đường hẹp tới mức không đủ cho một chiếc xe tải đi qua. Vào mùa đông, con đường đầy băng giá trơn trượt, chỉ một sai lầm nhỏ có thể khiến xe bay qua vách đá.
Cao tốc Kabul-Jalalabad, Afghanistan: Nằm trên "thung lũng Chết chóc" của lãnh thổ Taliban, con đường cao tốc quanh hẻm núi Kabul từ Jalalabad tới Kabul dài 65 km hẹp và quanh co. Đường luôn chật cứng những chiếc xe tải quá khổ lái bạt mạng.
Theo Zing News
Những thiên đường trần gian chưa từng có người đặt chân tới Mặc dù khoa học kỹ thuật rất phát triển và con người có thể kiểm tra từng góc trên trái đất, vẫn còn có nhiều nơi mà con người chưa thể đặt chân tới. Núi Matawi Tepuy, Venezuela cao 2.680 m và dài 3 km. Theo tiếng địa phương, "Tepuy" nghĩa là nhà của Chúa. Ảnh: Sputniknews. Thác nước Honokohau ở Maui cao...