Bí mật đau đớn đằng sau sự chi ly, tiết kiệm của chồng
Anh không muốn tôi chi tiêu thiếu kiểm soát, chấp nhận để tôi oán trách vì mong muốn tiết kiệm, chắt cóp được chút nào hay chút ấy lo cho mẹ con tôi sau này. Tim tôi như chết lặng khi nghe từng lời anh nói. Hóa ra tôi chỉ là kẻ vô tâm, chồng tôi mang bạo bệnh gần 3 năm trời mà tôi chẳng hay biết.
Cho dù làm ra tiền nhưng chưa khi nào chồng để tôi mua sắm, hay tiêu tiền vào bất cứ việc gì anh cho là không cần thiết. Hàng tháng, anh chỉ đưa cho tôi một số tiền nhất định để chi tiêu, sinh hoạt gia đình, ngoài ra còn cho 2 mẹ con một khoản nho nhỏ gọi là để mua sắm. Và đương nhiên, những thứ tôi mua dù là cho con hay cho bản thân cũng phải được anh thông qua thì mới được. Thành thực mà nói, chưa khi nào tôi nói muốn mua quần áo, mĩ phẩm hay giày dép mà anh từ chối, chỉ là những lần đó anh khuyên tôi lựa những món khác rẻ tiền hơn. Nhiều lúc như vậy, tôi cảm thấy chán nản, nói không cần nữa thì anh mừng ra mặt. Tôi mua thứ gì cũng phải xin phép anh, nếu không anh sẽ nổi giận lôi đình. Nhớ khi đang mang bầu, tôi đi cùng bạn, mua 1 chiếc váy bầu, về nhà anh hỏi tôi phải nói dối là bạn tặng.
Rồi hôm sau, vô tình trong lúc nói chuyện, tôi để lộ là mình mua. Anh cáu giận xé tan chiếc váy, rồi cấm tôi đừng bao giờ có hành động tương tự. Sau lần đó, như mất hẳn đam mê mua sắm, tôi chỉ mua những thứ tối cần thiết cho mình, ngoài ra không mua thêm bất cứ thứ gì. Khi có con, khoản chi tiêu mà chồng đưa để mua sắm, tôi chẳng dùng gì cho bản thân mà dành hết cho con, nên thành ra nhìn bề ngoài chẳng ai biết mẹ con tôi thiếu thốn là gì.
Hàng tháng chi tiêu hạn hẹp nên tôi cũng phải khéo léo lắm trong chợ búa cơm nước mới đủ tiền. Thực lòng tôi thấy mệt mỏi vô cùng với cuộc sống mà luôn bị thao túng, bị chồng kiểm soát chi tiêu. Không hẳn anh kiểm tra hàng ngày việc chợ búa của tôi nhưng thỉnh thoảng nhìn đến sổ chi tiêu, anh vẫn yêu cầu tôi giải trình những khoản chưa hợp lý. Những lúc vậy tôi như phát khóc, muốn thét vào mặt anh rằng “tôi mệt với việc đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành của anh lắm rồi” nhưng tôi lại chẳng giám vì mẹ con tôi đang sống phụ thuộc vào anh và tôi đã nghỉ làm từ khi sinh con.
Video đang HOT
Gần đây thỉnh thoảng anh lại mua quần áo, mỹ phẩm tặng tôi
Trái với việc chặt chẽ trong chi tiêu với vợ thì việc đối nội, đối ngoại anh rất hào phóng. Anh sẵn sàng mua quà cáp, đồ đạc sang trọng tặng bố mẹ hai gia đình mỗi lần về chơi nhà. Nên chẳng ai tin khi tôi nói, anh tính toán, keo kiệt và chặt chẽ. Tôi cảm thấy chồng mình như người hai mặt. Đã nhiều lần tôi hỏi lý do thì anh trả lời rằng, những thứ không cần thiết thì không nên phung phí. Và đương nhiên, anh cũng làm theo tiêu chí đó. Cả năm anh chỉ mua sắm vài bộ quần áo mới, còn lại chỉ dùng toàn đồ từ thời thanh niên.
Xin được nói thêm rằng, chồng tôi lương khá cao tầm 40 triệu/ tháng và cũng giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc gia đình. Anh luôn trông con, tắm cho con khi tôi bận nấu cơm, thậm chí làm việc nhà hộ tôi khi tôi còn cho con ăn…nên ngoài trừ sự chặt chẽ, chi li trong chi tiêu thì chẳng có gì đáng ca thán. Gần đây, anh đột nhiên thay đổi thói quen đó, anh đưa cả thẻ lương cho tôi nói mẹ con muốn ăn gì thì mua, muốn mặc gì cũng tùy ý sắm đừng ngại. Ngoài ra, thỉnh thoảng anh lại mua quần áo, mỹ phẩm tặng tôi. Sự thay đổi của anh khiến tôi ngạc nhiên và vô cùng vui mừng. Tuy chưa hỏi lý do nhưng tôi đoán, anh hiểu được sự gò bó mà tôi phải chịu nên muốn bù đắp cho quãng thời gian qua. Tôi nghiễm nhiên nhận sự quan tâm, săn sóc của anh mà chẳng chút mảy may suy nghĩ.
Hôm vừa rồi, anh đề nghị cả gia đình đi chụp ảnh kỷ niệm nhân dịp con gái tôi tròn 2 tuổi. Sau khi chụp ảnh xong anh đưa mẹ con tôi đi chơi khắp nơi trong khu vui chơi, những nơi mà trước đây anh nói là xa xỉ, phung phí. Lúc về nhà, anh đưa tôi quyển sổ tiết kiệm 800 triệu mà nói, đây là tất cả những gì anh có thể làm cho hai mẹ con. Tôi hãy giữ lấy sau này lo cho con, còn anh chắc không lo nổi cho hai mẹ con nữa. Tôi nghe xong như chết lặng, nước mắt lã chã rơi, tưởng đó chỉ là trò đùa tinh quái của anh. Nhưng những điều tôi vừa nghe là sự thật. Anh nói anh bị ung thư gan, đã phát hiện sau khi cưới 3 tháng. Nhưng anh không muốn tôi hoảng loạn, mất tinh thần nên im lặng. Anh không muốn tôi chi tiêu thiếu kiểm soát vì mong muốn tiết kiệm được chút nào hay chút ấy. Anh chấp nhận để tôi oán trách, chỉ mong có thể chắt cóp lo cho mẹ con tôi sau này. Tim tôi như chết lặng khi nghe từng lời anh nói. Hóa ra tôi chỉ là kẻ vô tâm, chồng tôi mang bạo bệnh gần 3 năm trời mà tôi chẳng hay biết. Tôi chỉ biết ngồi đó mà trách móc, hờn dỗi khi bị anh kìm hãm sở thích… chồng tôi từ chối không chữa bệnh suốt 3 năm qua để tiết kiệm cho mẹ con tôi 800 triệu. Suốt mấy tháng qua thấy chồng mệt mỏi, gầy rộc đi nhưng tôi cũng chẳng màng, chỉ tin vào những lời anh nói do công việc nhiều nên căng thẳng…tôi cầm cuốn sổ tiết kiệm mà khóc không thành lời, chỉ biết quỳ sụp xuống chân mà xin anh vì mẹ con tôi hãy đi chữa bệnh. Nhưng anh nói, bác sĩ bảo bệnh không chữa khỏi được, chỉ có thể kéo dài thời gian thôi. Tôi một mực từ chối, yêu cầu anh vào viện ngay hôm sau. Bác sĩ nói, bệnh của anh đã giai đoạn cuối, vì tinh thần anh lạc quan, tư tưởng thoải mái mới có thể kéo dài đến hôm nay. Sau hôm đó, chồng tôi gầy và yếu đi nhiều. Rồi anh ra đi sau khi tôi biết việc 2 tuần.
Đến nay đã gần 3 tháng, từ khi chồng tôi mất, nhưng tôi không nguôi trách mình là kẻ ích kỷ, vô tâm. Nhiều lúc tôi tự nghĩ giá như anh đừng ôm đau đớn, bệnh tật một mình mà để tôi chia sẻ thì anh sẽ sống lâu hơn. Giá như anh đừng làm theo ý mình, bắt tôi phải tiết kiệm thì đã không có chuyện tôi hờn giận, trách móc, cuộc sống của anh sẽ vui vẻ hơn rất nhiều. Có biết bao điều giá như trong đầu tôi khi chồng không còn nữa. Nhưng tôi vẫn áy náy duy nhất một điều, giá như tôi hiểu chồng để đừng trách, đừng hờn anh thì tốt biết bao.
Theo Emdep
Hũ tiền tiết kiệm nhỏ và những giấc mơ lớn
Tôi chẳng nhớ nổi hộp tiền tiết kiệm đầu đời của mình đã dành để làm gì. Có lẽ tôi phải bắt đầu lại.
Hôm nọ tôi đến nhà vợ chồng người bạn, thấy trên bàn học của bé Bi, đứa con 7 tuổi của anh chị có một lọ thủy tinh bên trong toàn tiền lẻ. Lọ tiền tiết kiệm thì hầu như đứa bé nào trên đời cũng có, từ thuở xa xưa nuôi con heo đất có lông mi dài thượt cong vút cho đến sau này là những hộp thiếc có khóa, rồi những hình thù tinh xảo làm bằng đủ mọi chất liệu từ gỗ đến sứ đến pha lê. Nhưng điều đặc biệt của chiếc lọ thủy tinh đựng tiền tiết kiệm ấy là, bên ngoài nó có dán một nhãn giấy đề rằng "Để Bi đi khắp thế giới". Nét chữ trẻ con tròn trặn, viết trên một tờ giấy tập rồi cắt xén bo tròn cẩn thận ấy truyền tải bao nhiêu là mộng ước.
Tôi có sở thích hơi tọc mạch, đó là hay hỏi những đứa bé mình gặp "Con để dành tiền làm gì?". Câu trả lời tôi nhận được luôn thật thú vị. Con để dành tiền để mua sách cho bạn vùng xa - vì mẹ bé luôn nói với con rằng bạn vùng xa không có tiền mua sách đọc như con. Con để dành tiền phụ ba mẹ mua nhà - vì gia đình bé còn phải ở nhà thuê. Con để dành tiền để đón bà ngoại lên ở chung - vì bà ngoại chỉ thích ở quê, nhưng mỗi lần cháu hỏi ngoại ơi sao không vào thành phố ở với con, thì ngoại lại đùa "ngoại lên đây ai nuôi ngoại?!". Con để dành tiền để lớn lên đi sửa mũi - vì ai cũng trêu bé có cái mũi tẹt lét...
Bé Bi, khi nghe tôi hỏi câu hỏi ấy, đã nhẫn nại giải thích nguyên xi như lời viết trên nhãn giấy "Để Bi đi khắp thế giới". Tôi hỏi tới, bố mẹ cô bé kể rằng sinh nhật năm ngoái, anh chị tặng nó một quyển Atlas cho thiếu nhi. Bi đã dùng bút khoanh tròn những địa danh mà con bé nghe thấy vui tai, kiểu như Morocco, Suriname, Tuvalu, Vanuatu... và quả quyết rằng "lớn lên con sẽ đi mấy chỗ này". Bố mẹ Bi bảo nếu muốn như vậy, con phải tiết kiệm tiền từ bây giờ. Thế là con bé xin một cái hũ, dán nhãn lên và bắt đầu nhịn ăn kem, nhịn mua kẹp tóc.
Tôi nhìn những tờ tiền lẻ trong lọ thủy tinh của Bi, tự hỏi còn bao nhiêu năm nữa con bé mới phát hiện ra số tiền trong hũ thủy tinh - nếu cứ tiết kiệm đều đều cái đà này - chẳng mua nổi một góc chặng bay vòng quanh thế giới. Hoặc có thể chưa đến ngày đó thì con bé đã bỏ cuộc, bắt đầu chuyển hướng để dành tiền mua những thứ mà nó nghĩ rằng quan trọng hơn, ví dụ smartphone, vé đi Hàn Quốc xem thần tượng... Nhưng sao lòng cứ mong những ngày tháng thần tiên với mộng ước chân thành này của Bi sẽ kéo dài ra mãi.
Mỗi bình tiết kiệm của bọn trẻ có một câu chuyện trong veo đằng sau, mà nếu không hỏi, mình sẽ chẳng bao giờ biết. Lớn lên, rồi chúng sẽ có những sổ tiết kiệm, những tài khoản gửi vàng, ngoại tệ cho những mục đích khác lớn lao hơn, nhưng câu chuyện đằng sau nó chắc sẽ khó thuyết phục một cách tự nhiên như cái bình tiết kiệm thuở chúng còn thơ trẻ, chỉ thành tâm vì một mục đích duy nhất: làm cho ai đó hạnh phúc (bao gồm cả chính bản thân chúng).
Tôi chẳng nhớ nổi hộp tiền tiết kiệm đầu đời của mình đã dành để làm gì. Có lẽ tôi phải bắt đầu lại.
Theo Guu
Lương 30 triệu/tháng, bạn gái vẫn chê không có tương lai Mấy tháng gần đây tôi không tiết kiệm được đồng nào, thu nhập khoảng 30 triệu tháng nào cũng hết sạch. Tôi 30 tuổi, có công việc ổn định và thu nhập cũng khá ở một công ty nhỏ do mấy anh em tự mở. Tôi gặp em vào mùa thu năm ngoái, lúc đầu tôi cũng không có ấn tượng gì nhiều...