“Bí mật” đằng sau sự cam chịu của mẹ chồng
Rồi cuối cùng tôi cũng hiểu sâu thẳm sự cam chịu của mẹ chồng.
Mẹ chồng tôi từng là một cô gái đẹp. Nét đẹp thời thanh xuân sau chừng ấy năm vẫn hiển hiện trên gương mặt và vóc dáng thành thị của mẹ. Nhưng trái với cái vóc dáng thanh mảnh, sang trọng và “sung sướng” ấy, mẹ chồng tôi là một người đàn bà cam chịu nhất mà tôi từng biết.
Một lời của bố chồng tôi có sức nặng ngàn cân. Bà một mực nghe theo. Mọi công việc trong gia đình, bà một mình lo toan, thậm chí bà vẫn hàng ngày cần mẫn chăm sóc mẹ chồng già yếu đã 90 tuổi và chỉ nằm một chỗ. Có những tháng ngày con cháu đẻ muốn nhờ bà trông cháu mà bà ngại ông, sợ không có ai chăm sóc mẹ chồng, bà lại nói khó mong con thông cảm. Con dâu nào hiểu được lòng bà thì tha thứ, ai không hiểu được thì hậm hực bà mãi. Chỉ cần bố chồng bảo “bà đi thì ai chăm mẹ!”, là tự khắc mẹ chồng lại ở nhà mà không hề có một giải pháp khác là ông trông mẹ thay bà đi chăm cháu.
Ảnh minh họa.
Trong khi đó, bố chồng tôi vẫn còn khỏe. Ông vẫn đi dự các hội nghị. Ông không vắng mặt trong các việc làng, việc phố. Nhưng nhất định việc nhà, ông không động tay để mình bà xoay sở như bao năm vẫn vậy.
Ông gia trưởng, đến giờ cơm là phải chuẩn, lệch dù chỉ 10 phút ông cũng sẵn sàng to tiếng. Mẹ chồng tôi lại răm rắp nghe lời. Có nhiều lúc, là con dâu tôi từng góp ý với mẹ chồng những mong mẹ chồng có một cuộc sống thoải mái hơn. Nhưng bà chỉ bảo “nếp nhà bao năm nay vậy rồi mà con!”.
Có lần bà nội chồng tôi ho, đúng lúc đó mẹ chồng tôi lại đi sang hàng xóm. Ông về nhà, thấy mẹ mình ho mà không có vợ kề bên chăm sóc. Cả buổi tối đó mặc cho bà giải thích, ông ra lệnh “giới nghiêm”: “Bà không có quyền đi đâu hết khi mẹ chồng ốm. Bà đi ra ngoài, lỡ có việc gì thì ân hận cả đời!”. Về thăm bố mẹ chồng hôm ấy, mà tôi thấy vừa thấy thương vừa thấy bức xúc thay cho mẹ chồng.
Video đang HOT
Lần căng thẳng nhất mà tôi chứng kiến là dịp Tết, mẹ chồng tôi muốn về giỗ bên nhà ngoại, bố chồng tôi không đồng ý cũng với lý do “bà đi thì ai chăm mẹ!”, khiến lần đó cũng là lần đầu tiên tôi thấy bà chảy nước mắt. Tôi hiểu trong sâu thẳm, mẹ chồng tôi buồn biết nhường nào. Nhưng chỉ giây phút ấy, ngày hôm sau mọi chuyện lại như bình thường trong sự nhún nhường, cam chịu vốn có của mẹ chồng tôi.
Rồi lần đó bố chồng tôi đổ bệnh, mẹ chồng lại một mình chăm sóc cả mẹ chồng mình và chồng mình. Bà nhanh nhẹn nhưng không giấu được sự tất bật. Rồi bà bảo: “Cuộc sống gia đình nhiều lúc nghĩ cũng thật lạ. Bắt đầu bằng tình yêu rồi sống với nhau ở nghĩa tình là chính. Nhiều khi ký ức là cái gì đó vững vàng giúp ta bấu víu trong hiện tại. Bố con ngày xưa là người cưu mang mẹ, từng giúp mẹ và gia đình nhà ngoại qua cơn hoạn nạn. Sau này tính cách bố con thay đổi do có phần bất mãn với mọi thứ xung quanh, những thất bại trong sự nghiệp nên sinh tính cách như vậy. Nhưng những lúc giận nhất, mẹ chỉ nghĩ về những điều tốt của ông ấy đã từng làm cho mẹ mà thấy mọi thứ nhẹ nhàng đi qua. Cuộc sống gia đình là thế, nhẫn nhịn và hiểu nhau, thấu cảm mới là yêu thương!”.
Và tôi thêm hiểu, trong sự cam chịu hy sinh của mẹ chồng là cả một trái tim bao dung và những điều hướng thiện ấm áp.
Phương Nghi
Theo giadinh.net.vn
Mới về nhà chồng đã phải nấu 8 mâm cỗ, dâu mới giận dỗi nhưng cách xử lý của mẹ chồng mới đáng phục bội phần
Thấy tôi ngạc nhiên, bà cười nói: "Bên nhà con cho thế nào, mẹ cũng cho như vậy. Còn đây là mẹ cho thêm để hai đứa làm vốn".
Lúc đến với chồng, tôi có đôi phần lo sợ. Vì chồng tôi rất nghe lời mẹ. Có thể nói, trong mắt chồng tôi, mẹ lúc nào cũng là số 1. Cho nên tôi rất sợ khi có chuyện xảy ra, tôi sẽ là người phải chịu thiệt.
Chồng tôi thường khen mẹ anh biết cách sống và có được lòng tin từ nhiều người khác. Lúc trước tôi chưa từng kiểm chứng nên nghĩ anh đang khen mẹ thái quá. Nhưng rồi gặp gỡ và tiếp xúc, tôi cũng có chút cảm nhận về mẹ chồng.
Điển hình như hôm chúng tôi tổ chức hôn lễ. Nhà chồng tôi có điều kiện, trái ngược hoàn toàn với gia đình tôi. Thành ra bố mẹ tôi cứ cảm thấy thua kém nhà trai. Lúc lên trao cho tôi 5 chỉ vàng, mẹ tôi cứ ngượng ngùng sợ nhà trai cho nhiều quá thì nhà mình lép vế.
Tôi nghe mẹ chồng nói mà cảm thấy bà đúng là người khéo ăn ở. Ảnh minh họa: Internet
Vậy mà mẹ tôi lên trao vàng xong, mẹ chồng cũng chỉ lên trao có 5 chỉ. Tôi tưởng bà cho bấy nhiêu thôi, ai ngờ đến tối, bà mới lên phòng đưa cho tôi một cuốn sổ tiết kiêm 200 triệu. Thấy tôi ngạc nhiên, bà cười nói: "Bên nhà con cho thế nào, mẹ cũng cho như vậy. Còn đây là mẹ cho thêm để hai đứa làm vốn".
Tôi nghe mẹ chồng nói mà cảm thấy bà đúng là người khéo ăn ở. Bà không muốn nhà tôi bị chê cười nên đã cố tình làm vậy. Đúng là không phải người nào cũng có suy nghĩ sâu sắc được như thế.
Sau chuyện ngày hôm nay, tôi càng cảm thấy phục mẹ chồng hơn. Chuyện là giỗ bố chồng tôi, mẹ chồng tôi có mời khách khứa đến ăn và nhân tiện ra mắt con dâu với anh em họ luôn. Xưa nay tôi không biết nấu ăn, thế mà sáng ra mẹ chồng đã gọi dậy sớm bảo chuẩn bị đồ nấu cho 8 mâm cỗ.
Nghe đến con số 8 mâm mà tôi suýt ngất. Bình thường nấu cơm cho cả nhà, tôi phải loay hoay cả tiếng không xong. Giờ nấu 8 mâm thì chẳng biết mò mẫm đến khi nào. Mặc dù tôi cũng dậy đi chợ nhưng trong lòng thì chẳng vui chút nào. Thậm chí lúc nấu ăn, tôi còn băm chặt thật to tiếng để mẹ chồng biết mình đang cực khổ.
Mặc dù tôi cũng dậy đi chợ nhưng trong lòng thì chẳng vui chút nào. Ảnh minh họa: Internet
Thấy tôi loay hoay, mẹ chồng liền xuống bếp nói: "Con đứng ra một bên, nhìn mẹ làm đây này". Thế rồi bà xắn tay áo rồi làm từng việc một cho đến khi đồng hồ điểm đến 11 giờ trưa. Vậy là chỉ 4 tiếng đồng hồ, mẹ chồng tôi đã nấu xong 8 mâm cỗ. Tôi thì chỉ loanh quanh làm mấy việc vặt vãnh.
Đến lúc ăn cơm, mọi người khen đồ ăn ngon. Tôi đang ngồi tẩn ngẩn vì xấu hổ thì mẹ chồng liền lên tiếng: "Con dâu tôi làm hết đấy, khổ thân dậy từ sớm đi chợ". Mẹ chồng tôi nói bằng giọng tự hào chứ không hề móc mỉa chút nào. Vậy là mọi người quay sang khen tôi và nói bao nhiêu năm nay, mẹ chồng tôi vẫn tự tay làm hết mọi việc. Bây giờ có con dâu nên bà được đỡ đần đi rất nhiều.
Bản thân tôi thấy có lỗi với mẹ chồng vì đã cư xử không phải. Sau khi khách khứa về hết, tôi hỏi mẹ chồng tại sao bà lại nói vậy. Mẹ chồng tôi điềm đạm nói anh em họ rất để ý dâu mới, vì thế bà muốn tôi gây được thiện cảm với người nhà chồng.
Nghe mẹ chồng nói, tôi càng phục bà hơn. Đúng là chồng tôi nói không sai chút nào. Mẹ anh không những khéo léo mà còn rất có tâm. Tôi sẽ học mẹ chồng để có thể có được những đức tính khiêm nhường, chăm chỉ ấy của bà.
Ngọc Trinh
Theo phunusuckhoe.vn
Không có đàn ông chung thủy, chỉ có đàn ông chưa tìm được người phụ nữ tốt hơn để thay thế Phụ nữ đừng dại dột tin rằng tình cảm là bất biến trường tồn, là sống chết vì nhau. Đàn ông chung thủy khi chưa có cơ hội ngoại tình và khi chưa tìm được người đàn bà nào tốt hơn để thay thế. Khi chưa tìm được mối nào tốt hơn để thay thế, người ta gọi đó là lòng chung thủy...