Bí mật đằng sau những chiếc mặt nạ đàn ông phong độ, mạnh mẽ
Bạn đừng thấy các đấng mày râu đi hiên ngang ngoài kia, nói năng dõng dạc mà so sánh với chồng mình, để rồi nén một tiếng thở dài: “Thế mới là đàn ông chứ!”. Thực ra những người bạn gặp đó đang đeo cái mặt nạ, cố làm ra vẻ đàn ông đấy thôi.
Không ít người tưởng rằng đàn ông chỉ cần vợ nhất khi họ có nhu cầu chăn gối. Có người còn nghĩ là đàn ông huyênh hoang, hời hợt, không có chiều sâu tình cảm như phụ nữ. Hàng ngày họ giao tiếp với những đàn ông đi đứng hùng dũng, nói năng dứt khoát ra vẻ đàn ông, lại nghĩ đến chồng mình sao mà chán thế. Nhưng bạn nên biết rằng những anh chàng bạn gặp hàng ngày đang đeo cái mặt nạ đàn ông đấy thôi.
Quanh năm suốt tháng đàn ông cứ phải lên gân lên cốt cho ra vẻ ta đây là tu mi nam tử, đội trời đạp đất ở đời cho nên làm đàn ông nhiều khi cũng mệt mỏi lắm. Từ lúc sinh ra cho đến lớn lên, chú bé nào cũng đã phải mang cái gánh nặng tâm lý rằng mình là “thằng con trai”.
Đàn ông chịu nhiều áp lực khi lúc nào cũng phải làm bờ vai vững chắc. Ảnh minh họa
Nếu có lúc nào cảm thấy sợ hãi một tí, đã nghe mẹ mắng: “Con trai mà nhát thế!”. Bị oan ức tức muốn chết, lỡ có tủi thân oà khóc lại nghe:”Con trai mà lại khóc nhè à?”. Thế là lại phải nín ngay. Con gái khóc chẳng sao, có khi còn được khen là con bé nó “tình cảm” nhưng con trai khóc, đích thị là hèn yếu.
Đến khi lập gia đình, người vợ nào chả đòi hỏi chồng phải có bờ vai vững chãi để làm chỗ dựa. Ngờ đâu cái mà họ muốn dựa vào có khi còn mềm hơn cả chính họ và nhiều lúc cũng muốn dựa vào họ.
Video đang HOT
Bạn cứ để ý khi chồng đi làm về, nếu anh ấy huyên thuyên khoe với bạn những sự thông minh tài giỏi của anh ta ngoài xã hội, nào là mắng cho thằng này một trận, nói thằng kia một câu rất đau mà nó không biết, nó ngu mà cứ tưởng là nó hơn mình, chính là mong tìm được từ vợ một sự cảm phục đấy thôi, chính vì anh ta đang thiếu cái đó.
Đôi lúc chàng như một đứa trẻ hiếu kỳ, nói toàn những chuyện vá trời lấp biển khiến bạn chỉ nghe đã thấy mệt nhưng hãy cố mà chia sẻ với anh ta. Nếu khi chàng bước vào ngưỡng cửa gia đình với dáng vẻ ủ rũ, mỏi mệt, hỏi không buồn nói chính là khi anh ta thất bại trên đường đời hay gặp một gì uất ức. Giá mà đàn ông khóc được thì có lẽ đã nhẹ bớt đi vì trong trái tim họ cũng đầy nước mắt nhưng cứ phải kìm lại không cho nó trào ra. Lúc ấy, đối với họ, người vợ tốt phải là người … mẹ hiền.
Một lần tôi nói chuyện với một người đàn ông mới bị mất việc do anh ta làm hỏng cái gì đó và bị chủ sa thải. Tôi động viên anh đừng buồn, cuộc đời ai chẳng có những thăng trầm, tôi tin là thế nào anh cũng tìm được công việc mới thích hợp. Anh chia sẻ, giá mà vợ tôi hiểu được như anh. “Cô ấy cho là tôi bất tài, thiếu trách nhiệm lại ba hoa khoác lác nên họ không ưa”.
Mấy hôm nay anh ta đang đi tìm việc, mang lá đơn đi mỏi cả chân mà chưa tìm được việc gì hợp lý, cảm thấy chán lắm rồi. Hóa ra suốt cả tuần nay anh vẫn sáng đi chiều về như người đi làm chỉ vì không muốn vợ biết là mình đang thất nghiệp.
Định kiến luôn cho rằng chỉ phụ nữ mới được phép khóc. Ảnh minh họa
Đàn ông có lúc cũng thích làm nũng chẳng khác trẻ con đâu. Dù ở lứa tuổi nào họ vẫn cần sự cảm thông, vỗ về yêu thương của vợ. Suy cho cùng, sinh vật nào chả thế, tu mi nam tử gì đi nữa cũng là con người trước khi là đàn ông. Bạn đừng thấy các đấng mày râu đi hiên ngang ngoài kia, nói năng dõng dạc mà so sánh với chồng mình, để rồi nén một tiếng thở dài: “Thế mới là đàn ông chứ!”. Thực ra những người bạn gặp đó đang đeo cái mặt nạ, cố làm ra vẻ đàn ông đấy thôi.
Cho nên nếu về đến nhà, chồng bạn quẳng chiếc “mặt nạ đàn ông” đi và hiện nguyên hình một con người mềm yếu trước vợ thì bạn ơi, bạn là người hạnh phúc nhất đấy. Chứng tỏ anh ấy rất tin yêu vợ và đánh giá bạn rất cao. Nhưng nếu lúc ấy bạn lại trách cứ anh ta cái gì đó chẳng khác gì gây gổ với anh ta, thì chắc chắn chàng lại vội vàng đeo ngay cái mặt nạ vào, lại nói năng hung hăng, vung vẩy chân tay trông ra vẻ … hoành tráng.
Nhưng lên gân lên cốt như thế anh ta mệt lắm đấy bạn ạ. Chỉ muốn có một bàn tay mềm mại vỗ về và sẽ đáng tiếc vô cùng nếu bàn tay ấy không phải là ban mà lại là bàn tay của người phụ nữ khác anh ta tìm được ở đâu đó.
Theo danviet.vn
Chấp nhận chồng ngoại tình, nữ doanh nhân nhận cái kết bất ngờ
Tôi không muốn chồng ngoại tình với những người là hàng xóm, vậy mà anh tái phạm.
Tôi năm nay 50 tuổi. Sau hơn 20 năm kết hôn, vợ chồng tôi tạo lập được công ty và một số tài sản là nhà đất. Hai đứa con, một trai, một gái đã học đại học, đứa ra trường đi làm.
Chồng tôi có nhu cầu chăn gối rất cao, anh cũng là người làm kinh tế giỏi, yêu thương vợ con và chiều tôi hết mực. Mấy năm nay, tôi bị bệnh phụ khoa, không thể đáp ứng nhu cầu của chồng.
Tôi khuyên anh nên đi giải quyết nhu cầu bên ngoài. Điều tôi yêu cầu ở anh là không được cặp với những cô sống gần nhà, bạn bè chung của cả hai. Tôi không muốn chuyện gia đình mình bị người ta bàn ra tán vào.
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu anh không tái phạm. Cô gái ấy trẻ hơn anh 20 tuổi, sống cách nhà tôi mấy căn, từng ly hôn. Tôi biết chuyện là do anh thú nhận. Lúc đó, tôi rất giận, nói mọi chuyện cho bố mẹ và các con biết.
Anh hối hận, mong tôi tha thứ, hứa sẽ bỏ cô kia nhưng tôi không thể. Tôi đã làm đơn ly hôn gửi cho tòa.
Nhiều lần, tòa đã đưa vụ án của tôi ra hoà giải nhưng lần nào anh cũng tìm lý do để được vắng mặt. Vị thẩm phán cũng khuyên tôi nên cho anh cơ hội.
Bản thân tôi vẫn còn tình yêu với chồng. Chính tôi cũng không muốn mất người chồng như anh. Anh như hôm nay cũng một phần do tôi. Nhưng nghĩ đến chuyện anh vi phạm, rồi qua lại với các cô gái, tôi rất giận.
Mấy hôm nay, nhìn anh rất buồn. Anh nói, còn yêu tôi rất nhiều và không muốn mất gia đình. Anh với cô kia cũng không còn qua lại nữa. Nói rồi anh khóc, quỳ dưới chân tôi xin tôi đừng ly hôn.
Các con tôi đều mong mẹ tha thứ cho bố. Bây giờ, tôi không biết làm sao cả. Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Theo vietnamnet.vn
Đến tuổi 35, người ta sợ nhất điều gì? Cả cuộc đời, con người luôn chạy trốn trong những nỗi sợ... Những tưởng công việc, gia đình, cuộc sống mọi thứ ngày càng vươn tới trên đỉnh cao, đâu có ai ngờ ẩn sâu trong đó là một mối tơ vò. Ở tuổi 15, con người ta lo sợ những kì kiểm tra bị điểm kém, về nhà sợ bị bố mẹ mắng, đến lớp sợ bị thầy cô giáo chê... Ở tuổi 20,...