Bí mật đằng sau loại bia đắt đỏ nhất thế giới
Chai bia đến từ nhà sản xuất Allsopp’s Arctic Ale hơn 140 năm tuổi sở dĩ có giá thành cao không chỉ vì chất lượng mà vì mang trong mình giá trị lịch sử.
Bia là một trong những đồ uống có cồn đã tồn tại xung quanh chúng ta hàng ngàn năm. Nhưng món đồ uống như sâm panh, rượu vang thường được cho là đồ cao cấp với giá cao ngất ngưởng hơn bia nhiều lần. Dù vậy, vẫn có một số loại bia tuổi đời lâu hơn, nổi tiếng hơn và giá thành rất cao, ai cũng muốn nắm giữ.
Chai bia hơn 140 năm tuổi, có tên là Allsopp’s Arctic Ale đã được mệnh danh là bia đắt nhất thế giới. Chai bia có giá 504.200 USD, tương đương khoảng 12,5 triệu đồng. Cuộc đấu giá trên ebay có khoảng 157 lượt đặt mua, người cuối cùng sở hữu không tiết lộ tên là người trả giá cao nhất.
Câu chuyện về chai bia đắt nhất thế giới bắt đầu từ một người đàn ông ở Oklahoma mua lại từ người bán ở Massachusetts, Mỹ vào năm 2007 với giá 304 USD, tương đương khoảng 7,5 triệu đồng.
Thức uống là một hiện vật lịch sử, chai bia có giá cao ngất ngưởng không hẳn vì chất lượng của nó. Chai bia đi kèm với chú thích viết tay, có thêm chữ ký của Percy G. Bolster, ông đã nhận chai bia vào năm 1919.
Ghi chú viết tay có nói rằng bia được ủ theo một cách đặc biệt phục vụ trong chuyến thám hiểm vùng cực. Được biết, bia là một món đồ trong kho dự trữ đưa đến Bắc Cực vào năm 1852 do Edward Belcher dẫn đầu trong một cuộc tìm kiếm Sir John Franklin và thủy thủ đoàn nhà thám hiểm này.
Đó là chuyến thám hiểm của hai con tàu HMS Erebus và HMS Terror ở tây bắc Passage, một tuyến đường giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương qua Biển Bắc Cực.
Video đang HOT
HMS Erebus và HMS Terror bắt đầu chuyến đi đầy hi vọng, phấn khởi nhưng tiếc rằng cả hai không bao giờ quay trở lại. Những người cứu hộ sau này đến để tìm hiểu về vụ việc đã đặt chai bia đặc biệt trong kho dự trữ.
Tại sao chai bia lại đặc biệt đến vậy? Edward Belcher yêu cầu nhà máy bia Allsopps sản xuất ra thứ bia phù hợp với khí hậu lạnh giá ở Bắc Cực. Do vậy, nhà máy đã tạo ra một số thùng bia đặc biệt, cung cấp riêng cho các con tàu đi đến vùng lạnh.
Nhờ hàm lượng cồn cao gần 10,2% nên bia gần như không bị đông khi ở vùng lạnh như Bắc Cực. Nó có màu nâu, hương vị hạt dẻ, quá trình lên men không được tiết lộ nhưng rất cầu kỳ và đạt sự pha trộn hoàn hảo.
Chai bia người đàn ông ở Oklahoma mua lại năm 2007 thuộc về những thùng bia ra đời sớm nhất vào năm 1852. Điều này khiến nó trở thành bia hiếm nhất trên thế giới.
Phát hiện hài cốt màu đỏ 2.000 tuổi, lộ bí mật kinh hoàng
Trong cuộc khai quật bãi biển cũ của Herculanem, Italy các chuyên gia đã tìm thấy một bộ hài cốt màu đỏ khoảng 2.000 tuổi. Kết quả kiểm tra hé lộ bí mật bất ngờ.
Suốt nhiều thập kỷ qua, các nhà khảo cổ đã tiến hành một số cuộc khai quật tại thị trấn Herculanem, Italy và có những phát hiện quan trọng. Trong số này, họ tìm thấy một bộ hài cốt màu đỏ khoảng 2.000 tuổi.
Kết quả nghiên cứu bộ hài cốt có màu đỏ đặc biệt này hé lộ những bí mật bất ngờ. Cụ thể, các nhà nghiên cứu cho hay, bộ hài cốt thuộc về một người đàn ông qua đời khi khoảng 40 - 45 tuổi.
Người đàn ông này là một trong hàng ngàn người thiệt mạng trong thảm kịch núi lửa Vesuvius phun trào dữ dội vào năm 79 sau Công nguyên.
Thảm kịch núi lửa này đã chôn vùi một vùng rộng lớn ở La Mã. Trong đó, toàn bộ thị trấn Pompeii ở gần núi lửa Vesuvius bị nhấn chìm trong tro bụi núi lửa khổng lồ. Người dân Pompeii biến thành những "bức tượng sống" với đủ tư thế: người đang ngủ, người đang làm việc, người đang chạy trốn.
Không những vậy, các thị trấn xung quanh, bao gồm Herculaneum cũng bị tàn phá nghiêm trọng khi núi lửa Vesuvius phun trào.
Bộ hài cốt màu đỏ được phát hiện ở Herculaneum được các chuyên gia xác định có thể là một người cố gắng chạy trốn khỏi thảm họa núi lửa Vesuvius.
Theo các chuyên gia, người đàn ông này đã gần như trốn thoát vì đã ở sát mép biển hoặc cũng có thể là một người lính đến giải cứu người dân.
Về lý do khiến bộ hài cốt có màu đỏ, các chuyên gia cho hay màu sắc này đến từ máu của người đàn ông. Người bị có cái chết đầy đau đớn khi bị một mái nhà gỗ rơi trúng đầu làm vỡ hộp sọ.
Sau đó, hơi nóng từ dòng dung nham đỏ rực khi núi lửa Vesuvius phun trào cùng tro bụi, đất đá đã chôn vùi người đàn ông này.
Do máu bị khô lại, đọng trên bộ hài cốt như một chất thuốc nhuộm đáng sợ giữ nguyên trạng thái sau gần 2.000 năm bị chôn vùi khiến thi hài có màu đỏ như vậy.
Phiến đá phủ bụi ngàn năm mở toang bí mật Ai Cập cổ đại Phiến đá nhìn có vẻ "tầm thường" này, thực tế lại là cổ vật quan trọng bậc nhất đối với khảo cổ học và Ai Cập học. Phiến đá Rosetta được tìm thấy khi quân đội của Napoleon đang đào nền móng của một pháo đài ở Rosetta, nay là El-Rashid, Ai Cập. Phiến đá là chìa khóa để giải mã hệ thống...