Bí mật đằng sau cuộc bỏ phiếu “dân chủ” ở Hồng Kông
Các nhà lập pháp Hồng Kông thân Bắc Kinh đã nhận bàn thua cay đắng trong cuộc bỏ phiếu thông qua đề xuất cải cách bầu cử diễn ra hôm 18-6 chỉ vì phối hợp với nhau không ăn ý.
Nhà lập pháp Hồng Kông thân Bắc Kinh – bà Regina Ip bật khóc vì sự thất bại trong cuộc bỏ phiếu. Ảnh: SCMP Pictures
Hôm 18-6, Hội đồng Lập pháp Hồng Kông tổ chức cuộc bỏ phiếu sớm để quyết định hình thức bầu đặc khu trưởng vào năm 2017. Chỉ có 37/70 nghị sĩ của cả hai phe ủng hộ dân chủ và thân Bắc Kinh tham dự.
Kết quả bỏ phiếu xác định chiến thắng thuộc về phe “ô vàng” (một trong các biểu tượng của cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông hồi năm ngoái) với 8 phiếu thuận, 28 phiếu chống và 1 phiếu trắng.
Phe thân Bắc Kinh có thể đã không thất bại thảm hại nếu các nghị sĩ của phe này phối hợp ăn ý. Ngay khi cuộc bỏ phiếu chuẩn bị bắt đầu, nghị sĩ thân Bắc Kinh Jeffrey Lam đề nghị dời thời điểm bỏ phiếu lại 15 phút nhưng không được chủ tịch hội đồng Jasper Tsang chấp thuận.
Video đang HOT
Các nhà lập pháp thân Bắc Kinh trả lời họp báo sau thất bại hôm 18-6. Ảnh: Reuters
Trong một động thái gây bất ngờ, hàng loạt nhà lập pháp ủng hộ Bắc Kinh đứng dậy và rời khỏi phòng họp, bước ra ngoài, chỉ còn lại 8 thành viên bên trong. Sau này, nghị sĩ Abraham Shek cho biết việc 8 thành viên đó ở lại là 1 sai lầm bởi lẽ ra tất cả phe thân Bắc Kinh phải tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Nhưng họ vô tình để lại một lượng thành viên vừa đủ để cuộc bỏ phiếu có thể tiếp tục diễn ra.
“Điều đó không đúng như kế hoạch mà chỉ là một sự cố. Có thể những người đó không hiểu những gì chúng tôi đang làm” – ông Shek phân trần.
Theo hãng tin Reuters, lý do nghị sĩ Jeffrey Lam muốn dời thời điểm bỏ phiếu là do một đồng nghiệp khác của họ tên Lau Wong-fat đang bị bệnh. Mọi người hy vọng chờ ông Lau quay lại để tăng cường lực lượng.
Kết quả thất bại nêu trên chắc chắn khiến chính phủ Trung Quốc không hài lòng. Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh sau đó phủ nhận các nhà lập pháp thân Bắc Kinh bị dao động, trong khi nhóm nghị sĩ này cho biết họ đã gặp một phó giám đốc của Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông để giải thích nguyên nhân rời khỏi phòng bỏ phiếu.
P.Nghĩa (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Hồng Kông phủ quyết gói cải cách bầu cử của Trung Quốc
Cuộc bỏ phiếu sớm ngày 18.6 của Hội đồng lập pháp Hồng Kông đã phủ quyết gói cải cách bầu cử theo đề nghị từ phía Trung Quốc, tờ South China Morning Post (Hồng Kông) đưa tin.
Phe phản đối dự luật cải cách bầu cử do Trung Quốc đề nghị tập trung trước trụ sở Hội đồng lập pháp Hồng Kông ngày 18.6 - Ảnh: Reuters
Chỉ có 37 trong tổng số 70 thành viên của Hội đồng lập pháp Hồng Kông tham gia cuộc biểu quyết, trong đó 8 nghị sĩ bỏ phiếu đồng thuận với gói cải cách bầu cử theo đề nghị từ Trung Quốc, 28 nghị sĩ bỏ phiếu chống và một không bỏ phiếu.
Theo kế hoạch, phải đến ngày 19.6 các nghị viên Hồng Kông mới tiến hành bỏ phiếu biểu quyết thông qua dự luật cải cách bầu cử mà Trung Quốc đề nghị hồi tháng 8.2014, với nội dung cho phép người dân Hồng Kông trực tiếp chọn ra Đặc khu trưởng vào năm 2017, nhưng chỉ gói gọn trong 2 hoặc 3 ứng cử viên do hội đồng 1.200 người, bị cho là thân Bắc Kinh, thẩm định.
Kết quả cuộc bỏ phiếu khiến phe phản đối dự luật tại Hồng Kông vui mừng. Họ gọi đó là "chiến thắng của nền dân chủ", "sự khởi đầu mới". Trong khi đó, phe đồng thuận, được cho là thân Bắc Kinh, ngay lập tức lên tiếng kêu gọi loại bỏ "phe dân chủ" ra khỏi Hội đồng lập pháp Hồng Kông.
Nhiều tờ báo lớn của Trung Quốc đe dọa việc phủ quyết dự luật có thể sẽ khiến Hồng Kông "phải đối mặt với các trở ngại về kinh tế", theo Reuters.
Hàng trăm người của cả 2 phe phản đối và đồng thuận đã đổ xuống đường, gây nên không khí khá căng thẳng, tuy nhiên chưa có vụ đụng độ lớn nào xảy ra.
Như vậy, với quyết định phủ quyết đề nghị cải cách bầu cử từ phía Bắc Kinh, chức vụ Đặc khu trưởng Hồng Kông sẽ tiếp tục được chọn theo mô hình lâu nay, tức do Ủy ban Bầu cử gồm 1.200 thành viên bầu chọn.
Hữu Đạt
Theo Thanhnien
Phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông lan sang Macau Người dân tại Macau (Trung Quốc) bắt đầu tham gia một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải tổ bầu cử lãnh đạo tại đặc khu hành chính này, bất chấp Bắc Kinh phản đối kịch liệt. Du khách ngồi trước Di tích Thánh đường Thánh Paul tại Macau - Anh: AFP Macau, nơi được mệnh danh là thiên đường...