Bí mật đằng sau cơ chế “điện thoại đỏ” giữa Nga và Mỹ
Cách đây hơn 50 năm, Mỹ và Nga (khi đó là Liên Xô) đã nhất trí thiết lập một đường dây liên lạc “ nóng” giữa hai nước mà giới truyền thông gọi là “Điện thoại đỏ”. Những căng thẳng gần đây giữa Washington và Moscow đã gợi lại những bí mật đằng sau cơ chế liên lạc đặc biệt này.
“Điện thoại đỏ” được đưa vào sử dụng từ đầu những năm 1960 (Ảnh: NBC News)
Mặc dù được gọi là “Điện thoại đỏ” song cơ chế liên lạc đặc biệt giữa Nga và Mỹ hoàn toàn không thông qua một chiếc điện thoại nào. Thực chất đây là một đường dây điện tín, fax và truyền các tin nhắn được mã hóa giữa Lầu Năm Góc và điện Kremlin.
Tuy nhiên, vai trò của “Điện thoại đỏ” mang tính chất khẩn cấp: tránh các nguy cơ chiến tranh giữa hai cường quốc hạt nhân là Mỹ và Nga.
Được thiết lập cách đây hơn nửa thế kỉ nhưng không mấy khi “Điện thoại đỏ” được sử dụng. Hồi tháng 10 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã sử dụng cơ chế này cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin về cáo buộc Moscow đứng đằng sau vụ tin tặc tấn công và can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Ông Obama đã gửi thông điệp của mình bằng email thông qua đường truyền vệ tinh tuyệt đối an toàn.
Cho đến nay, Mỹ đã đưa vào sử dụng một hệ thống đường dây nóng mới nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào nước này. Những điện thoại này được vận hành bởi Bộ Tư lệnh phòng không lục địa Mỹ.
Đường dây nóng giữa Washington và Moscow chính thức đi vào hoạt động từ năm 1963. Hệ thống này bao gồm máy đánh chữ và các máy giải mật mã, giúp các biên dịch viên Mỹ và Nga có thể giải được những thông điệp của bên kia. Các máy điện tín của Mỹ được đặt tại Lầu Năm Góc và vẫn còn ở đó đến tận ngày nay.
Video đang HOT
Tin nhắn đầu tiên được gửi từ Washington tới Moscow vào ngày 30/8/1963 với nội dung: “Con cáo nâu nhanh nhẹn nhảy qua lưng chú chó lười biếng 1234567890″. Tin nhắn này được coi là phép thử sự chính xác của hệ thống bởi nó bao gồm tất cả các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh và các chữ số.
Trải qua thời gian, hệ thống này đã được nâng cấp với nhiều công nghệ tiên tiến như vệ tinh, máy fax, máy tính và thư điện tử. Mục đích của việc này là truyền tải thông tin nhanh hơn song không sử dụng lời nói do tránh hiểu nhầm.
Lyndon Johnson là Tổng thống Mỹ đầu tiên sử dụng “Điện thoại đỏ” để liên lạc với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Alexei Kosygin vào năm 1967. Tin nhắn của ông Johnson đề cập đến việc Mỹ triển khai không quân đến Trung Đông trong “Cuộc chiến 6 ngày”.
Bốn năm sau, Tổng thống Richard Nixon đã sử dụng đường dây điện tín để liên lạc với người đồng cấp Liên Xô Leonid Brezhnev. Năm 1973, ông một lần nữa sử dụng “Điện thoại đỏ” trong chiến tranh Yom Kippur khi Ai Cập và Syria cùng chống lại Israel.
Tổng thống Jimmy Carter chỉ sử dụng đường dây trên một lần trong năm 1979 khi Liên Xô tham gia cuộc chiến tranh tại Afghanistan. Trong khi đó, Tổng thống Ronald Reagan được cho là sử dụng hệ thống này rất thường xuyên, không chỉ trong những tình huống khẩn cấp.
Chiến tranh Lạnh kết thúc không có nghĩa “Điện thoại đỏ” hết công dụng. Hệ thống này tiếp tục được nâng cấp dưới thời chính quyền Tổng thống Obama. Đến nay, Washington và Moscow vẫn thường xuyên thử nghiệm hệ thống này.
Việc Tổng thống Obama sử dụng “Đường dây đỏ” để cảnh báo về cáo buộc tin tặc Nga can thiệp chiến dịch bầu cử Mỹ đã cho thấy tính chất nghiêm trọng của vụ việc.
Nhật Minh
Theo NBC News
Putin điều 55.000 lính áp sát biên giới Ukraine, sẵn sàng cho chiến tranh?
Tổng thống Vladimir Putin vừa huy động thêm 55.000 binh sĩ tới tập kết tại biên giới của Nga và Ukraine nhằm phô trương sức mạnh và dằn mặt nước láng giềng trong bối cảnh Ukraine bắt đầu tập trận bắn tên lửa gần bán đảo Crimea.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu tới giám sát một cuộc tập trận quân sự ở khu vực Leningrad ngày 3.3.2014
Với lệnh tăng quân đột ngột và quy mô trên, Nga hiện triển khai 62.500 quân ở biên giới với Ukraine. Trước đó, Điện Kremlin duy trì 7.500 quân tại biên giới Nga - Ukraine. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Ihor Dolhov đã thông báo về động thái trên với chính phủ ở Kiev.
Động thái trên của Nga diễn ra trong bối cảnh Ukraine bất chấp các cảnh báo trước đó từ Điện Kremlin tổ chức tập trận bắn tên lửa gần bán đảo Crimea trên Biển Đen.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Liga.net, ông Dolhov xác nhận: "Hiện Nga đã huy động thêm khoảng 55.000 binh sĩ gần biên giới Ukraine. Trước đó, sự hiện diện của quân đội chính quy Nga trên biên giới với Ukraine đã tăng từ 5.000 binh sĩ lên 7.500 binh sĩ. Tại Crimea, con số này là 23.000 quân, trong đó có 9.000 binh sĩ đóng trên biên giới hành chính".
Theo Unian, cũng có thông tin về việc triển khai binh sĩ ở biên giới Belarus - Ukraine. Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo về kế hoạch gửi thêm số lượng binh sĩ gấp 80 lần tới Belarus trong năm 2017.
Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý - động thái bị Ukraine và các nước phương Tây phản đối gay gắt.
Hôm nay 1.12, Ukraine đã bắt đầu tập trận bắn tên lửa gần biên giới với Crimea. quân đội nước này thông báo.
Ukraine đã bắt đầu tập trận bắn tên lửa gần bán đảo Crimea.
"Các vụ phóng tên lửa đã bắt đầu và mọi thứ đang diễn ra theo đúng kế hoạch", ông Vladimir Kryzhanovsky, người phụ trách phát ngôn với báo chí của quân đội Ukraine cho hay.
Ông này cũng tuyên bố rằng, các tên lửa của Ukraine sẽ tiếp cận khu vực cách không phận Crimea 30 km.
Trong khi đó, các tàu Nga thuộc Hạm đội Biển Đen đóng ở các vị trí về phía tây của bán đảo Crimean để đảm bảo phòng không cho lãnh thổ Nga, theo hãng tin RIA Novosti.
Theo Danviet
Nguy cơ chiến tranh: Lộ kế hoạch Putin trả đũa NATO mở rộng quân sự Một thượng nghị sĩ Nga cảnh báo, Tổng thống Vladimir Putin sẵn sàng khởi động một hệ thống tên lửa hạt nhân để trả đũa nỗ lực mở rộng quân sự của NATO. Tổng thống Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả việc NATO mở rộng quân sự đến trước cửa nhà Nga Tuần trước, ông Putin tuyên...