Bí mật đằng sau bó hoa hồng mỗi sáng thứ bảy chồng mua
Tôi không muốn phải dày vò trong những suy nghĩ vẩn vơ nữa? Nhưng không hiểu sao lời nói của chị bán hàng hoa cứ đâm vào trí óc tôi, bám riết lấy, không thể nào dứt ra được.
Cưới nhau 5 năm, chưa một lần chồng tôi mua hoa tặng vợ. Đã 5 lần qua ngày cưới, ngày lễ Valentine, ngày sinh nhật…, tổng cộng đã trên dưới 20 lần như thế kể từ khi cưới nhau. Chồng tôi lúc nào cũng cắm cảu khi tôi hỏi đến hoa, hay quà. Hồi trước tôi còn thấy buồn, nhưng lâu dần tôi dần chấp nhận như vậy.
Chỉ thấy lòng mình đầy tiếc nuối cái thời được yêu thương, được săn đón. Đôi lúc tủi thân khi nhìn thấy bạn bè có người tặng hoa nhân ngày sinh nhật. Bạn tôi dù 2 vợ chồng vẫn vay mượn ngân hàng, thế nhưng ngày kỷ niệm nào chồng cũng chu đáo, ở xa thì điện hoa, ở gần thì quà cáp.
Tôi nào có đòi hỏi gì nhiều nhặn đâu, một vài bông hoa, không cần phải bó làm gì cho mất tiền giấy gói. Thế mà năm nào cũng như năm nào. Chồng tôi làm nhân viên cho một công ty nước giải khát. Hai vợ chồng công việc ổn định, cũng có nhà riêng. Nhưng thật lòng tôi lúc nào cũng thấy buồn, không khí gia đình sao ngột ngạt, phải chăng tôi đòi hỏi ở chồng mình nhiều quá?
Cưới nhau được 1 năm tôi không còn nhận ra người đàn ông đang sống cùng mình nữa. Chẳng bao giờ anh quan tâm hay chia sẻ điều gì. Nhiều lúc tôi cũng muốn kể anh nghe chuyện này chuyện nọ, nhưng câu chuyện chưa kịp bắt đầu anh đã nạt ngang: “Sao em lắm chuyện thế. Buôn từ đầu xóm đến cuối xóm cả ngày không chán à?”. Nhưng kể cả tôi kể chuyện con mình, anh cũng chẳng muốn nghe. Lúc đầu tôi còn hào hứng chia sẻ, lâu dần tự mình nói, tự mình nghe. Thôi thì để trong lòng cho yên ổn, nói ra lại rước họa vào thân.
Vợ chồng đi làm cả ngày chỉ gặp nhau vào chiều tối, anh chưa bao giờ quan tâm hay phụ giúp tôi trông con hoặc nấu nướng, chăm sóc nhà cửa. Dù đi làm về sớm hơn tôi, nhưng hôm nào anh cũng nằm dài trên sô pha, tìm cho ra kênh truyền hình phù hợp rồi dán mắt vào đó. Nhiều lần bực bội tôi cũng lên tiếng giận hờn, anh nạt nộ rồi lấy xe đi mất.
Suốt ba năm chung sống anh chưa từng tặng cho vợ một món quà dù là nhỏ nhất. Những ngày lễ, đến chỗ làm thấy mấy chị khoe cùng nhau, chồng mình tặng cái này cái nọ, hay hẹn hò vi vu đâu đó, tôi tủi thân đến phát khóc. Nhiều lần nằm cùng nhau tôi cũng nói bóng gió xa gần, nào ngờ anh nạt: “Điên, ba cái trò trẻ con đó cũng làm, để tiền làm việc khác”. Nghe anh nói như vậy tôi đành im lặng để khỏi tranh cãi.
Chẳng lẽ là vợ chồng thì chết dần mọi cảm xúc yêu thương. Sống chung với nhau như hai cái bóng vậy thôi? (Ảnh minh họa)
Tôi cứ tưởng chồng mình là người khô khan nhưng sự việc hôm trước khiến tôi không thể nào ngờ được. Tuần trước, em gái anh tổ chức sinh nhật, cũng là buổi tiệc em ấy ra mắt bạn trai. Tôi gọi cho anh sau giờ làm ghé qua siêu thị đón tôi, sẵn tiện đem luôn đồ mà mẹ chồng nhờ mua hộ. Trên đường đi tôi bảo anh ghé tiệm hoa mua tặng em bó hoa ly trắng. Anh dừng xe để tôi vào bên trong một mình. Chị bán hàng khá vui vẻ và nhanh miệng.
Chị vồn vã: “Trời, đó là ông xã của chị sao? Chị thật hạnh phúc, tuần nào cũng được chồng mua hoa về tặng”. Vừa chọn hoa cho tôi chị lại nói tiếp: “Bình thường chị thích hồng nhung sao hôm nay lại mua ly?”. Tôi hoang mang nhìn chị rồi lại nhìn chồng không hiểu sao chị lại nói câu đó.
Video đang HOT
Những bó hồng nhung ấy rốt cuộc anh tặng cho ai? (Ảnh minh họa
Tôi hỏi lại chị thì chị khẳng định chắc chắn là không nhìn nhầm người: “Ối trời, khách hàng ruột của tôi mà, lúc nào anh ấy chả mua hoa hồng?”. Rồi dường như nhìn thấy sự bối rối của tôi, chị lảng đi: “À, anh này có cái nốt ruồi to như thế trên mặt, chắc tôi nhầm người rồi. Sao có người giống nhau thế không biết”.
Anh đứng ngoài không nghe được câu chuyện. Ngồi sau lưng anh tôi miên man rất nhiều suy nghĩ. Chồng tôi có bao giờ tặng hoa cho mình đâu. Tôi tự an ủi mình, biết đâu chị bán hàng nhìn nhầm người. Nhưng cả đêm tôi vẫn không ngủ được, sáng sớm hôm sau tôi trở lại tiệm hoa, đứng từ xa nhìn.
Linh cảm đàn bà mách bảo tôi là chị ta không nói dối. Có nhiều điều ở chồng mà từ trước tới nay tôi cứ ù cạc bỏ qua.
Sáng thứ bảy tôi đi làm trước anh, tôi muốn kiểm chứng xem những gì mình nghe có đúng không. Vậy mà những gì chị bán hoa nói là sự thật. Anh ghé tiệm mua một bó hồng nhung rất lớn. Tôi có kiềm chế để không nhấc điện thoại gọi hỏi anh. Thế nhưng nhịn không được buổi chiều tôi gọi cho anh: “Hôm nay kỉ niệm ngày cưới của mình, chiều về anh có thể mua tặng em bó hoa được không”. Vậy mà anh nạt tôi trong điện thoại: “Cô dở hơi hả? Cô có biết một bó hoa bao nhiêu tiền không, cô nên để tiền đó mua cái gì cho chồng con ăn không tốt hơn sao? Với lại tối nay tôi về muộn”. Tôi chết điếng cả người. Anh không nhớ ngày cưới, anh có mua hoa nhưng không phải cho tôi.
Vậy thì bó hoa ấy đi đâu?
Chồng tôi vẫn còn cảm xúc để yêu đương, nhưng người đó không phải dành tình cảm cho tôi.
Chẳng lẽ là vợ chồng thì chết dần mọi cảm xúc yêu thương.
Tôi không biết mình nên làm gì bây giờ cả. Tết nhất đến nơi rồi, làm bung bét lên thì có thể xử lý được vấn đề này không? Tôi cảm giác mình chới với và không có nơi bấu víu.
Theo Phununews
Gia cảnh nghèo khó của vợ chồng già nuôi con bại liệt
Đã hơn 20 năm qua, cha em vẫn ngày ngày tảo tần đi làm đồng, còn mẹ em ở nhà chăm sóc và trông người con bị bệnh như em.
Em Nguyễn Thị Lệ Tuyết (SN 1990, Thăng Bình, Quảng Nam) từ lúc chào đời đã mang trong mình căn bệnh bại liệt. Nỗi đau đó cứ ám ảnh đeo bám em suốt bao năm qua. Dù gia đình đã đưa Tuyết chạy chữa nhiều nơi, nhưng với căn bệnh bẩm sinh này thì y học hoàn toàn bó tay.
Lẽ ra, bằng tuổi Tuyết giờ này phải được đến trường cùng bạn bè, được học hành, bay nhảy nói về những mơ ước của tương lai. Nhưng rồi cuộc đời ngang trái đã tước đi của em những "đặc quyền" cơ bản nhất. Em không đi lại được, cũng không thể cất lên tiếng nói để trao đổi với mọi người.
Trao đổi với phóng viên chị Nguyễn Ngọc Nhiên (chị gái của Tuyết) cho hay: "Từ khi em được sinh ra tới 2 tháng tuổi, bé bị sốt liên miên, gia đình thấy thế đã cho em đi khám. Nhưng rồi theo cả liệu trình điều trị, bệnh vẫn không thuyên giảm. Tới nay đã hơn 20 năm rồi, em vẫn nằm một chỗ. Thân hình tiều tụy đi rất nhiều. Bố mẹ vất vả, nhưng cũng kiệt quệ kinh tế rồi".
Mỗi lần thấy mẹ khóc, Tuyết lại ra hiệu kéo mẹ về phía mình rồi dụi đầu vào ngực.
Tuy nằm một chỗ, ăn uống phải có người phục vụ, nhưng Tuyết hiểu hết câu chuyện của những người xung quanh nói. Tuyết vẫn nhận thức được tuy có phần chậm chạp hơn. Khi xúc động, Tuyết thường tủi thân, quay mặt vào tường khóc thầm. Khi đó, mọi người trong gia đình hiểu ý, vờ nói sang chuyện khác.
Bao năm qua, tuy không thể truyền tải được ngôn ngữ bằng lời nói, nhưng bằng cách ra hiệu, mọi người trong gia đình vẫn hiểu được điều em muốn truyền đạt.
Chị Nhiên cho hay, hoàn cảnh gia đình cô hiện rất khó khăn. Bố mẹ làm nông, nuôi 3 chị em ăn học. Trước chị Nhiên là một anh trai, sau đó đến Nhiên và Tuyết là con út trong gia đình.
Từ ngày Tuyết nằm một chỗ, cha em vẫn ngày ngày tảo tần đi làm đồng. Chỉ có mẹ cô là phải ở nhà trông Tuyết. Thấy con gái càng lớn, càng trở nên gầy gò ốm yếu, mẹ Tuyết không cầm nổi những giọt nước mắt. Đôi khi, bà ra vườn ngồi khóc một mình.
Chị Nhiên chia sẻ: "Có người con bị bệnh bà mẹ nào cũng đau đớn cả. Mẹ em cả đời đã cạn nước mắt vì bé Tuyết. Dù mẹ không nói ra, nhưng trong sâu thẳm trái tim, mẹ vẫn tin vào phép nhiệm màu. Nhưng thời gian qua đi, nỗi đau đớn dần cướp đi niềm tin của mẹ. Giờ mẹ em tuổi đã cao, điều mẹ em trăn trở nhất đó là sau này mẹ qua đời rồi ai sẽ chăm sóc cho bé Tuyết, ai sẽ thấu hiểu cho nỗi đau của em đây?".
Nhưng em biết làm gì hơn nữa đây? Khi em sinh ra đã mang trong mình căn bệnh quái ác ấy.
Tuyết không nói được, nhưng thấu hiểu nỗi lòng cha mẹ. Mỗi lần thấy mẹ khóc, Tuyết lại ra hiệu kéo mẹ về phía mình rồi dụi đầu vào ngực. Tuyết cũng khóc, em khóc thương cho bản thân bệnh tật, thương cho cuộc đời vất vả của mẹ. Nhưng em biết làm gì hơn nữa đây? Khi em sinh ra đã mang trong mình căn bệnh quái ác ấy.
Cha Tuyết nhiều lần đi làm về thấy cảnh mẹ con ôm nhau khóc, cũng trở bên đăm chiêu. Những cánh cửa sổ in hằn dấu khói thuốc là minh chứng cho bao đêm người cha ấy không ngủ. Cả cuộc đời ông có nhiều nỗi trăn trở, nhưng có lẽ điều ông nghĩ nhiều nhất là cuộc đời cũng như tương lai của đứa con gái út.
"Có lần, cha ôm Tuyết vào lòng vỗ về nói rằng bằng tuổi em người ta đã lấy chồng sinh con đẻ cái rồi. Có người còn đi làm kiếm được tiền biếu cha mẹ chi tiêu vậy mà em lại nằm đây nũng nịu, bắt cha mẹ bế thế này. Cha em nói rồi gạt nước mắt. Chẳng ngờ Tuyết thấy cha khóc, cũng nức nở theo", chị Nhiên ngậm ngùi.
Mỗi khi ai đó động vào lưng em, em lại giật mình thon thót.
Khi thấy cảnh đó, trong gia đình ai cũng chạnh lòng. Riêng mẹ Tuyết bật khóc thành tiếng. Chẳng ngờ cuộc đời lại tàn nhẫn tới như thế. Dù hơn 20 năm qua, bà đã chứng kiến nỗi đau của con gái, nhưng bà vẫn chưa tin vào nổi mắt mình, thời gian đã qua nhanh tới như vậy. Với bà Tuyết vẫn nhỏ bé như ngày nào.
Mấy tháng nay, Tuyết còn phải chịu thêm một nỗi đau đớn khác khi toàn thân đang dần lở loét. Em đau ngứa kêu khóc suốt ngày. Mỗi khi ai đó động vào lưng em, em lại giật mình thon thót. Gia đình cũng đã đưa em chạy chữa khắp nơi, vẫn hi vọng phép nhiệm màu sẽ xảy ra, nhưng hoàn toàn bất lực.
Chi phí nằm viện của bé Tuyết đắt đỏ, chưa kể tiền phẫu thuật cho em. Nay mọi lo toan kinh tế dồn lên vai người cha gầy yếu. Giờ đây, gai đình bé rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ chia sẻ của cộng đồng.
Theo Thanhbinh/24h
Vợ tôi đẹp nhưng... Tôi có thể vì cái gia đình này mà chịu chấp nhận hạ cái "tôi" của mình xuống đáy. Tôi nghĩ chỉ cần mình mềm mỏng, chắc chắn vợ sẽ thay đổi thái độ. Nhưng có lẽ, tôi đã sai... Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã đặt ra mục tiêu là phải có vợ đẹp. Bởi tôi luôn...