Bí mật của vợ chồng hạnh phúc
Nếu bạn đã đặt mục tiêu nuôi dưỡng mối quan hệ vợ chồng trong năm tới gắn bó hơn, thắm thiết hơn, hãy tham khảo những bí quyết sau của các cặp đôi hạnh phúc.
1. Họ ăn mừng vì những lý do không giống ai
Ăn mừng kỷ niệm ngày cưới là chuyện quá thường. Ngày cưới đâu phải cột mốc đáng nhớ duy nhất trong đời sống hôn nhân. Sẽ gắn bó hơn nếu vợ chồng kỷ niệm những ngày có tính chất riêng tư hơn, chỉ hai người biết rõ là nó có ý nghĩa, ví dụ lần đầu đi du lịch cùng nhau, lần đầu trao nhau nụ hôn hay lần đầu tiên phát hiện ra que thử thai đã hiện lên 2 vạch.
2. Họ có tiền để dành cho những thú vui
Mọi cặp vợ chồng đều có nhiều việc phải lo toan, những hóa đơn đến ngày cần trả… Song theo ý kiến GS. tâm thần học Scott Haltzman từ ĐH Brown (Mỹ), tác giả cuốn “Bí mật hạnh phúc của người có gia đình” (The Secrets of Happily Married Men), thì bên ngoài các khoản phải chi tiêu, các cặp vợ chồng rất cần có một khoản nhàn rỗi để dành cho những dịp nuông chiều bản thân. Khoản ấy, dù bạn có chi tiêu cũng không ảnh hưởng đến ngân sách gia đình, một khoản riêng nho nhỏ đủ cho những kế hoạch đi chơi cuối tuần, mua một chai sâm-panh cùng nhâm nhi hay mua cặp vé đến buổi hòa nhạc mà bạn luôn ao ước.
Video đang HOT
3. Họ có “mật mã tình nhân”
Khi hai người có thể giao tiếp với nhau theo một cách riêng mà người ngoài không thể “đọc” nổi, điều đó chứng tỏ các bạn rất hiểu nhau. Thử hình dung hai người đang trong một buổi họp mặt buồn chán, bạn rất muốn rời đi mà không làm tổn thương cảm xúc của mọi người có mặt, một cái nhìn thật thẳng vào nửa kia, kèm theo cái nhướn mày cực nhanh trong giây lát, đủ để mỗi người ấy hiểu thông điệp “hãy đưa em ra khỏi đây”. Rất khó thực hiện đấy, nhưng khi làm được, bạn sẽ cảm nhận hết sự thú vị.
4. Khi gặp khó khăn, họ không lôi bố mẹ vào
Th.S Judith Wallerstein, nhà nghiên cứu nền tảng gia đình tại San Francisco cho rằng, nhiệm vụ đầu tiên mà mọi cặp vợ chồng trẻ cần đối mặt là hoàn toàn độc lập khỏi cha mẹ mình. Điều đó không có nghĩa họ không nên về nhà cha mẹ vào những kỳ nghỉ lễ, song nếu có sự mâu thuẫn trong việc có nên sinh đứa con thứ hai không hay chuyển chỗ ở vì công việc mới… các cặp vợ chồng nên ngồi bàn bạc với nhau trước khi đi “mách” với bố mẹ hai bên.
Judith dí dỏm nói: “Bạn không thể tưởng tượng được bao nhiêu người có hôn nhân tan vỡ đã phàn nàn với tôi “cô ấy chẳng bao giờ là của tôi cả” hay “anh ấy lúc nào cũng đặt mẹ lên trên hết” đâu”.
5. Họ không tính toán việc nhà
Hẳn nhiên phụ nữ luôn là người phải quán xuyến việc nhà, việc nuôi dạy các con hơn so với đức ông chồng. Hầu hết các cặp đôi đều nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu họ chia sẻ việc nhà 50-50, song khi bạn tính toán từng lượt rửa bát, thay tã cho con v.v. thì sẽ là lúc hôn nhân rơi vào rắc rối.
Thực tế, để có cuộc hôn nhân hạnh phúc, các cặp đôi không sòng phẳng việc nhà, đơn giản là nỗ lực thêm đến 150% để hỗ trợ lẫn nhau, họ cho đi tất cả những gì mình có thể.
6. Họ không bao giờ mất đi sự hài hước
Khiếu hài hước chính là chiếc chìa khóa màu nhiệm giữ cho các cặp đôi luôn ở bên nhau. Khi vợ chồng không còn cười nổi với nhau, đó là lúc cho thấy hai tâm hồn đã rời xa khỏi mối quan hệ, hôn nhân đối mặt với khó khăn. Song nhớ rằng, những cặp đôi vui vẻ không bao giờ nói móc nhau để làm trò đùa, họ biết rõ điều gì nên và điều gì không nên.
Theo Ngoisao
Tâm sự "bà cô"
Tháng sau, em trai mình lấy vợ.
Đó hẳn là sự kiện đáng mừng của cả gia đình. Mình hân hoan với niềm hạnh phúc lớn lao nhất đời của em. Mình cũng lăng xăng sắm thêm áo mới, giày đẹp để đi dự tiệc, rước dâu, lại dòm ngó con heo đất còm cõi với ý nghĩ manh nha rằng, chắc phải "thịt" nó để mua quà cho em.
Những mối tình, vô vị có, không hợp có, thực dụng có, Sở Khanh có, mình đã từng trải qua. Mình bị sao ấy nhỉ? Nỗi buồn chán thất vọng dường như làm cho mình ngày càng thận trọng hơn khi tìm hiểu một ai đó.
Mình khó tính quá ư? Hay mình kén cá chọn canh, để cuối cùng "lắm mối tối nằm không"? Hay nói theo kiểu thầy bà, cái duyên số của mình mãi nó chưa chịu tới? Để bây giờ, mỗi dịp nhận thiệp hồng, lại thấy mình "hơi bị" hoang mang. Quả là mình cũng đã bắt đầu chạnh lòng mỗi khi đi ngang qua tiệm áo cưới, khi có dịp này nọ ngắm nghía cô dâu nào đó.
Mình vốn không tôn thờ chủ nghĩa độc thân. Bạn mình tuyên bố, nếu có ý định kết hôn thì hãy nhắm mắt đưa chân từ hồi còn phơi phới, để ít ra cũng có... một bộ ảnh cưới đẹp! Chứ lần lữa, cân nhắc mãi, thêm trải nghiệm chuyện đời rồi, nhìn đâu cũng sẽ thấy sợ, đố dám lấy chồng.
Trong vô số nỗi lo toan của một phụ nữ độc thân sắp bước qua tuổi băm, lo ế có lẽ là thường trực và khó nói nhất. Tự thú rằng mình cũng bất an, cũng sốt ruột chờ có người rước ư? Liệu được bao nhiêu lời cảm thông, hay đổi lại sẽ là những xầm xì phía sau rằng mình sốt ruột lắm rồi. Giữ vững lập trường rằng mình... ế sang, chứ không phải như mấy đứa ế quắt ế queo không người theo đuổi ư? Chuyện ấy cũng thật là nực cười...
Tuổi xuân vùn vụt. Chưa bao giờ câu nói đó đúng đến vậy, khi mình đã biết ngại ngần nếu có ai hỏi tuổi. Người ấy đang ở đâu, sao mình đợi chờ, tìm kiếm hoài mà không gặp?
Theo PNO
Những ngày cuối năm Những ngày cuối năm, đi đâu cũng thấy không khí rộn ràng tất bật. Đường phố đông đúc, người người bị cuốn trong cái hối hả, tất tưởi của riêng mình. Công ty đoàn thể ra sức thi đua, phấn đấu lập thành tích, nhân viên sốt sắng, nhỏ to mong chờ thưởng Tết. Người ở xa nôn nao đợi ngày về quê,...