Bí mật của “thác Máu” xuất hiện ở Nam Cực
Từ một vết nứt ở sông băng Taylor thuộc thung lũng khô McMurdo, Nam Cực, tự nhiên chảy ra một dòng nước màu đỏ như máu.
Năm 1911 nhà địa chất học Griffith Taylor đã phát hiện hiện tượng kỳ lạ ấy đầu tiên, màu sắc đỏ của dòng nước được cho là đến từ một loài tảo. Sau đó, người ta cho rằng nguồn gốc của màu đỏ ấy là do hồ nước mặn ngầm giàu sắt dưới dòng sông băng Taylor. Nhiệt độ của nước hồ -5 độ C, nhưng vì quá mặn đến nỗi hồ không đóng băng được.
Nhưng thác máu ẩn chứa một bí mật khác, mà các nhà khoa học từ Đại học Harvard đã bắt đầu khám phá – nó là môi trường sống của vi khuẩn bị mắc kẹt trong hàng thiên niên kỷ, chúng sinh sản trong điều kiện cực kỳ khó sống.
Khoảng hai triệu năm trước, sông băng Taylor đã chảy phủ lên hồ nhỏ chứa vi khuẩn cổ đại. Vi khuẩn bị mắc kẹt dưới lớp băng dày, chúng vẫn tồn tại kể từ đó, nhưng bị cô lập. Không có ánh sáng, oxy và ít nhiệt, vi khuẩn không thể nhận năng lượng thông qua quá trình quang hợp. Thay vào đó, vi khuẩn sống nhờ khoáng chất bị mắc kẹt trong hồ.
Video đang HOT
Sự tồn tại của hệ sinh thái thác Máu cho thấy sự sống có thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt nhất trên trái đất.
Nhiều bí mật hấp dẫn liên quan đến thác Máu vẫn còn nằm dưới hồ nước dưới băng không thể tiếp cận.
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Các khu vực khô cằn trở nên ẩm ướt hơn sau khi núi lửa phun trào
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc mới đây cho biết các khu vực khô cằn có xu hướng trở nên ẩm ướt hơn sau các vụ núi lửa phun trào.
Tro bụi phun trào từ núi lửa Taal bao trùm tại tỉnh Batangas, Philippines ngày 13/1/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý: Khí quyển, các nhà khoa học cho biết các khu vực khô cằn là một trong những khu vực nhạy cảm nhất với biến đổi khí hậu.
Theo đó, các nhà nghiên cứu của Viện Vật lý Khí quyển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã phân tích về sự biến đổi của các khu vực khô cằn trên toàn cầu đối với các vụ phun trào núi lửa ở các vị trí khác nhau dựa trên quá trình tái tạo trong thiên niên kỷ qua, những ghi chép và quan sát trong thế kỷ 20 và mô phỏng mô hình khí hậu.
Họ phát hiện rằng các khu vực khô cằn trở nên ẩm ướt hơn sau các vụ phun trào núi lửa xảy ra ở vùng nhiệt đới và ở vị trí cao. Hiện tượng này xuất hiện chủ yếu do những thay đổi trong sự lưu thông không khí và nước.
Các nhà nghiên cứu hy vọng phân tích này có thể hỗ trợ công tác dự báo địa lý và khí hậu khi đánh giá các vụ phun trào núi lửa tiềm tàng ở các địa điểm khác nhau.
Phương Oanh
Theo baotintuc.vn
Điều gì xảy ra nếu trái đất đảo cực? Trường địa từ đang yếu đi và không ít người tin rằng, việc đảo cực địa từ là một trong những nguyên nhân dẫn tới ngày tận thế. Dữ liệu địa lý cho thấy trái đất đã trải qua hàng trăm lần đổi cực trong suốt lịch sử của nó. Quá trình này diễn ra khi các đám nguyên tử sắt ở lớp...