Bí mật của sự sáng tạo đã được hé lộ: Đây là lý do vì sao khả năng sáng tạo của bạn thua kém người khác
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã bất ngờ tìm ra lí do giúp một số người có khả năng sáng tạo hơn hẳn những người khác.
Sáng tạo thường được định nghĩa là khả năng đưa ra những ý tưởng mới lạ và khả dụng. Trên thực tế thì tất cả chúng ta đều cần phải suy nghĩ sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày, mà có khi bản thân cũng chẳng nhận ra.
Từ những việc nhỏ như tận dụng thức ăn thừa, đến những việc như đóng một cây đinh, khoan một cái lỗ trên tường, nếu đưa ra được một ý tưởng mới thì đó được gọi là sáng tạo.
Nhưng cũng giống như trí thông minh, sự sáng tạo cũng theo mức độ, và có những người sở hữu khả năng sáng tạo đạt mức đỉnh cao. Leonardo da Vinci, Picasso, hay gần hơn là Steve Jobs chính là những nhân vật như thế.
Apple – thương hiệu nổi tiếng bởi sự độc đáo trong thiết kế – có được những thành công như hôm nay phần lớn nhờ vào quá trình sáng tạo không ngừng của Steve Jobs.
Nhưng phân cấp sáng tạo là như thế nào? Đối với khoa học, họ chia nó thành 2 mức như sau.
Đầu tiên là “Little – C” là tên gọi để chỉ việc sáng tạo những thứ đơn giản, như tự làm một món quà sinh nhật độc đáo, tự tay gói quà theo phong cách riêng, hoặc tự mình kể ra một câu chuyện hài.
Mức còn lại là “Big – C” dành cho những hoạt động sáng tạo phức tạp hơn như viết một bài diễn thuyết, sáng tác một bài thơ hoặc thiết kế sản phẩm khoa học.
Điều này có nghĩa rằng để phục vụ cho đời sống, chúng ta chỉ cần Little – C. Nhưng để đạt được thành tựu, thứ cần có phải là Big – C.
Bí quyết để kích hoạt “Big – C”
Các nhà nghiên cứu về tâm lý học và thần kinh học đã bắt đầu theo dõi quá trình tư duy và vùng não liên quan đến sự sáng tạo. Các bằng chứng cho thấy sự sáng tạo có liên quan mật thiết đến quá trình tư duy tự phát và có kiểm soát. Đây cũng chính là khả năng tự phát hiện ý tưởng và tự mình đánh giá chúng.
Nhưng dù tìm ra mối liên hệ này, song các nhà khoa học trước vẫn chưa giải đáp được thắc mắc: Điều gì làm cho một số người sáng tạo hơn những người khác?
Trong một nghiên cứu mới, Roger Beaty – Tiến sĩ về thần kinh học nhận thức thuộc ĐH Harvard cùng các đồng nghiệp đã kiểm tra liệu khả năng tư duy sáng tạo của một người, có thể được giải thích bằng sự kết nối giữa các vùng não hay không.
Chân dung Roger Beaty – Tiến sĩ về thần kinh học nhận thức thuộc Đại học Harvard
Khi tiến hành nghiên cứu, Roger đã chọn ra 163 người. Anh chiếu những vật dụng khác nhau trên màn hình, chẳng hạn như một bao bì kẹo cao su hoặc bít tất… sau đó yêu cầu người tham gia đưa ra cách để sử dụng chúng, càng sáng tạo càng tốt.
Video đang HOT
Trong lúc họ làm nhiệm vụ, họ sẽ được quét MRI để đo sự liên kết hoạt động giữa tất cả các vùng não.
Đồng thời việc xếp hạng những ý tưởng cũng được thực hiện. Những ý tưởng “Little – C” (như bít tất là để đi dưới chân) sẽ được điểm thấp, trong khi Big – C (như dùng bít tất chuyển thành hệ thống lọc nước) thì được điểm cao hơn.
Nghiên cứu đã cho thấy có một sự tương quan đáng kể giữa điểm số sáng tạo của người tham gia và sự liên kết của các vùng não. Nói cách khác, những người có kết nối giữa các vùng não mạnh mẽ hơn sẽ đưa ra được những ý tưởng tốt hơn.
Những người có kết nối giữa các vùng não mạnh mẽ hơn sẽ đưa ra được những ý tưởng tốt hơn.
Bùng nổ sức sáng tạo nhờ ba mạng lưới đặc biệt
Roger cũng đã xác định 3 mạng lưới trong não đóng vai trò then chốt trong việc tư duy sáng tạo. Đó là mạng mặc định, mạng điều hành và mạng thông tin phản hồi.
Mạng mặc định là một tập hợp các khu vực hoạt động khi mọi người đang nghĩ vẩn vơ trong tâm trí, mơ mộng và tưởng tượng. Đó là mạng tư duy tự phát. Mạng này có thể giúp tạo ra ý tưởng mới, hoặc là bước khởi động não bộ để suy nghĩ về một vấn đề đang gặp phải.
Mạng điều hành là một tập hợp các khu vực hoạt động khi mọi người cần tập trung kiểm soát quy trình suy nghĩ của họ. Mạng này có vai trò đánh giá ý tưởng và sửa đổi chúng để phù hợp với thực tế.
Và mạng thông tin chịu trách nhiệm như một “trạm liên lạc” giữa mạng 2 mạng kia.
Điều đáng chú ý đó là ba mạng này thường không làm việc cùng nhau. Ví dụ, khi mạng điều hành được kích hoạt, mạng mặc định lại bị hủy kích hoạt. Nhưng riêng với những người có khả năng sáng tạo tốt, cả 3 vùng não lại hoạt động cùng một lúc.
Khi quét MRI, các nhạc sĩ nhạc jazz thích pha trộn những giai điệu lạ, các nhà thơ thích sáng tác thơ mới và các họa sỹ thị giác hay phác hoạ ý tưởng đều là những người biết phối hợp đồng thời ba mạng lưới não này khi họ làm việc.
Nhưng điều này có ý nghĩa gì? Thực chất thì hiện tại, nghiên cứu chỉ có tác dụng cung cấp nền tảng lý thuyết thôi. Nhưng trong tương lai, khi con người có khả năng tự sửa đổi các mạng lưới trong não bộ thì khác.
Khi ấy, bất kỳ ai cũng có thể trở thành một Steve Jobs. Khoa học sẽ đạt đến đỉnh cao, nếu như mọi người đều có khả năng sáng tạo vượt bậc.
Nhưng ấy là câu chuyện của tương lai, và hãy để tương lai trả lời.
Nguồn: The conversation
Theo Helino
Mẹ thông thái đừng bỏ qua 10 "thực phẩm vàng" kích thích trí não trẻ phát triển tốt nhất
Ngoài yếu tố gen di truyền, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phát triển trí thông minh của trẻ.
Bố mẹ đừng bỏ qua danh sách 10 loại "thực phẩm vàng" có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển não bộ của trẻ sau đây nhé.
1. Sữa chua
Sữa chua là một loại thực phẩm phổ biến và bổ dưỡng vì trong thành phần của nó chứa nhiều canxi, protein và chất béo lành mạnh. Việc kết hợp các chất béo có lợi cho sức khỏe vào chế độ ăn uống giúp phát triển tế bào não của trẻ cũng như cung cấp các vi khuẩn probiotic giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh được mối liên hệ giữa ruột và não của chúng ta.
Sữa chua là một loại thực phẩm phổ biến và bổ dưỡng vì trong thành phần của nó chứa nhiều canxi, protein và chất béo lành mạnh.
2. Quả bơ
Bơ là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng với các chất béo có lợi cho sức khỏe, các loại vitammin và khoáng chất. Không chỉ bổ dưỡng đối với cơ thể, các chất béo lành mạnh trong quả bơ rất có lợi cho việc phát triển tế bào não của trẻ.
3. Phô mai
Không chỉ có mùi vị hấp dẫn, pho mát còn chứa rất nhiều protein, canxi, kẽm, phốt pho và nhiều vitamin khác cần thiết cho sự phát triển hệ xương và não bộ của bé. Có rất nhiều loại phô mai dạng miếng mềm nhỏ cho bé lựa chọn như phô mai Cottage vì bé có thể ăn nó như đồ ăn vặt hoặc có thể trộn với rau hoặc trái cây.
4. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng cho trẻ nhỏ vì cung cấp chất xơ và nguồn protein dồi dào cho cơ thể. Để sử dụng, cần nghiền các loại ngũ cốc nguyên hạt này thành bột mịn, sau đó nấu chín và trộn theo tỷ lệ phù hợp với sữa mẹ, sữa chua hoặc trái cây để bé thưởng thức.
5. Trứng
Bạn nên thử cho bé ăn lòng đỏ trứng trước và lòng trắng trứng chỉ nên cho trẻ ăn khi trẻ được 12 tháng tuổi vì nó có thể gây dị ứng. Lòng đỏ trứng chứa cholesterol - là chất có trong lớp màng ngoài của tế bào não. Ngoài ra, chúng còn chứa các vitamin tan trong chất béo như choline, selen, vitamin B12 - đây là những chất quan trọng góp phần vào quá trình phân chia và phát triển tế bào não.
6. Bơ từ các loại hạt
Đậu phộng, hạt điều, bơ hạnh nhân là những thực phẩm mẹ nên lựa chọn để bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ. Các loại hạt truyền thống này khi ở dạng bơ là nguồn cung cấp các chất béo lành mạnh, protein và các vitamin cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Mẹ có thể sử dụng cho trẻ bằng cách dùng một thìa nhỏ trộn vào ngũ cốc, hỗn hợp cháo hay sữa chua. Khi kiến thức về lợi ích của các loại hạt trở nên phổ biến hơn, dầu hạt hướng dương ngày càng được sử dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo gần đây của Học viện dị ứng, hen suyễn và miễn dịch học Hoa Kỳ, những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như các loại hạt có thể được đưa vào chế độ ăn của bé sớm nhất là khi bé được 6 tháng tuổi.
7. Táo
Loại trái cây giàu dinh dưỡng này chứa nhiều chất quercetin. Đây là chất chính là chất chống oxy hóa mạnh, giảm sự lão hóa, tăng cường trí nhớ và kích thích hoạt động của não bộ. Táo rất dễ để đưa vào chế độ ăn uống của trẻ. Và khi răng của trẻ phát triển, bạn có thể kết hợp táo với bơ các loại hạt để tạo ra một cặp đôi tốt cho sức khỏe và trí não của bé.
8. Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan đặc biệt bổ dưỡng vì nó chứa chất xơ, sắt và protein. Không giống như các loại thịt đỏ - một nguồn thực phẩm dồi dào chất sắt, đậu lăng không giàu chất béo và calorie. Trẻ em nên ăn nhiều đậu Hà Lan để bổ sung thêm lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, đậu Hà Lan rất mềm, dễ nấu (không cần ngâm lâu) và dễ dàng pha trộn thành bột hay dạng súp để mẹ có thể linh hoạt khi đưa vào chế độ ăn uống của con.
9. Các loại rau có lá xanh
Do ban đầu, các loại rau này thường rất khó để cho bé ăn riêng từng thứ một nên người ta thường kết hợp để trẻ có thể dung nạp tốt hơn. Ví dụ, mẹ có thể trộn cải bó xôi với táo hoặc cà rốt. Các loại rau xanh như cải bó xôi hay cải xoăn cung cấp rất nhiều lutein và vitamin K, những chất có đóng góp tích cực vào hoạt động của não bộ. Tuy nhiên, có các loại rau có lá xanh này thường chứa nhiều nitrat, vì vậy, bố mẹ nên bổ sung vào bữa ăn của trẻ từ 10 tháng tuổi trở đi.
10. Cá hồi
Để bộ não của bé phát triển, mẹ cần cung cấp cho bé một lượng DHA và omega 3 cần thiết. Cá hồi chính là nguồn cung cấp DHA tự nhiên tuyệt vời cho bé. Mẹ có thể bổ sung loại thực phẩm bổ dưỡng nào vào thực đơn của trẻ dưới dạng cháo cá hồi, ruốc cá hồi hay thậm chí là làm một chiếc burger nhân cá hồi hay đơn giản là những miếng cá hồi rán hay chiên.
Nguồn: Mother
Theo Helino
Đồ chơi nào kích thích sự sáng tạo, trí thông minh của trẻ từ sớm? Đồ chơi cho trẻ sơ sinh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển. Chúng có khả năng kích thích các giác quan cũng như trí thông minh của bé phát triển vượt bậc. Bên cạnh cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để bé cao lớn, khỏe mạnh hơn mỗi ngày thì việc làm sao để bé thông minh,...