Bí mật của ông vua giàu nhất lịch sử nhân loại
Solomon là vị vua nôi tiêng của người Do Thái với những kho báu chứa đây bí mât..
Vị vua thông minh và giàu có
Được người đời nhắc đên là vị vua giàu nhât lịch sử nhân loại và là người được thiên chúa ban cho sự khôn ngoan đặc biêt, đó là Solomon, vị vua thứ 3 của Israel. Ông không chỉ nôi tiêng bởi trí tuê sắc sảo, các phán đoán đôc đáo, mà còn nôi tiêng bởi những kho báu nhiêu vàng chứa đựng đây bí mât.
Nhiêu người nhớ tới ông bởi giai thoại ông giải quyêt thông minh nghi án tìm mẹ ruôt cho đứa trẻ bằng cách chặt đôi đứa bé. Ông là người xây dựng Ngôi đền Đầu tiên của người Do Thái ở Jerusalem và đã đưa đât nước Do Thái vào thời kỳ vàng son nhât trong lịch sử.
Chuyên kê rằng, năm 12 tuổi, ông được cha – vua David truyền lại ngôi báu. Solomon lo sợ rằng mình không đủ khôn ngoan để trị vì đất nước Do Thái. Khi đó, Đức Chúa Trời xuất hiện và phán với Solomon: “Hãy xin điều ngươi muốn ta ban cho ngươi”.
Solomon thưa: “Xin Chúa ban cho con sự khôn ngoan và hiểu biết để con lãnh đạo muôn dân”. Đức Chúa Trời phán rằng: “Vì ngươi có lòng như vậy, không xin giàu có, của cải, danh vọng, mạng sống của những kẻ thù, và cả tuổi thọ cho mình, mà xin sự khôn ngoan và hiểu biết để cai trị muôn dân dưới mình nên ta sẽ ban cho ngươi. Ta cũng sẽ ban cho ngươi của cải, giàu có, danh vọng mà không một vị vua nào trước hay sau ngươi được như vậy”.
Những lời hứa của Đức Chúa Trời đã được thực hiện. Sự khôn ngoan, thành công và của cải của Solomon tăng lên ngoài sức tưởng tượng. Về của cải, nếu đổi ra đồng đô la ngày nay thì vị vua này đã trở thành “nghìn tỷ phú”, thực sự ông là người giàu nhất thế gian. Ngoài số vàng dự trữ trị giá hàng trăm tỷ đô la theo giá thị trường ngày nay, ông còn sở hữu 4.000 chuồng ngựa, xe ngựa và thuê đến 12.000 người giữ ngựa.
Những người trị vì các quốc gia trên khắp thế giới tìm kiếm các lời khuyên của ông và trả thù lao hậu hĩnh. Tuy nhiên, ông cũng làm phât lòng môt sô người khi sự thông minh trong cách làm ăn của ông phát huy tác dụng. Môt trong những người đó là nữ hoàng hâu Sheba. Chính những đoàn tàu làm phương tiên chuyên chở của vua Solomon đã khiên bà hoàng cùng những bô lac chuyên dùng lạc đà đê chở hàng hóa bằng đường bô lúc bây giờ bực bôi.
Bức họa về chuyến thăm vua Solomon của nữ hoàng Sheba.
Chuyên kê rằng, môt lân nữ hoàng Sheba, khi đó đang trị vì tại miên nam bán đảo Ả Râp, đên thành phô Jerusalem và mang theo rât nhiêu hương liêu cùng vàng và đá quý làm quà trao đôi cách thức làm ăn với vua Solomon, đông thời bà cũng chuân bị sẵn nhiêu câu hỏi khó đê nhử đức vua. Nhưng vị vua này đã trả lời tât cả môt cách dê dàng.
Nữ hoàng vô cùng ngạc nhiên trước trí tuê thông suôt của ông và rât lây làm cảm phục. Cũng chính vì thê mà bà đem lòng yêu vua Solomon. Tình yêu của bà lớn đên nôi khi vua Solomon lâm nguy thì bà đã câu xin Thiên chúa cứu ông, đôi lại bà sẽ từ bỏ hêt các thân linh của mình đê chỉ thờ môt mình Thiên chúa.
Solomon cai trị quôc gia giỏi và tin tưởng tuyêt đôi vào thiên chúa. Đê giữ sự bang giao tôt đẹp với các láng giềng, ông đã thiêt lâp đông minh bằng cách kêt hôn với nhiêu vợ nước ngoài. Tuy nhiên cũng vì điêu này mà tâm lòng công hiên của ông đôi với thiên chúa dân suy giảm bởi các bà vợ thường giới thiêu cho ông những vị thân và nghi lê khác.
Theo Kinh Thánh, kê từ đó, nước Do Thái cũng bắt đâu bị suy sụp, quan quân và những người tin vào Chúa dân rời bỏ ông khiên đât nước lâm vào tình trạng nguy kịch. Do đó, thành công và hạnh phúc ông đạt được đã tan thành mây khói. Tuy nhiên những câu chuyên vê ông đã đê lại cho chúng ta nhiêu bài học, quy tắc sông quý giá.
Những câu chuyên mang dâu ân của vua Solomon
Truyên thuyêt người Do Thái có kê câu chuyên vê vua Solomon như sau: Benaiah là môt cận thân vôn thường hãnh diên cho rằng ông sẽ chu toàn mọi nhiêm vụ mà nhà vua giao phó. Một ngày nọ, vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, bèn nói: “Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ và ta cho ông sáu tháng để tìm chiếc vòng đó”.
Video đang HOT
Benaiah trả lời: “Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy phải có gì đặc biệt?”. Nhà vua đáp: “Nó có những sức mạnh kỳ diệu. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn nhìn vào nó sẽ thấy vui”.
Vua Salomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.
Dù là người rât tài giỏi nhưng vị quan cảm thây rât lo âu vì làm sao có thê tìm ra chiêc vòng vừa làm cho người ta hạnh phúc và đau buôn được! Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế. Ngày qua ngày, vị cân thân này càng hiêu rằng mạng sông của mình sắp bị lây đi vì không thê tìm cho nhà vua chiêc vòng thân kỳ được.
Vào đêm trước ngày lễ, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghèo nhất của Jerusalem. Ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân lại hỏi: “Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không?”.
Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng ngời một nụ cười.
Đêm đó, toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mùa lễ hội. “Nào, ông bạn của ta – vua Salomon hỏi – ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa?”. Tất cả cận thần có mặt đều cười lớn và cả chính vua Salomon cũng cười. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: “Nó đây, thưa đức vua”.
Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó có khắc dòng chữ: “Điều đó rồi cũng qua đi”. Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó ông cũng chỉ là cát bụi…
Kê từ đó, vua Solomon thường đeo chiêc vòng đó trên tay. Những lúc khó khăn, đau khô, ông thường nhìn dòng chữ “điêu đó rôi cũng qua đi” được khắc trên chiêc vòng đê lây lại bình tâm. Có lân do quá giân dữ vê môt chuyên, ông tháo chiêc vòng ra và quẳng nó xuông sàn nhà. Nhưng rôi khi thây dòng chữ ở mặt trong, ông đã mỉm cười cay đắng và đeo lại chiêc vòng. Rôi môi khi có chuyên vui, dòng chữ trên chiêc vòng cũng nhắc ông không nên ngủ quên trên chiên thắng.
Lại có môt câu chuyên vê tài xử kiên của ông. Chuyên kê rằng môt hôm có hai người phụ nữ kéo nhau tới nhà vua Solomon đê mong ông giải quyêt chuyên giúp họ.
Người phụ nữ thứ nhất mau mồm kể: “Thưa đức vua. Tôi và người phụ nữ kia sống chung một nhà. Tôi sinh được một đứa con trai. Ba ngày sau cô ta cũng sinh một đứa con trai, nhưng con trai của cô ta đến đêm thì chết. Cô ta đem tráo con, đặt đứa trẻ chết bên tôi, còn đứa trẻ sống thì ôm lấy trong lòng. Đến sáng, khi tôi muốn cho con bú thì thấy nó đã chết. Tôi nhận thấy nó không phải là con tôi”.
Người phụ nữ thứ hai phủ nhận việc đó: “Không phải vây. Con bà chêt rôi. Đứa trẻ còn sông là con của tôi”. Cứ như thê hai người phụ nữ lời qua tiêng lại trước mặt đức vua, ai cũng khăng khăng đứa trẻ còn sông là con mình.
Bây giờ nhà vua mới lên tiêng bảo: “Cả hai người đêu khẳng định đứa trẻ còn sông là con của mình, còn đứa trẻ đã chêt là con của người kia. Vây hãy mang gươm cho ta”. Khi lính mang thanh gươm đên cho nhà vua, nhà vua yêu câu: “Gươm đây, hãy chặt đứa bé làm đôi. Mỗi người hãy nhận lấy một nửa, như thê là công bằng”.
Người phụ nữ thứ nhất thản nhiên nói: “Ừ thế vậy, tôi một nửa, cô một nửa”. Người phụ nữ thứ hai hoảng hốt nói: “Không! Tốt hơn hết hãy đưa nó cho cô ta, chỉ cốt làm sao nó được sống”. Khi người phụ nữ thứ hai vừa dứt lời, vua Solomon phán không chút chân chừ: “Hãy trao đứa bé cho người phụ nữ hoảng sợ. Cô ta mới là mẹ đích thực của đứa bé”.
Cho đên ngày nay, bât kỳ ai từng tiêp xúc với người Do Thái dường như đêu có nhân xét họ đúng là con cháu dòng giông Solomon bởi họ luôn định hướng và tìm ra được côt lõi của vân đê, tìm cách giải quyêt nó đê tháo gỡ được môi bòng bong trăm môi của cuôc đời.
Theo Pháp luật và Cuộc sống
Giận chồng vợ ở nhà cuồng sát con nhỏ
Trong cơn tuyệt vọng vì bị người tình bỏ rơi, Fiona Donnison (45 tuổi) đã nhẫn tâm giết chết cả hai đứa con của mình để trả thù người đàn ông từng một thời đầu ấp má kề.
Hai đứa trẻ chết oan
Sáng 27/1/2010, một phụ nữ đầu bù, tóc rối, tay dính đầy máu chạy đến Sở cảnh sát thị trấn Heathfield (hạt East Sussex, Anh quốc) thảng thốt khai báo cô ta đã sát hại cả hai đứa con nhỏ của mình. Người này khai nhận tên là Fiona Donnison. Tiếp sau đó, cô ta dẫn cảnh sát đến một ngôi nhà ở Heathfield và chỉ vào chiếc xe đỗ ở mép đường.
Viên cảnh sát Toby Young cho biết, khi cánh cửa xe được mở ra, ông phát hiện hai chiếc túi đựng đồ thể thao to được đặt sát nhau ở hàng ghế hành khách. Mở chiếc túi màu đen ra, cảnh sát phát hiện một bé trai mặc một bộ đồ ngủ màu đỏ, được quấn trong chiếc chăn màu xanh. Lúc này, đứa trẻ đã tử vong, khuôn mặt đã nhợt nhạt. Khi chiếc túi thứ hai được mở ra, cảnh sát phát hiện một bé gái cũng trong tình trạng tương tự.
Hai đứa trẻ xấu số
Hai đứa trẻ xấu số được nhận dạng là bé trai Harry (3 tuổi) và bé gái Elise (2 tuổi), là con của Fiona và người tình Paul Donnison. Theo kết quả khám nghiệm tử thi sau đó, chúng đã thiệt mạng vì bị ngạt từ tối hôm trước. Fiona lập tức bị bắt giữ và bị khởi tố về tội danh giết người.
Lời khai của Fiona thể hiện: Chiều tối 26/1, sau khi cho các con ăn uống xong, cô ta đã dùng những chiếc gối, chèn vào mặt các con cho đến khi chúng ngừng thở. Sau đó, cô ta lấy chăn cuộn thi thể các con lại và cho vào trong những chiếc túi thể thao.
Tiếp theo, cô ta đặt những chiếc túi vào trong chiếc Nissan và lái một mạch gần 150 km từ ngôi nhà đang thuê ở ngôi làng Lightwater, thuộc quận Surrey, phía Tây Nam thủ đô London tới nhà người tình cũ và cũng là cha của hai em bé ở thị trấn Heathfield.
Fiona cũng cho biết, trước khi đi, cô ta có mang theo hai con dao với ý định sẽ giết chết Paul rồi tạo dựng bằng chứng giả nhằm đổ tội sát hại 2 đứa trẻ cho Paul. Tuy nhiên, Fiona ngồi trong xe chờ đến tận nửa đêm mà vẫn không thấy Paul quay về. Trong cơn cùng quẫn, cô ta đã lấy một con dao để cứa vào cổ tay mình và uống một số viên thuốc ngủ với mục đích tự sát. Thế nhưng số thuốc chỉ làm cho Fiona thiếp đi.
Đến sáng tỉnh dậy, phát hiện mình vẫn còn sống, cô ta rệu rã lê bước tới sở cảnh sát để đầu thú như đã nói trên. Về nguyên nhân gây án, Fiona nói rằng cô ta làm vậy là để trả thù người tình cũ vì đã bỏ rơi cô ta.
Vì đâu nên nỗi?
Theo điều tra của cảnh sát, Fiona gặp Paul Donnison vào năm 1999, khi anh ta đang là một đại lý bảo hiểm ở London còn Fiona là một chuyên gia tài chính. Lúc này, cả hai đều đã có gia đình và mỗi người đều đã có hai đứa con riêng. Dù vậy nhưng họ đã nhanh chóng phải lòng nhau và bắt đầu lén lút qua lại.
Đến năm 2001, Fiona chia tay chồng để được tự do hẹn hò với Paul trong khi anh này vẫn chung sống với vợ. Kết quả của mối tình vụng trộm này là việc Fiona sinh đứa con đầu lòng với Paul vào năm 2003. Đứa trẻ được đặt tên là Mia. Thế nhưng, đến năm 2004, đứa trẻ lại không may qua đời khi mới được 9 tháng.
Dù vậy nhưng cái chết Mia đã khiến Paul quyết tâm bỏ vợ để đến sống với Fiona nhằm bù đắp những mất mát của người tình. Trong quá trình chung sống sau đó, Fiona sinh thêm bé trai Harry và bé gái Elise.
Mặc dù đã có với nhau hai đứa con chung nhưng Paul và Fiona vẫn không đăng ký kết hôn, một phần bởi Paul nhận thấy Fiona là một người phụ nữ hay ghen tuông cách vô lối. Mối quan hệ giữa hai người đã trở nên căng thẳng sau khi Fiona bị sa thải khỏi chức vụ giám đốc tín dụng của Công ty bảo hiểm Lloyd vào đầu năm 2009.
Người mẹ độc ác Fiona
Không có việc làm và chỉ ở nhà quanh quẩn chăm con, Fiona dần trở nên trầm cảm và luôn nghi ngờ chồng đang lén lút gặp người phụ nữ khác ở bên ngoài. Còn Paul, biết được vợ đang phải chịu những áp lực nghiêm trọng về mặt tâm lý nên anh ta chỉ im lặng trước những lời chì chiết, ghen tuông vô lối của vợ.
Trong lúc đó, Paul tình cờ gặp lại một bạn học cũ là Alison Shimmens trong một lần họp lớp. Ban đầu, hai người chỉ nhắn tin thăm hỏi lẫn nhau. Paul cũng kể với Fiona về Alison để cô yên lòng.
Thế nhưng Fiona thì lại không nghĩ vậy. Cô ta cho rằng đó chỉ là màn kịch mà chồng vạch ra để khiến cô ta lơ là cảnh giác. Vì thế nên Fiona đã lấy số điện thoại của Alison để liên tục nhắn tin, gọi điện đe dọa cô này.
Mối quan hệ giữa Fiona và Paul vốn đã sóng gió nên càng căng thẳng hơn. Đỉnh điểm của những trận cãi vã là giữa năm 2009, Fiona lẳng lặng ôm hai con bỏ đến thị trấn Heathfield thuê nhà ở mà không nói gì với Paul.
Sau đó, vì thương các con nên Paul đã vài lần tìm cách để hàn gắn tình cảm với Fiona. Ngược lại, Fiona lại đón nhận một cách đầy nghi hoặc vì nghĩ rằng chồng đang lừa dối và vẫn qua lại với Alison. Cô ta thậm chí còn gửi đơn tố cáo đến cảnh sát, tố chồng hành hung, ngược đãi các con. Những cáo buộc này về sau đều được chứng minh là sai sự thực.
Đến ngày 14/1, khi đã cảm thấy mối quan hệ này không thể cứu vãn được nữa, Paul chính thức nói lời chia tay với Fiona, chấm dứt mối tình không hôn thú gần chục năm của họ. Cùng lúc, anh ta cũng chính thức qua lại với Alison.
Việc này đã khiến Fiona gần như phát điên. 2 ngày trước khi ra tay giết chết con, Fiona đã nhắn tin cho Alison, đe dọa: "Nếu cô còn tiếp tục ngủ với anh ta thì tôi sẽ giết chết cả hai đứa con của anh ta".
Alison và Paul nghĩ rằng Fiona chỉ dọa chứ không dám làm thật nên đã không báo cảnh sát. Đến ngày 27/1/2010, Paul bàng hoàng nhận được tin dữ khi đang ở nhà của Alison.
Nghi án giết người thứ ba
Trong quá trình điều tra về vụ việc, cảnh sát cũng đã phát hiện nhiều bằng chứng cho thấy Fiona chính là kẻ đã sát hại đứa con đầu tiên của cô ta với Paul. Theo các điều tra viên, tại thời điểm bé Mia qua đời, Fiona đã gọi điện cho cơ quan y tế và hét lên: "Con bé không hề cử động gì cả. Nó nhắm nghiền mắt! Lạy Chúa tôi! Không! Tôi đã làm gì vậy?".
Chuyện là bé Mia đã qua đời vào đúng ngày Paul đang cùng hai con riêng vui vẻ dự tiệc sinh nhật của vợ cũ tên là Linda. Sau việc này, Fiona đã đạt được điều mà mình mong muốn: Paul đã chính thức bỏ vợ và chuyển đến ở cùng với cô ta. Tuy nhiên, vì thiếu bằng chứng nên các công tố viên đã không thể buộc tội đối với Fiona về cái chết của Mia.
Đến tháng 7/2011, phiên tòa xét xử Fiona về cáo buộc giết người được mở ra. Trước tòa, các luật sư của cô ta luôn tìm cách để chứng minh rằng bị cáo này đã gây án trong trạng thái không bình thường.
Theo các luật sư của Fiona, khi ra tay giết con, cô ta đã gần như bị điên và thậm chí còn không nhớ được mình đã làm những gì. Tuy nhiên, các công tố viên bác bỏ lập luận này bằng các chứng cứ cho thấy việc giết con là kế hoạch đã được chuẩn bị kỹ lưỡng của Fiona cũng như những hành vi hoàn toàn bình thường của cô ta trong lúc bị tạm giam.
Thẩm phán Nicol nhận định: "Cái chết của những đứa trẻ là một thảm kịch, nhưng rõ ràng không phải là sự tình cờ. Bị cáo, cũng chính là mẹ của các nạn nhân, đã giết hại con mình. Những quy chuẩn về đạo đức thông thường của con người không thể chấp nhận được hành vi của bị cáo khi dùng tính mạng của con cái để trả thù cha của chúng vì đã bị anh ta bỏ rơi và đến với người khác".
Với lập luận này, thẩm phán Nicol đã quyết định tuyên mức án tù chung thân đối với Fiona về hành vi giết chết hai con ruột.
Theo Pháp luật Việt Nam
Vua Bỉ tuyên bố thoái vị Nhà vua Albert II, 79 tuổi, tuyên bố thoái vị vì lý do sức khỏe và nhường ngôi cho con trai là Thái tử Philippe. Nhà vua Albert II của Bỉ hôm qua đọc tuyên bố thoái vị trên truyền hình. Ảnh: Reuters Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia hôm qua, Vua Albert II nói ông sẽ thoái vị, và nhường...