Bí mật của nhóm người ở gần Formosa tiêu tiề.n như đại gia
Đức, Trung và Phương không có nghề nghiệp ổn định nhưng có cách tiêu tiề.n như đại gia. Cảnh sát lập chuyên án, xác định nhóm này thực hiện nhiều vụ trộm cắp tài sản tại Công ty Formosa Hà Tĩnh.
Sáng 27/12, Công an thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết, đã khởi tố bị can và tạm giam đối với Thiều Văn Đức (29 tuổ.i), Nguyễn Duy Trung (32 tuổ.i) và Thiều Văn Phương (54 tuổ.i), cùng trú phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh về tội Trộm cắp tài sản.
Theo cơ quan công an, từ năm 2022 đến 2024, Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) liên tiếp xảy ra nhiều vụ trộm cắp.
Một góc Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Ảnh: Phạm Xuân).
Lập chuyên án đấu tranh, Công an thị xã Kỳ Anh xác định nhóm đối tượng trộm cắp thông thuộc địa bàn bên trong Formosa Hà Tĩnh, nắm rõ quy luật tuần tra của bảo vệ doanh nghiệp, nhà thầu.
Ban chuyên án cũng nhận định các vụ trộm diễn ra vào ban đêm, nhóm thực hiện chuyên nghiệp, tinh vi, có sự chuẩn bị và phân công, hỗ trợ nhau.
Sau 2 năm vào cuộc điều tra, cảnh sát khoanh vùng được 3 nghi phạm gồm Đức, Trung và Phương.
Ba người này đều không có nghề nghiệp ổn định nhưng thường có cách tiêu xài kiểu đại gia, có nhiều bất minh về kinh tế. Trong đó, Trung và Đức từng có nhiều tiề.n án về tội Trộm cắp tài sản và Cướp tài sản.
Video đang HOT
Đến tối 25/11, ban chuyên án bố trí 2 tổ công tác mật phục, theo dõi tại Formosa Hà Tĩnh. Lực lượng trinh sát phát hiện, bắt quả tang Đức, Trung và Phương đang có hành vi lấy trộm 4 cuộn dây cáp điện lõi đồng, trọng lượng gần 170kg, trị giá gần 36 triệu đồng.
Nhóm này khai nhận đã nhiều lần lợi dụng không gian rộng lớn và sơ hở từ công tác bảo vệ bên trong Formosa Hà Tĩnh để trộm cắp tài sản.
Cảnh sát mật phục, bắt quả tang nhóm trộm cắp tài sản của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Ảnh: Công an cung cấp).
Để thực hiện hành vi, nhóm đối tượng chuẩn bị thang dây, kìm cộng lực giấu sẵn tại khu vực kín đáo, thuận tiện để tránh gây sự chú ý từ lực lượng bảo vệ. Nhóm thường lựa chọn các nơi sản xuất nằm xa khu vực trung tâm để dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội.
Đức, Trung và Phương phân công nhau cảnh giới rồi trèo tường vào bên trong khu vực để thiết bị dây cáp điện dự phòng tại các phân xưởng.
Tiếp đó, nhóm này sẽ dùng kìm cộng lực cắt dây cáp ra từng đoạn ngắn để rút lõi đồng bên trong rồi tập kết ra bên ngoài tiêu thụ.
Trong 2 năm, nhóm này đã nhiều lần trộm cắp, kiếm được số tiề.n hàng trăm triệu đồng. Số tiề.n này, ba người này chia nhau tiêu xài, đán.h bạ.c, mua điện thoại xịn và sắm những tài sản có giá trị lớn để sử dụng.
Mở rộng vụ án, cảnh sát bắt giữ, khởi tố bị can với Nguyễn Khắc Thương (53 tuổ.i, trú phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh), làm nghề chuyên kinh doanh phế liệu, về tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Theo Thượng tá Nguyễn Đình Hoàng, Phó Trưởng Công an thị xã Kỳ Anh, lực lượng điều tra gặp rất nhiều khó khăn do nhóm đối tượng thường gây án vào ban đêm, các ngày nghỉ hoặc lúc thời tiết mưa rét.
Cùng với đó, Formosa Hà Tĩnh có diện tích rộng, lực lượng bảo vệ mỏng nên không thể kiểm soát hết nhiều khu vực trong công ty.
Kết quả khám nghiệm hiện trường cũng cho thấy, nhóm đối tượng có kinh nghiệm trộm cắp tài sản và đối phó với cơ quan chức năng.
Hà Tĩnh sử dụng 400 tỷ đồng Formosa hỗ trợ như thế nào?
Sau gần 5 năm được cấp 400 tỷ đồng để thực hiện 4 dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, đến nay Hà Tĩnh chỉ mới có 1 dự án hoàn thiện, đưa vào hoạt động.
Điều đáng nói, đây là khoản tiề.n bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh để khắc phục môi trường biển sau sự cố năm 2016.
Tỉnh Hà Tĩnh có chiều dài bờ biển hơn 137km,với hơn 3.600 tàu thuyền đán.h bắt trên biển hằng năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hạ tầng nghề cá chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng neo đậu, tránh trú bão, luồng lạch bị bồi lắng, quy mô cảng cá hạn chế. Trong đó, đơn cử như tại huyện Cẩm Xuyên có khoảng 1.000 tàu cá hoạt động, trên 3.900 lao động trực tiếp khai thác, đán.h bắt trên biển và tham gia dịch vụ hậu cần. Tuy nhiên đến thời điểm này, huyện vẫn chưa có cảng cá nào được xây dựng.
Hoạt động nghề cá chủ yếu diễn ra trên gò Cửa Nhượng song vị trí này quy mô nhỏ, liên tục bị bồi lắng nên chỉ có tàu công suất thấp mới vào được. Khi có bão, áp thấp nhiệt đới trên biển, những tàu lớn của địa phương đành phải di chuyển ra cảng Cửa Sót (Lộc Hà) hoặc vào Quảng Bình để neo đậu, tránh trú. Hiện nay, hai cảng cá trọng điểm của tỉnh là cảng cá Xuân Hội (Nghi Xuân), cảng cá Cửa Sót (Lộc Hà) cũng thường xuyên bị bồi lắng, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ hải sản và dịch vụ hậu cần.
Hà Tĩnh chậm triển khai các dự án từ khoản tiề.n bồi thường của Formosa khiến 2 cán bộ bị kỷ luật.
Trước tình hình đó, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 476/QĐ-TTg ngày 1/5/2019 giao UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế chỉ đạo thực hiện đầu tư các dự án "Xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá" và dự án "Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản" sử dụng khoản tiề.n bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh sau sự cố môi trường biển 2016, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 3081/QĐ-UBND ngày 17/9/2019, giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư thực hiện các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá.
Theo các quyết định được phê duyệt, với số tiề.n được cấp là 400 tỷ đồng, tỉnh Hà Tĩnh phân bổ để thực hiện 4 dự án, bao gồm: Đầu tư xây dựng cảng cá Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên) với số tiề.n 280 tỷ đồng; nạo vét và chỉnh trị tuyến luồng, cửa vào khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ (Nghi Xuân) trị giá 20 tỷ đồng; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá tại khu neo đậu tránh trú bão Cửa Khẩu - Kỳ Hà (TX Kỳ Anh) với số tiề.n 40 tỷ đồng và dự án đầu tư xây dựng mở rộng cảng cá Thạch Kim (Lộc Hà) trị giá 60 tỷ đồng.
Theo Quyết định số 476/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thời gian thực hiện đầu tư các dự án đến hết ngày 31/12/2020 phải hoàn thiện, đưa vào sử dụng. Trên cơ sở đó, ngày 29/5/2019, Bộ Tài chính cũng đã có Văn bản 6159/BTC-NSNN bố trí 400 tỷ đồng cho tỉnh Hà Tĩnh để thực hiện dự án. Tuy nhiên, sau gần 5 năm, trên địa bàn Hà Tĩnh chỉ duy nhất một dự án đã hoàn thiện, đưa vào sử dụng từ tháng 6/2023 là dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá tại Khu neo đậu tránh, trú bão Cửa Khẩu - Kỳ Hà với số tiề.n đã giải ngân thanh toán là 35,783 tỷ đồng. Dự án nạo vét, chỉnh trị luồng cửa vào Khu neo đậu tránh, trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ chỉ mới giải ngân 0,6 tỷ đồng để tạm ứng cho đơn vị tư vấn khảo sát, lập mô hình, lập báo cáo nghiên cứu khả thi; dự án đầu tư xây dựng mở rộng cảng cá Thạch Kim giải ngân được 1,858 tỷ đồng và dự án đầu tư xây dựng cảng cá Cửa Nhượng chỉ mới thực hiện giá trị tương đương gần 8,6 tỷ đồng. Đến nay, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ mới phân bổ 181,8 tỷ đồng cho các dự án, giá trị giải ngân được 46,749 tỷ đồng, đạt 25,71% vốn đã phân bổ và đạt 11,69% số vốn bố trí cho dự án.
Trước tình hình đó, ngày 20/5/2021, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định 743/QĐ-TTg về việc gia hạn thời gian thực hiện các dự án tại Quyết định số 476/QĐ-TTg ngày 1/5/2019. Trong đó, 4 dự án của tỉnh Hà Tĩnh được gia hạn đến ngày 30/6/2022 phải hoàn thành, đưa vào khai thác. Như vậy, tính đến thời điểm Chính phủ cho phép, cả 4 dự án đều không đạt tiến độ và đến thời điểm này, trên địa bàn Hà Tĩnh hiện đang còn 3/4 dự án chậm tiến độ. Riêng dự án lớn nhất là đầu tư xây dựng cảng cá Cửa Nhượng với quy mô cảng cá cấp II, đáp ứng công suất tàu 400CV, năng lực cập tàu 100 lượt/ngày, lượng thủy sản qua cảng khoảng 16.000 tấn/năm với tổng mức đầu tư 280 tỷ đồng đến tháng 12/2023 mới tiến hành lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng.
Đại diện chủ đầu tư, ông Nguyễn Trịnh Hà, Phó Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh lại cho rằng, các dự án này phê duyệt đến năm 2025 mới hoàn thiện. Về tiến độ thực hiện các dự án còn lại, hiện đang triển khai ở khâu phê duyệt kế hoạch đấu thầu, chưa phê duyệt đơn vị thi công nên về nguyên tắc, không được cung cấp các thông tin liên quan đến kinh phí, tài chính.
Lý do của việc chậm triển khai các dự án nói trên, theo đán.h giá do dự án sử dụng nguồn vốn từ khoản tiề.n bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh có tính chất đặc thù nên các dự án phải chờ hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về quy trình thực hiện và giải ngân. Bên cạnh đó, hầu hết các dự án được triển khai tại khu vực cửa sông, luồng nước thường xuyên biến động, có tính chất kỹ thuật phức tạp nên việc lựa chọn danh mục và giải pháp kỹ thuật cần nhiều thời gian để xem xét, đán.h giá kỹ lưỡng trước khi trình Bộ ngành Trung ương xem xét.
Riêng Dự án "Phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản" được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung chủ trương cho thực hiện tại Văn bản số 8608/BNN-TCTS ngày 18/11/2019, trị giá 170 tỷ đồng nhưng đến nay chưa được cấp vốn, đồng thời đây là dự án có tính chất kỹ thuật phức tạp, không có tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể, chưa từng được triển khai trên địa bàn tỉnh cũng như trên toàn quốc nên chưa có cơ sở để thực hiện.
Liên quan đến việc quá trình triển khai các dự án này, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về trình tự thủ tục triển khai dự án, giải ngân nguồn vốn đối với dự án và có kết luận số 395/KL-UBND ngày 18/10/2022, theo đó xác định rõ những tồn tại và hạn chế; nguyên nhân chủ quan, khách quan và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Qua đó, đã có Quyết định số 143/QĐ-UBND ngày 13/01/2023 thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Hà Văn Trà, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh.
Trước đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh cũng đã có Quyết định số 1092/QĐ-BQLDA ngày 15/11/2022 thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Hà Huy Thành, Giám đốc quản lý dự án "Xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá".
Cuối năm, CSGT mật phục bắt nhiều tàu hút trộm cát trên sông Hồng Rạng sáng ngày 24/12, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ một phương tiện không có số đăng ký, đăng kiểm đang tiến hành hút cát trái phép trên sông Hồng. Khoảng 1h45, ngày 24/12, Đội Cảnh sát đường thủy số 1 thuộc Phòng CSGT - Công an TP Hà Nội đã phối hợp cùng Phòng 8 - Cục CSGT...