‘Bí mật’ của Nguyễn Đức Nghĩa trong buồng biệt giam
Nghĩa hoạt ngôn, dễ lấy được nước mắt của người đối diện, nhưng trong buồng biệt giam lại luôn coi thường và phân biệt đẳng cấp với bạn tù.
Với những phạm nhân mang trọng tội, họ phải sống trong điều kiện đặc biệt “cùm chân, chỉ được đổi chân một lần vào mỗi thứ sáu, chỉ được nhìn thấy ánh sáng mặt trời qua một cái lỗ thông hơi nhỏ xíu bằng bàn tay…” nên tử tù cũng dễ bộc lộ bản chất một cách rõ ràng nhất trong sinh hoạt thường ngày.
Theo cán bộ trại tạm giam số 1, Công an Hà Nội, lẽ thường tử tù rất thương nhau, vì họ không biết sẽ “ra đi” lúc nào nên thường nhường nhau cơm áo, chia sẻ với nhau… Nhưng riêng tử tù Nguyễn Đức Nghĩa – kẻ từng chặt xác bạn gái cũ lại không như vậy. Người quản lý trực tiếp của tử tù này cho biết, Nghĩa rất hoạt ngôn, rất biết cách thể hiện bản thân nên luôn lấy được nước mắt của người đối diện. Nhưng trong buồng biệt giam, bản chất của anh ta được bộc lộ một cách rõ ràng nhất.
Nguyễn Đức Nghĩa trong phiên xử phúc thẩm tại TAND Tối cao. Ảnh: Hà Anh
Theo thiếu tá Ngô Xuân Trung (cán bộ quản giáo Trại tạm giam số 1), so với các tử tù khác, Nghĩa là người có diễn biến tâm lý phức tạp nhất, thường xuyên mâu thuẫn với bạn tù. “Nghĩa sống khá ti tiện, chấp nhặt ngay cả những chi tiết nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày. Khi lãnh đạo trại giam vào chia sẻ, hỏi han anh ta hứa hẹn rất văn hoa nhưng khi vào buồng giam, Nghĩa lại trở về đúng bản chất”, quản giáo Trung cho biết.
Ông cho biết, khi sống với bạn tù, Nghĩa không cần phải cố gắng để biểu diễn sự hay ho ra bên ngoài. Năm 2011 Nghĩa được sắp xếp ở cùng buồng giam với tử tù Nguyễn Anh Tuấn (quê ở Mê Linh). Tuấn và Nghĩa bằng tuổi nhau, cùng phạm tội “giết bạn gái” để cướp của, chỉ khác nhau ở chỗ, Nghĩa giết người bạn gái cũ, còn Tuấn giết bạn gái vừa mới quen.
Những vết đạn loang lổ ở hàng rào chắn bằng bê tông ở trường bắn Cầu Ngà giờ chỉ còn lại như những kỷ niệm buồn. Ảnh: Anh Thư
Suốt quá trình bị giam giữ cùng nhau, hai tử tù này thường xuyên phát sinh mâu thuẫn. “Tất cả tử tù mang trọng tội đều bị cùm một chân trên chiếc giường đặc biệt, mỗi tuần chỉ được đổi chân một lần vào thứ 6. Do không thể chạm vào nhau nên Tuấn và Nghĩa đã dùng cả xô nhựa, chậu nhựa để ném nhau. Không kẻ nào chịu nhịn, cho đến khi được hỏi lý do mâu thuẫn thì chỉ vì… miếng ăn”, quản giáo Trung kể.
Theo quản giáo Trung, so với các tử tù khác, Nghĩa có điều kiện được thăm nuôi tốt hơn nên thường xuyên tỏ thái độ trịnh thượng, phân biệt đẳng cấp, coi thường bạn tù. Thế rồi, sau một lần choảng nhau tới bến, các cán bộ trại giam đành phải đổi buồng giam cho Tuấn vì theo tử tù này “không chịu nổi thái độ trịnh thượng của Nghĩa, vì bị Nghĩa chê là vô học”.
Hiện, tử tù Nguyễn Đức Nghĩa được sắp xếp ở cùng buồng với tử tù tên Vũ Trọng Tâm (quê Yên Bái). Tâm bị xử tử hình vì tội đã giết chết ông chủ nhà trọ ở quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Nấm mộ của các tử tù tại trường bắn Cầu Ngà. Ảnh: Anh Thư
Cũng theo vị cán bộ từng nhiều năm làm quản giáo, sống ở buồng biệt giam, có tử tù xem đó là nơi đáng sợ hơn cả cái chết. Bởi tất cả trong số họ đều không thể biết mình “ra đi” lúc nào. Cứ đêm xuống là tử tù lại thức trắng, sợ nghe âm thanh lạch cạch của then sắt. Họ biết, lúc đó họ phải đi thi hành án.
Năm 2011, có 7 tử tù ra đi như thế, trong đó tử tù Nguyễn Tuấn Thắng (kẻ giết chết 3 người trong một gia đình để cướp chim cảnh tại quận Ba Đình, Hà Nội). Thắng đi trả án ngay sau đêm anh ta được gặp người nhà. Cũng có nhiều tử tù không đợi nổi đến ngày trả giá đã chết ngay trong buồng biệt giam.
Trở lại trường bắn Cầu Ngà những ngày này, không khí đã khác xưa rất nhiều. Khu đất rộng mênh mông, giờ đang được trồng hoa, cây cảnh và ngôi nhà dùng để tiêm thuốc độc đã xây xong. Công trình nhà thi hành án bằng tiêm thuốc độc đang được gấp rút hoàn thiện.
Năm 2012, chưa ai biết tử tù nào sẽ “xông đất nhà thi hành án” mới, và bị tiêm thuốc độc sau khi khu nhà này được hoàn thành. Nhưng những vết đạn loang lổ trên bức tường rào bằng bê tông ở trường bắn Cầu Ngà vẫn còn đó như những kỷ niệm rất buồn.
Theo VNExpress
Video đang HOT
Nguyễn Đức Nghĩa: Tết biệt giam
Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa
Rất lâu rồi, Hà Nội mới có một mùa đông rét mướt tê tái kéo dài đến như vậy. Tôi ngồi cùng bà Phạm Thị Chuân, mẹ của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa trong nhà thăm gặp người thân phạm nhân của Trại tạm giam Công an Hà Nội.
Nguyễn Đức Nghĩa được dẫn vào buồng. Bà Chuân nhào vào, chộp vội chiếc điện thoại, lắp bắp hỏi thăm con trai có khỏe không, có ăn, có ngủ được không, quần áo có đủ ấm không. Hai mẹ con họ nói chuyện với nhau bằng điện thoại qua một vách kính. Nếu không có vách kính kia, tôi nghĩ rằng, họ sẽ lao vào ôm chầm lấy nhau mà khóc. Bà Chuân đang ở rất gần thằng con trai tội lỗi, nhưng bà không thể chạm được vào người nó và nắm lấy đôi bàn tay của nó. Còn thằng con trai của bà, nó cũng đang cố rướn người để được nhìn thấy mẹ gần hơn. Bà Chuẩn run rẩy, nước mắt bà trào ra: "Con ơi, mùng 4 Tết này là 100 ngày bố con. Dù còn một ngày con cũng phải sống cho tử tế nhé". Nguyễn Đức Nghĩa khẽ gật đầu rồi cố cười để mẹ vui lòng.
Một tháng nay, bà Chuân khóa cửa ngôi nhà dưới Hải Phòng để lên Hà Nội ở cùng con gái. Ngôi nhà vốn trước đây chỉ có hai vợ chồng bà ra vào, giờ ông Hùng mất rồi, ngôi nhà càng thêm trống trải. Chị gái Nguyễn Đức Nghĩa thương mẹ, đưa bà Chuân lên Hà Nội ở cùng để tiện bề chăm sóc căn bệnh đau đầu kinh niên của mẹ. Nhưng lý do nữa khiến bà khóa cửa ngôi nhà và lên Hà Nội là để bà cảm thấy được ở gần hơn thằng con trai đang nằm trong trại tạm giam Hà Nội. Bà thấp thỏm chờ đợi đến ngày thứ sáu. Và mỗi tháng được một lần vào thăm nó.
- Con ơi, con khỏe không?
- Con khỏe mẹ ạ!
- Con có đủ ấm không?
- Con mới được cán bộ trại giam phát áo trấn thủ. Đủ ấm mẹ ạ!
- Con phải cố gắng lên nhé. Dù còn sống một ngày hay một phút cũng phải sống cho tử tế con nhé. Con đừng xích mích, mâu thuẫn gì với bạn tù. Cùng cảnh với nhau, phải yêu thương nhau chứ đừng chành chọe nhau làm gì.
- Vâng ạ! Mẹ đừng lo.
(Theo lời kể của một cán bộ quản giáo thì thời gian này, Nguyễn Đức Nghĩa thỉnh thoảng có xích mích với một phạm nhân cùng buồng vì những sinh hoạt nhỏ nhặt thường ngày. Tử tù này cũng phạm tội giết người cướp tài sản).
- Cái chị ở Quảng Ninh cứ đòi đi cùng gia đình lên thăm con. Chị ấy gọi điện cho mẹ khóc lóc nức nở. Chị ấy thương mẹ, muốn được chia sẻ với gia đình mình và lần nào gọi điện cũng đòi đi cùng vào trại.
Sau này, Bà Chuân có kể với tôi rằng, từ khi ông Hùng chồng bà bị tai nạn giao thông qua đời, có rất nhiều người biết tin qua đài báo, internet đã gọi điện tới hỏi han, chia sẻ sự mất mát này với bà. Không biết họ tìm đâu ra số điện thoại của gia đình bà. Có nhiều người ở nước ngoài cũng gọi điện về. Trong số ấy, đa phần là những người phụ nữ. Nỗi bất hạnh của bà, hẳn phải là những người đã từng làm vợ, làm mẹ mới cảm nhận hết. Một người phụ nữ ở Quảng Ninh chỉ biết câu chuyện của gia đình bà Chuân qua báo, từ bấy đến nay, chị luôn dõi theo hành trình đau khổ của bà và động viên tinh thần bà rất nhiều. Đó chính là những liều thuốc khiến trái tim bà Chuân dần ấm lại.
- Ở trong này, con phải giữ sức khỏe, đừng hút thuốc, hút men gì cả. Con không được tiêu cực, không được nghĩ quẩn, con mà có thế nào mẹ không sống được đâu.
Nguyễn Đức Nghĩa gật đầu. Đôi mắt kẻ tử tù chớp chớp. Nó mấp máy môi:
- Con nhớ rồi. Mẹ không phải lo gì cho con đâu.
- Phải cố gắng con nhé. Khi bố con còn sống cũng thường nhắc nhở, còn một phút nào sống cũng phải hy vọng. Không được tiêu cực.
- Con nhớ rồi.
- Mẹ vẫn giữ số điện thoại của bố con nên thỉnh thoảng vãn có người gọi tới số điện thoại của bố hỏi thăm, động viên mẹ.
- Vâng. Mẹ nhớ phải giữ gìn sức khỏe nhé.
Hôm nay, đi cùng bà Chuân vào thăm Nghĩa là chị gái của anh ta. Người chị này có nét hao hao giống Nghĩa với cặp kính cận trên gương mặt sáng. Tình cảm của người chị gái đối với em trai bao giờ cũng là thứ tình cảm bao dung, che chở. Tình cảm máu mủ ấy sẽ trở thành tình mẹ con nếu chẳng may cha họ mẹ qua đời. Hình như, chan chứa trong những lời nói của chị gái Nguyễn Đức Nghĩa cũng hiển hiện tình cảm ấy. Chị kể rằng, từ khi vụ án động trời do em trai chị gây ra, cứ một bước ra đường chị cũng phải đeo khẩu trang. Chị sợ cái cảm giác ai đó nhìn chằm chằm vào mặt mình và thốt lên những tiếng kinh ngạc: "Hình như là chị gái thằng Nguyễn Đức Nghĩa..." (Cái tên Nguyễn Đức Nghĩa có lẽ là một cái tên được nhiều người "search" nhiều nhất trên Google thời gian qua. Vì kinh hoàng, vì tò mò và vì đây là một vụ án gây cho dư luận nhiều cảm xúc nhất. Có khi là thông cảm, chia sẻ với ông Hùng, bà Chuân và đặc biệt là sau cái chết của ông Hùng. Có khi là thương xót gia đình nạn nhân, xót xa đến phẫn uất tội ác của Nguyễn Đức Nghĩa khi chứng kiến gương mặt khắc khổ, héo úa của ông Ba - bố nạn nhân). Bởi thế, báo chí, dư luận đối với gia đình bà Chuân là một điều gì đó thật khủng khiếp. Với chị gái của Nghĩa, đến giờ cũng chưa thể quen được với những cay nghiệt của người đời. Cũng như bà Chuân, chị gái của Nghĩa vồ lấy máy điện thoại, hối hả hỏi cậu em trai những câu hỏi đã được sắp xếp sẵn trong đầu, bởi thời gian đối với họ giờ đây còn quý hơn vàng ngọc. Họ sợ rằng, mấy phút được nói chuyện theo quy định của trại giam mà họ phải chờ đợi, mong ngóng cả tháng trời sẽ trôi vuột mất.
- Nghĩa ơi, em ở trong đó thì tắm rửa thế nào?
- Em vẫn tắm bình thường, chị ạ. Vẫn tắm được mà.
- Mọi việc ngoài này, em không phải lo đâu. Chị sẽ thay em lo cho mẹ. Cứ yên tâm giữ gìn sức khỏe.
- Cháu có ngoan không chị? Có lớn không, có bụ bẫm không?
- Cháu ngoan lắm, 18 tháng, bụ bẫm và biết nói rồi. Nó nói nhiều và bi bô nói suốt ngày.
Nghĩa cười. Mắt kẻ tử tù long lanh khi nghe chị gái nhắc tới đứa cháu bé nhỏ gọi Nghĩa bằng cậu. Khi chưa bị bắt, Nghĩa rất thích chơi với nó. Khi ấy, cháu bé mới vừa đầy tuổi. Nhìn hai chị em Nghĩa nói chuyện với nhau qua lớp kính, hai cặp kính dày chăm chú nhìn nhau, hai tấm lưng cố nhoài để được gần nhau hơn, tôi chợt thấy tiếc nuối. Họ đều là những con người trí thức, sinh ra trong một gia đình nề nếp. Nhưng Nghĩa đã không đi cùng con đường với người chị của mình, đến giờ đây chỉ ngồi cách nhau một vách kính nhưng chị em họ không thể cảm nhận thấy hơi ấm của nhau.
- Lúc bố còn sống vẫn luôn dặn, lúc nào em cũng phải cố gắng lên nhé. Mọi việc ngoài này chị sẽ lo cho mẹ.
Nghĩa gật đầu. Đôi mắt trũng sâu sau cặp kính cận dày chớp liên tục. Có lẽ đã nhiều đêm anh ta mất ngủ. Chỉ hỏi cậu em được vài câu là chị gái của Nghĩa đã nghẹn ngào. Những lời nhắc nhở, dặn dò cậu em vì thế luôn bị đứt đoạn, ngắt quãng bởi tiếng khóc nghẹn.
Thực ra, về vụ án Nguyễn Đức Nghĩa, đã có quá nhiều bài phản ánh nhưng quả thực, tôi vẫn muốn được một lần đối diện trực tiếp với kẻ tội lỗi này, để nghe Nghĩa nói và nhìn nhận thật kỹ gương mặt anh ta. Và lý giải câu hỏi, tại sao đằng sau cặp kính kia lại là tâm hồn của một tội đồ?
- Chào Nghĩa, em có khỏe không?
- Em chào chị. Dạ, em khỏe chị ạ!
- Em có biết chị là ai không??
- Dạ có ạ. Chị là nhà báo. Hôm trước em có nhìn thấy chị đi cùng với một chị nữa, nhưng hôm đó chị đeo kính, còn hôm nay không thấy chị đeo kính. Chị ở báo nào ạ?
- Chị là phóng viên Chuyên đề CSTC, thuộc Báo CAND. Em đã bao giờ đọc báo đó chưa?
- Dạ có ạ. Thỉnh thoảng em cũng được gia đình gửi báo vào.
- Thế đã bao giờ đọc được bài báo nào viết về mình không?
- Dạ có ạ.
- Ở trong này, không có game, không có Internet, em đã quen với cuộc sống này chưa?
- Dạ rồi ạ. Không Internet em thường chơi cờ tướng.
- Cờ mồm à?
- Dạ vâng ạ. Bọn em chơi cờ mồm. Đánh với người ở phòng bên cạnh.
- Em học chơi cờ mồm có lâu không?
- Dạ, chỉ một thời gian ngắn là học được thôi. Mà ở biệt giam thì hầu như ai cũng biết chơi chị ạ.
- Em thường thắng hay thua.
- Dạ em thường thắng. Cùng lắm là hòa chứ chưa bao giờ thua.
- Ngoài cờ ra thì...
- Dạ, em thường hát hò cho đỡ buồn. Ở trong đó ai cũng hát, hát suốt ngày, trừ lúc ngủ.
- Em hát có hay không?
- Dạ, em không biết em hát có hay không nhưng thỉnh thoảng cũng bị bạn tù phản đối (cười) vì chắc là họ không nghe nổi.
- Sắp Tết rồi. Ngày xưa ở nhà thì Tết em thường làm gì?
- Dạ, em thường đi chơi với bạn bè cấp ba. Đi lễ nhà thờ. Hôm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, em nằm trong này nghe thấy tiếng pháo nổ vang trời ở sân vận động Mỹ Đình, thấy người nao nao.
- Em có thuộc nhiều nhiều bài thánh ca không?
- Dạ có. Thỉnh thoảng em cũng hát Thánh ca, còn ngày nào em cũng đọc kinh cầu nguyện cho vong linh của bố em được siêu thoát và để sám hối tội lỗi của mình.
Nghĩa cúi mặt, giấu đi đôi mắt đang ướt nhòe sau cặp kính. Bất chợt, một cảm giác nghèn nghẹn ập đến trong tôi, giống như cảm giác hôm nào tôi đến nhà ông Ba ở phố Minh Khai, thắp hương trước bàn thờ của em Linh, nhìn gương mặt của cô gái trẻ ẩn hiện sau làn khói mỏng manh và chứng kiến nỗi đau khiến tất cả con người trong ngôi nhà ấy trở nên hóa đá đến câm lặng. Trong những ngày này, người ta đang nhộn nhịp sắm Tết, tất cả mọi người dù đang ở phương trời nào cũng đều hướng về gia đình, về với cội nguồn. Cái Tết - với người Việt Nam là sự sum họp, với riêng Nguyễn Đức Nghĩa, Tết năm nay, kẻ tử tù này đã cảm nhận được Tết đang đến rất gần. Nhưng là một cái Tết chia ly...
Theo Cảnh sát toàn cầu
Giây phút cuối cùng của tử tù "Hôm nay con phải đi xa mẹ và gia đình mãi mãi rồi. Con nhớ thương mẹ và các cháu nhiều lắm. Con ngàn lần xin gia đình tha lỗi. Bố ân hận không giúp gì cho các con trong quãng đời còn lại, tha thứ cho bố nhé. Thương hai con nhiều. Vĩnh biệt...", lá thư của tử tù viết. Sống trong...