Bí mật của Mỹ về hàng triệu con gà được nuôi để điều chế vắc-xin cúm
Chính phủ Mỹ có thể nuôi hàng triệu con gà đẻ trứng quanh năm ở những địa điểm bí mật để phục vụ cho việc điều chế vắc-xin cúm. Số lượng và vị trí chính xác của số gà này là một vấn đề an ninh quốc gia, theo Insider.
Mỹ có thể nuôi hàng triệu con gá để phục vụ việc điều chế vắc-xin cúm
Trên khắp nước Mỹ, có khả năng có hàng triệu con gà đẻ trứng mỗi ngày, quanh năm để điều chế vắc-xin cúm. Theo CNN, chỉ trong mùa cúm gần đây nhất (tính đến cuối tháng 2), 140 triệu quả trứng gà có thể đã được sử dụng để điều chế vắc-xin. Và gà mái chỉ đẻ một quả trứng mỗi ngày.
Chi phí để nuôi đàn gà nói trên không được công khai nhưng một hợp đồng ba năm giữa Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) và một công ty tư nhân cung cấp trứng lâu năm có giá 42 triệu USD. Tuy nhiên, theo CNN, HHS không chỉ ký 1 hợp đồng duy nhất mà còn có nhiều hợp đồng trị giá hàng chục triệu USD khác nữa.
Từ những năm 1930, các nhà khoa học đã khám phá ra việc sử dụng trứng gà trong sản xuất vắc-xin. Nhóm nghiên cứu ở Anh đã thử nghiệm vắc-xin đầu tiên trong lực lượng vũ trang vào năm 1937. Một năm sau đó, Mỹ phát hiện rằng có thể bảo vệ quân đội bằng cách tiêm phòng cúm. Đến đầu những năm 1940, vắc-xin cúm sản xuất từ trứng gà đã sẵn sàng cho mọi công dân Mỹ.
Rick Bright, Giám đốc Cơ quan nghiên cứu và phát triển y sinh tiên tiến ở Washington tiết lộ với Planet Money rằng sau dịch cúm gia cầm năm 2001, để đảm bảo nước này luôn sẵn sàng cho đại dịch, chính phủ Mỹ đã duy trì một số lượng lớn đàn gà đẻ trứng để điều chế vắc-xin.
Khi được hỏi số gà này đang ở đâu, ông Bright tuyên bố: “Rất nhiều trang trại nằm ở những nơi không được tiết lộ. Vì đó là an ninh quốc gia của chúng ta”.
Khi được hỏi có tổng cộng bao nhiêu gà, ông nhắc lại: “Đó là bí mật an ninh quốc gia”.
Theo CNN, chính phủ Mỹ đặt vắc-xin từ một vài công ty sản xuất khác nhau. Các công ty lại nhận trứng gà để sản xuất vắc-xin từ nguồn cung cấp của chính phủ.
Để sản xuất vắc-xin, người ta dùng một cây kim chọc một lỗ trên trứng và một loại virus cúm được tiêm vào bên trong quả trứng. Cái lỗ được bịt kín, và trứng được ủ trong 10 ngày. Virus phát triển trong lòng trắng trứng, sau đó lòng trắng trứng bị loại bỏ, các nhà khoa học làm virus bất hoạt để không còn khả năng gây bệnh để thu về kháng nguyên của virus. Kháng nguyên là chất khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ được hệ thống miễn dịch nhận biết và sinh ra kháng thể tương ứng.
Video đang HOT
Phòng xử lý phôi gà tại nhà máy dược phẩm ở Nga vào năm 2019.
Tuy nhiên, khi thế giới đang chạy đua để sản xuất vắc-xin ngừa virus corona mới (SARS-CoV-2) vốn đã khiến hơn 1 triệu người nhiễm bệnh thì trứng gà tại các trang trại bí mật của Mỹ lại không có tác dụng gì.
Virus corona chủng mới khác hơn so với các virus gây cúm thông thường nên các phương pháp truyền thống sử dụng trứng điều chế vắc-xin không có hiệu quả. Theo đó, virus corona không thể sao chép được trong lòng trắng trứng.
Minh Nhật
100 năm trước, đeo khẩu trang từng được coi là bắt buộc ở Mỹ như thế nào?
Khi dịch Covid-19 lây lan ở châu Á, người dân trên khắp khu vực đều đeo khẩu trang. Nhiều quốc gia coi việc đeo khẩu trang là điều bắt buộc khi ra khỏi nhà.
Theo CNN, ở phương Tây, việc đeo khẩu trang được tranh cãi rất nhiều. Gần đây, Mỹ mới chính thức khuyến cáo người dân đeo khẩu trang.
Trong đại dịch cúm năm 1918 -1920, một phần ba dân số thế giới, tương đương 500 triệu người khi đó bị lây nhiễm. Kết quả là có tới 50 triệu người tử vong.
Điểm khác biệt trong đại dịch năm đó là Mỹ đi đầu trong việc đeo khẩu trang. Tháng 10.1918, San Franciso trải qua làn sóng lây nhiễm cúm thứ hai, khiến chính quyền thành phố ban hành lệnh đeo khẩu trang bắt buộc.
Một cảnh sát Mỹ đeo khẩu trang trong giai đoạn bùng phát cúm Tây Ban Nha năm 1918.
Giới chức Y tế thành phố đã cho chạy những dòng khuyến cáo để nâng cao ý thức của người dân. "Đeo khẩu trang và bảo toàn tính mạng! Khẩu trang giúp 99% ngăn ngừa cúm".
Tất cả những người ra khỏi nhà không có khẩu trang có thể bị phạt, thậm chí bỏ tù. Những lời khuyên được lan truyền rộng rãi, đến cả các thành phố khác ở bang California như Santa Cruz, Los Angeles và cuối cùng là nhiều bang ở Mỹ cũng áp dụng.
Dĩ nhiên, San Francisco luôn đi đầu trong việc phổ biến sự cần thiết của việc đeo khẩu trang đối với người dân. Ngày 25.10.1918, tờ San Francisco Chronicle đăng hình ảnh trên trang nhất, cho thấy thẩm phán và các chính trị gia hàng đầu đeo khẩu trang. Tất cả các đoàn tàu đến nhà ga ở San Francisco đều gặp những nhóm hoạt động khuyến khích đeo khẩu trang.
Một nhà kho được cải tạo làm nơi cách ly người bệnh.
Ở bên kia Đại Tây Dương, Pháp khuyến cáo người dân Paris đeo khẩu trang từ tháng 11.1918 và sau đó là Anh.
Đầu tháng 12.1918, tờ Times ở London dẫn lời các bác sĩ ở Mỹ, rằng cúm lây nhiễm do "tiếp xúc và có thể phòng ngừa được".
Tờ Times nhấn mạnh một bệnh viện ở London đã yêu cầu toàn bộ bệnh nhân và nhân viên y tế đeo khẩu trang. Tờ báo còn viện dẫn sự thành công của việc đeo khẩu trang trên một con tàu biển có hành trình qua lại giữa Mỹ và Anh.
Đeo khẩu trang từng được coi là điều bắt buộc ở Mỹ.
Thuyền trưởng khi trở về Mỹ đã yêu cầu toàn bộ hành khách và thủy thủ đoàn đeo khẩu trang. Kết quả là không có ai bị nhiễm cúm dù con tàu cập cảng ở khác khu vực có mức độ lây nhiễm cao như Manhattan, New York và Southampton, Anh.
Ở Nhật, việc ban hành khuyến cáo đeo khẩu trang cũng được áp dụng ngay trong năm 1918.
Chính quyền Nhật cho rằng đeo khẩu trang là một cử chỉ lịch sự trong việc bảo vệ người khác khỏi virus và đã có hiệu quả trong các đợt bùng phát dịch bệnh tại địa phương trước đây.
Bảng thông báo yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang ở san Francisco.
Đeo khẩu trang rộng rãi dường như đã tác động đến mức độ lây nhiễm cúm ở Mỹ. Đến cuối tháng 12, các thành phố và tiểu bang ở Mỹ cảm thấy đủ yên tâm để bỏ quy định đeo khẩu trang, vì tóc độ lây nhiễm đã giảm xuống mức thấp nhất ở nhiều nơi.
Có thể nói, năm 1918, Mỹ áp dụng quy định đeo khẩu trang một cách kiên quyết và nhanh chóng. Một thế kỷ sau, các nước châu Á lại áp dụng quy định đeo khẩu trang sớm hơn Mỹ để ngăn ngừa tốc độ lây lan của một loại virus khác.
Có lẽ là vì trong suốt nhiều năm, các nước châu Á đã hình thành thói quen chống dịch, điển hình là đại dịch SARS năm 2003. Ở phương Tây, dịch bệnh không bùng phát thường xuyên và văn hóa đeo khẩu trang từ đó cũng bị lãng quên, theo CNN.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Đăng Nguyễn
Tìm được bệnh nhân số 0 là vũ khí cắt nguồn dịch ở 4 nước có ca nhiễm Covid-19 cao kỷ lục Việc tìm kiếm "bệnh nhân số 0" trong cuộc chiến chống Covid tương đương với việc tìm được vũ khí có thể cắt được nguồn dịch. Nhưng trong lịch sử lâu dài của loài người trong việc chiến đấu với bệnh dịch, rất ít "bệnh nhân số 0" được tìm thấy. Vào ngày 1/12 /2019, một ca nhiễm virus corona Covid-19 chủng mới...