Bí mật của hòn đá có khả năng phát wifi khi đốt
Thoạt nhìn, nhiều người tưởng rằng đây chỉ là hòn đá bình thường. Tuy nhiên, khi châm lửa đốt, đủ lượng nhiệt làm nóng lên, tảng đá liền phát ra sóng Wi-Fi.
Tảng đá được đặt tại lối vào của một bảo tàng điêu khắc ngoài trời thuộc Neuenkirchen, Đức. Thoạt nhìn, tảng đá xù xì thô kệch không có điểm ngoài thu hút. Nhưng thực chất, khối đá nặng 1.5 tấn lại là tác phẩm nghệ thuật mang tên “Keepalive” của nghệ sỹ người Đức Aram Bartholl.
Tảng đá kỳ lạ được đốt nóng.
Sau đó tảng đá sẽ phát ra sóng wifi và du khách có thể truy cập mạng, tải về máy những tập tin thú vị.
Phía trong tảng đá được cài máy phát sóng Wi-Fi chạy bằng nhiệt cùng 1 ổ USD. Khi bị đốt nóng, máy phát sẽ chuyển trực tiếp nhiệt năng thành điện năng. Nếu du khách đứng gần đó, thậm chí có thể kết nối với điện thoại thông minh bằng sóng WiFi phát ra, duyệt và tải về những tập tin PDF hướng dẫn phương pháp sinh tồn cơ bản thú vị như “Hướng dẫn chia tay”, “Hướng dẫn phụ nữ độc thân cách sinh tồn”…
Bí mật phía sau tảng đá
Aram Bartholl chia sẻ, tác phẩm của anh là sự kết hợp giữa yếu tố sinh tồn cổ điển và hiện đại. Bắt nguồn từ việc loại bếp BioLite dù không có điện nhưng vẫn có thể sử dụng được nhờ lửa, nghệ sỹ người Đức phát minh ra hòn đá chạy nguồn năng lượng do nguồn nhiệt chuyển hóa thành điện.
Quá trình các kỹ sư lắp ghép tảng đá
Năm 2010, Bartholl còn tạo ra Dead Drops – hệ thống mạng chia sẻ thông tin. Thực chất, hệ thống bao gồm các ổ đĩa USB gắn vào nhiều tòa nhà lớn trên thế giới. Đồng thời, anh kêu gọi mọi người tới chia sẻ các dữ liệu cộng đồng.
Theo Nguồn tổng hợp
Không chỉ để kết nối Internet, sóng Wi-Fi có thể phát hiện vật liệu nổ, chất nổ lỏng giấu trong túi!
Sóng Wi-Fi liệu có thể giúp chúng ta phát hiện ra vật liệu nổ hay vũ khí ẩn bên trong một cái túi? Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học tại 3 trường đại học tại Mỹ đã chỉ ra rằng tín hiệu Wi-Fi có thể khiến những thứ nguy hiểm này lộ nguyên hình. Đây là một phát hiện rất quan trọng bởi nó tiềm năng mở đường cho những giải pháp phát hiện bomb mìn hay vũ khí sát thương được đặt có chủ đích tại những nơi công cộng, tránh những thảm kịch khủng bố.
Để phát hiện những vật thể tình nghi bên trong túi xách, balo, vali hay các loại hộp đựng đòi hỏi những trang thiết bị đắt tiền và chuyên dụng như camera giám sát, máy quét tia X, máy chụp CT hay làm thủ công bằng tay bởi các nhân viên an ninh - hành động này ảnh hưởng đến sự riêng tư của người sở hữu cái túi.
Thế nên mục tiêu của nghiên cứu này là đơn giản hoá quy trình rà soát vũ khí, bom và các chất hoá học nguy hiểm bằng các công nghệ sẵn có. Các nhà khoa học tham gia nghiên cứu đến từ một loạt trường đại học như Rutgers - New Brunswick tại New Jersey, đại học Indiana-Purdue, Indianapolis và đại học Binghamton tại New York đã nghĩ đến giải pháp sử dụng Wi-Fi - loại tín hiệu thường có tại các địa điểm công cộng.
Wi-Fi cũng dùng tín hiệu hiệu tần số vô tuyến. Nó phản ứng rất khác với những loại túi xách được làm bằng sợi hay nhựa so với kim loại và đặc biệt các loại chất lỏng - anh em hẳn đã nghe đến chất nổ lỏng Triacetone triperoxide (TATP) từng được tên khủng bố Richard Reid nhét vào giày để đánh bomb chuyến bay 63 của American Airlines năm 2001 nhưng bất thành! Sóng Wi-Fi thậm chí còn có khả năng ước lượng thể tích chất lỏng hiện hữu bao gồm nước, acid, cồn và nhiều hoá chất khác có thể được dùng làm chất nổ.
Để khai thác những khả năng của sóng Wi-Fi, các nhà nghiên cứu đã thiết lập một hệ thống với 2 đến 3 ăng-ten Wi-Fi và cho quét 15 loại vật thể được giấu bên trong 6 loại túi khác nhau. Qua một loạt các thí nghiệm, họ nhận thấy sóng Wi-Fi có thể phát hiện các vật thể nguy hiểm với độ chính xác đến 99%, tỉ lệ này với vật thể kim loại là 98% và 95% đối với chất lỏng. Trong một túi xách thông thường, tỉ lệ này luôn trên 95% và thậm chí khi vật thể được bao bọc trong giấy bạc, nó vẫn phát hiện ra với tỉ lệ đến 90%.
Theo nhóm nghiên cứu, giải pháp dùng sóng Wi-Fi không thay thế phần việc của con người cũng như hệ thống kiểm tra an ninh truyền thống nhưng nó có lợi về mặt chi phí và có thể tích hợp dễ dàng vào mạng lưới Wi-Fi hiện có.
Yingying Chen - đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Phát hiện này có thể tác động lớn đến hoạt động bảo an tại các khu vực công cộng trước nguy cơ tấn công bằng vật liệu nổ hay vũ khí. Tại những khu vực công cộng rộng lớn, rất khó để thiết lập mộ hệ thống rà quét đắt tiền như chúng ta thấy ở các sân bay. Nhân lực vẫn là thứ luôn cần để kiểm tra túi xách, balo và chúng tôi muốn phát triển một giải pháp bổ trợ để giảm nhân lực."
Trong thời gian tới nhóm phát triển sẽ tìm cách tăng độ chính xác cho hệ thống bằng cách ảnh hoá hình dạng cũng như ước lượng thể tích chất lỏng.
Theo Tri Thuc Tre
Đà Nẵng phát lộ nhiều hiện vật giá trị tại di tích Chăm Phong Lệ Nhiều hiện vật, di vật có giá trị đã được tìm thấy tại di tích Chăm Phong Lệ (thuộc tổ 4, phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng). Dự kiến, đây sẽ là nguồn hiện vật quý giá phục vụ cho công tác nghiên cứu, trưng bày. Sáng 21.8, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã phối hợp với...