Bí mật của gia tộc Hoàng gia lớn nhất châu Âu
Gia tộc Capet được biết đến là hoàng tộc lớn nhất châu Âu. 38 vị vua Pháp, 9 nhà vua Bồ Đào Nha, 10 ông hoàng Tây Ban Nha… mang dòng máu của gia tộc quyền quý này.
Hugh Capet (987 – 1316) được coi là thành viên đầu tiên của gia tộc Capet. Kể từ đây, các thành viên trong gia tộc này từng bước trở thành những người quyền lực và giàu có nhất. Dưới thời Trung Cổ, họ là Hoàng gia lớn nhất châu Âu.
Điều này xuất phát từ việc nhiều thành viên trong gia tộc Capet trở thành vua, hoàng hậu của một số nước châu Âu.
Theo các nhà nghiên cứu, 38 vị vua Pháp, 9 nhà vua Bồ Đào Nha, 10 ông hoàng và hoàng hậu Tây Ban Nha mang dòng máu của gia tộc quyền quý này.
Thêm nữa, 12 vị vua của Navarre, 11 vị vua và hoàng hậu của Naples đều có xuất thân là thành viên của gia tộc Capet.
Ngoài ra, nhiều hoàng, tử, công tước, bá tước thuộc hoàng tộc, quý tộc ở nhiều nước châu Âu cũng có xuất thân từ dòng họ Capet.
Với địa vị và xuất thân cao quý, các thành viên của gia tộc Capet có những ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị xã hội thời bấy giờ.
Để duy trì quyền lực của gia tộc suốt nhiều thế kỷ, các thành viên thường kết hôn với anh chị em họ.
Những cuộc hôn nhân cận huyết thời Trung Cổ như vậy được cộng đồng chấp nhận.
Ngày nay, những thành viên của gia tộc Capet chủ yếu sống ở Pháp, Tây Ban Nha và một số nước khác.
Bí mật về "mộ thuyền" của người Viking nghi chôn cất nhà vua
Một 'mộ thuyền' của người Viking 1.000 năm tuổi ở Na Uy hiện là chủ đề quan tâm của giới khảo cổ bởi họ tin rằng con thuyền này được dùng để mai táng một vị vua, hoàng hậu hay nhân vật quyền lực của người Viking xưa.
Thông qua công nghệ radar xuyên đất, các nhà khảo cổ phát hiện một " mộ thuyền" của người Viking có niên đại hơn 1.000 năm tuổi ở Gjellestad, Na Uy.
Theo các nhà khảo cổ, con thuyền này có thể được dùng để mai táng một vị vua, nữ hoàng hay nhân vật quyền lực của người Viking thời xưa.
Con tàu được làm bằng gỗ sồi với chiều dài khoảng 20 m. Hiện con tàu đang bị một loại nấm phá hoại sự nguyên vẹn.
Chính vì vậy, kể từ khi phát hiện vào năm 2018, các nhà khảo cổ đã kêu gọi tài trợ để bảo tồn "mộ thuyền" này.
Theo đó, chính phủ Na Uy mới đây phân bổ ngân sách 1,5 triệu USD cho dự án bảo tồn "mộ thuyền" của người Viking có niên đại hơn 1.000 năm tuổi.
Con tàu cổ trên dự tính sẽ được đưa lên mặt đất để bảo tồn sự nguyên vẹn kể từ đầu tháng 6.
Mộ thuyền là phong tục chôn cất độc đáo của người Viking khi đặt người chết vào một chiếc thuyền rồi đem chôn xuống lòng đất.
Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra mộ thuyền Viking thường dành cho những người có địa vị cao trong xã hội. Người Viking tin rằng với cách mai táng này, người chết sẽ thuận lợi sang thế giới bên kia.
Bên cạnh thi hài người chết, mộ thuyền thường chất đầy cổ vật, bao gồm vũ khí và trang sức, vàng bạc...
Mời độc giả xem video: Phát hiện mộ cổ, di hài còn nguyên vẹn. Nguồn: VTC14.
Bí ẩn tung tích tráp Hoàng gia Ba Lan cực giá trị Szkatua Królewska - tráp Hoàng gia Ba Lan - là một kho báu cực giá trị được tạo ra vào năm 1800. Trong Thế chiến II, phát xít Đức xâm lược Ba Lan và lấy đi báu vật này. Kể từ đó, không ai biết tráp Hoàng gia Ba Lan ở nơi nào. Tráp Hoàng gia Ba Lan Szkatua Królewska do nữ quý...