Bí mật của gã chồng vô trách nhiệm
Điều ước muốn của anh là mỗi khi chị về nhà thì mang bộ mặt tươi tỉnh về, đừng cau có, khó khăn, không sa sầm, sưng xỉa. Anh nói ra điều ấy với chị không chỉ một lần, một đề nghị hết sức hợp lý và bình thường, thế mà mãi chị không chịu sửa.
Với chị, vui tươi sao được mỗi khi về đến nhà thấy anh nằm dài xem phim chưởng hoặc chuyện tình sướt mướt Hàn Quốc (chị ghét nhất loại phim này) hoặc say sưa chơi game trên máy tính, thấy vợ về không thèm ngẩng đầu lên hỏi một câu.
Vui vẻ sao được khi về thấy nhà cửa bề bộn, bừa bãi. Mỗi khi cần đến thứ gì thì phải lục tung lên tìm, rồi quần áo bẩn vứt lung tung không thèm cho vào máy giặt hoặc đơn giản bồn cầu đầy chất bẩn mà không xả nước. Chị là người ngăn nắp, ưa sạch sẽ, mọi thứ đồ dùng đều để vào đúng chỗ, làm đảo lộn mọi thứ ai mà chịu được.
Tươi tỉnh sao được khi thỉnh thoảng lại nghe mấy con bạn báo tin thấy chồng mày đang cặp kè với con này, con khác hoặc thủ trưởng cơ quan anh phàn nàn về công việc của anh.
Chị lấy anh chỉ sau vài tháng quen biết. Khi ấy, chị là sinh viên năm cuối, trong một buổi giao lưu văn nghệ với đơn vị bộ đội, chị gặp anh, điển trai, cao lớn, hát hay, chị “bập” luôn vào không chút đắn đo vì đang đau đớn do người yêu phản bội. Chị tốt nghiệp, anh ra quân, họ cưới nhau và lập tức có con.
Gia đình anh ở nông thôn, đông con, nhà nghèo. Anh chuyển về thành phố, sống với gia đình chị, khi họ có con thì bố mẹ chị mua nhà cho ở riêng. Chị nhận việc và dần dần lên địa vị chủ chốt của công ty. Anh không nghề ngỗng gì, chị xin cho vào làm cơ quan nhà nước, công việc nhàn hạ, tiêu biểu cho loại công chức cắp ô. Anh thừa thời gian tung tẩy, kinh tế gia đình một mình chị đảm đương vì lương chị rất cao.
Video đang HOT
Anh vô hình trung trở thành người nội trợ nhưng chỉ riêng việc đưa đón con anh xao nhãng, có lần anh mải chơi quên cả đón con, đã muộn chị mới phát hiện ra, đến đón, thế là con khóc, mẹ khóc. Chị đã nhiều lần góp ý với anh, khuyên anh đi học tại chức, cố gắng thành người có chuyên môn nghiệp vụ, từ bỏ các thú vui rẻ tiền, vô vị, cân bằng sự chênh lệch văn hóa nhưng anh đâu nghe, cứ say mê những thứ tầm thường, thoáng chốc.
Người ngoài thấy cảnh gia đình chị khuyên hai vợ chồng rằng nên nghĩ lại, cần nhất là một sự thấu hiểu và thông cảm chứ không phải sự “trả đũa” như việc anh chơi bời vung vít hay chị mặt nặng, mày nhẹ. Nhưng họ đâu có biết nguyên nhân chính cả anh chị đều biết nhưng chẳng bao giờ trực diện nói ra. Đó là, thấy chị hạnh phúc, người yêu trước rắp tâm phá hoại, gã trắng trợn đến đòi con, bảo đó mới chính là con mình. Thỉnh thoảng, gã lại gọi điện khi thì cho anh, khi thì cho chị để hỏi thăm tình hình đứa con…
Theo Blogtamsu
"Bà ơi, sao cháu không được bố mẹ đưa đi chơi như các bạn?"
Lòng chị như xát muối khi biết tin anh chẳng thèm quan tâm tới con. Chị lại gọi điện năn nỉ anh qua chơi với con cho thằng bé đỡ nhớ bố.
Anh và chị sống với nhau được 5 năm thì ly hôn. Đấy là chị đã cố gắng lắm, cố gắng không muốn để con phải bơ vơ khi thiếu đi tình cảm của bố thế nhưng cuối cùng thì chị cũng đành chấp nhận buông tay. Chị không thể chịu đựng một người chồng vô trách nhiệm với vợ con, không chịu chí thú làm ăn lại còn bồ bịch linh tinh.
Ly hôn là sự giải thoát cho chị và chính anh cũng chẳng còn mặn mà gì với cuộc hôn nhân này nữa. Ra tòa chị nhận nuôi đứa con trai 4 tuổi còn anh sẽ phải chu cấp hàng tháng cho con đến khi con tròn 18 tuổi.
Ly hôn là sự giải thoát cho chị và chính anh cũng chẳng còn mặn mà gì với cuộc hôn nhân này nữa. (Ảnh minh họa)
5 năm lấy nhau vợ chồng cũng chẳng có tài sản giá trị. Anh chị vẫn sống trong căn nhà trọ nên lúc ly hôn cũng chẳng có gì phải chia chác. Chị để tất cả đồ đạc trong nhà lại cho anh rồi bế con về nhà mẹ đẻ. Tòa tuyên anh phải chu cấp hàng tháng cho con nhưng từ ngày ấy đến giờ đã nửa năm mà anh đã đưa cho chị được đồng nào đâu. Chỉ khi nào kiếm được tiền anh mới đến đón thằng bé để đưa nó đi ăn, đi chơi rồi sau đó lại trả con về với chị.
Chị hàng ngày chạy chợ nên cũng chằng kiếm được là bao, con ốm đau lại phải nhờ ông bà ngoại. Chị cũng chẳng mong chờ gì ở anh. Nghĩ đến tương lai của con chị quyết định đi xuất khẩu lao động ở Nhật 3 năm để kiếm chút vốn về lo cho con sau này. Khoản tiền chi phí đi Nhật chị phải vay mượn của của bạn bè và bố mẹ đẻ, hàng tháng chị sẽ gửi tiền cho ông bà để trả nợ dần. Xa con thương thằng bé lắm nhưng chị chẳng còn cách nào khác.
Ngày chị đi, chị đã dặn dò bố mẹ ở nhà trông nom thằng bé cẩn thận giúp chị. Chị cũng gọi điện nhờ anh thỉnh thoảng lui tới thăm con cho thằng bé đỡ tủi thân. Vậy nhưng anh còn mải mê với những cuộc nhậu nhẹt với những cô nhân tình lả lướt chứ đâu chú ý gì tới con.
Nhiều đêm thằng bé sốt cao, trong cơn mê man nó hết gọi mẹ rồi lại gọi bố. Bà ngoại thương cháu không cầm được nước mắt gọi điện cho anh nhưng anh chẳng thèm bắt máy. Những ngày sau anh cũng chẳng thèm gọi lại. Lòng chị như xát muối khi biết tin chồng ở nhà chẳng thèm quan tâm tới con. Chị lại gọi điện năn nỉ anh qua chơi với con cho thằng bé đỡ nhớ bố.
Mấy ngày hôm sau anh mới lò dò đến đưa thằng bé đi chơi. Sáng anh đón con 10 giờ đêm vẫn chưa thèm đưa con về. Bố mẹ chị lo lắng, gọi điện mãi mà anh không bắt máy. Em chị đã định chở bố đến nhà anh tìm thì thấy anh đưa thằng bé về. Thằng bé ngồi đằng trước mắt đã nhắm nghiền vì quá buồn ngủ. Thương cháu mẹ chị mắng anh: "Anh đưa nó đi chơi thì cũng phải biết đường đưa nó về chứ. Anh làm bố mà không biết lo cho con à, để thằng bé ngủ gật thế kia đi đường tối nhỡ tai nạn thì sao".
Bố mẹ chị lo lắng, gọi điện mãi mà anh không bắt máy. (Ảnh minh họa)
Vậy nhưng anh lại tỏ thái độ hằn học: "Cô ấy nài nỉ nhiều quá thì con đến đưa thằng bé đi chơi. Ông bà thấy khó chịu thì thôi, lần sau con không đưa đi nữa". "Tôi không cần, cháu tôi tôi trông được. Mẹ nó đi làm xa thì đã có ông bà ngoại. Chúng tôi đói cũng không để cháu tôi phải chịu khổ. Có bố như anh thà không có còn hơn", mẹ chị điên tiết quát thẳng mặt anh. Chẳng nói thêm câu gì anh phóng xe đi thẳng không quay lại từ hôm đó.
Để cháu đỡ tủi thân, cuối tuần bố mẹ chị lại thay nhau đưa cháu đi chơi công viên hay thăm thú đâu đó. Được nô đùa thoải mái thằng bé thích lắm. Vậy nhưng mỗi lần nhìn thấy những đứa trẻ được cả bố và mẹ dắt đi chơi nó lại hướng ánh mắt thèm muốn dõi theo. Một lần dắt cháu ra công viên chơi, mẹ chị để thằng bé chơi với đám bạn còn bà ngồi ghế đá trông cháu. Đang thấy cháu chơi vui vẻ chợt nó chạy lại chỗ bà mặt buồn thiu hỏi bà: "Bà ơi, sao cháu không được bố mẹ đưa đi chơi như các bạn?".
"Ừ thì... mẹ cháu đi làm xa, bố cũng thế khi nào bố mẹ về sẽ dẫn cháu đi chơi", mẹ chị đã nói dối để cháu không buồn. "Sao bố không gọi điện cho cháu như mẹ hả bà? Hay là bố mất điện thoại", thằng bé giương đôi mắt thơ ngây hỏi bà. "Ừ. Thôi cháu ra chơi với bạn đi không các bạn đang gọi kìa", mẹ chị đã phải tìm cách lảng tránh câu hỏi của thằng bé.
Từ hôm đó trở đi thằng bé đinh ninh bố nó bị mất điện thoại nên không còn thắc mắc gì nữa. Chị cũng từ bỏ hẳn ý định gọi điện nhờ anh đến chơi với con. Chị thấy có lẽ không gặp lại một người bố như anh sẽ tốt hơn cho con mình.
Xa mẹ đã một năm và nửa năm chưa gặp lại bố, con chị đã quen với cuộc sống chỉ có ông bà ngoại và cậu. Mỗi lần chị gọi điện về thằng bé không còn òa lên khóc đòi mẹ về ngay với con nữa mà chỉ bảo: "Khi nào mẹ làm xong thì về với Cò nhé. Cò nhớ mẹ lắm". Chị nghe mà trào nước mắt.
Theo Blogtamsu
Vợ bừa bộn, chồng muốn ly hôn Cả khu phố ngưỡng mộ gia đình tôi nhưng tôi thì phát chán cô vợ bừa bộn, nấu nướng dở lại còn bảo thủ. Vợ chồng tôi lấy nhau được 8 năm. Trong khu phố ai cũng lấy gia đình tôi làm gương và coi là gia đình kiểu mẫu: Hai đứa con một trai một gái ngoan ngoãn học giỏi, vợ chồng...