Bí mật của dòng họ Kennedy
Hơn 7 thập niên sau khi cô em gái Rosemary của Tổng thống John F. Kennedy bị thiểu năng trí tuệ từ một ca phẫu thuật thùy não thất bại, hai cuốn sách vừa ra mắt độc giả đã tiết lộ những chi tiết gây sốc về bí mật đen tối nhất của dòng họ Kennedy liên quan tới Rosemary.
Năm 1940, Rosemary Kennedy, 22 tuổi, đã viết cho bố là ông Joseph P. Kennedy khi đó là Đại sứ Mỹ tại Anh một bức thư: “Bố yêu quý. Con yêu bố. Và con yêu bố rất nhiều”. Chỉ hơn một năm sau, cũng vẫn cô gái trẻ đó – xinh đẹp, chăm chỉ và luôn muốn làm hài lòng bố – đã không thể nói được một câu đúng nghĩa.
Điều khiến Rosemary bị khuyết tật trí tuệ và mất mọi thứ ở tuổi thanh xuân xảy ra sau khi bố cô quyết định cho cô phẫu thuật thùy não – ca phẫu thuật đã khiến cô gái 23 tuổi chỉ có trí tuệ như một đứa trẻ chập chững biết đi. Bí mật về Rosemary đã bị giấu kín và là nỗi hổ thẹn của gia tộc nổi tiếng nước Mỹ.
Bìa một cuốn sách viết về Rosemary.
Sau ca phẫu thuật bí mật, 20 năm sau, khi ông Joseph P. Kennedy bị đột quị nặng năm 1961, 8 anh chị em của Rosemary mới biết sự thật về lý do Rosemary biến mất. Cô gái lúc đó đang sống trong một nơi dành cho người thiểu năng trí tuệ ở Jefferson, bang Wisconsin, cách xa con mắt của dư luận.
Trong cuốn “Rosemary: The hidden Kennedy Daughter” (Rosemary: Cô con gái bị che giấu của nhà Kennedy) tác giả Kate Larson đã khắc họa lại chân dung của cô gái dễ thương, hoạt bát với nụ cười hoàn hảo nhưng bất hạnh. Cô đã phải chật vật tìm chỗ đứng trong một gia đình coi trọng thành công và danh vọng trên mọi thứ.
Ngày chào đời kinh hoàng
Cuốn sách đã lần đầu tiên kể về ngày 13/9/1918, ngày mà Rosemary chào đời. Khi đó, bà Rose lên cơn đau đẻ trong khi bên cạnh bà chỉ có một y tá chăm sóc vì bác sĩ đến muộn. Cô y tá này ngần ngại không dám đỡ bé gái thứ ba của nhà Kennedy mà không có bác sĩ bên cạnh. Mặc dù đã được đào tạo những kỹ năng cần thiết, nhưng cô y tá đã yêu cầu bà Rose khép chặt hai chân và không rặn với hy vọng giữ được đứa bé bên trong bụng lâu hơn để chờ bác sĩ.
Tuy nhiên, khi bà Rose không làm được điều đó, cô y tá đã thò tay vào cửa mình và giữ đầu bé trong bụng mẹ thêm hai tiếng đồng hồ nữa. Quá trình chào đời kinh hoàng này có thể đã khiến Rosemary bị thiếu ôxy và tổn hại đến não.
Rosemary (người ngồi thứ 2 từ phải qua cùng gia đình).
Khi Rosemary chập chững biết đi, bà Rose để ý thấy con gái không giống những đứa trẻ khác. Cô bé biết bò, biết đứng, biết đi và biết nói đều chậm hơn các bạn cùng tuổi. Rosemary gặp khó khăn khi làm những việc đơn giản như viết, chơi thể thao, điều khiển xe trượt. Cô bé cũng nhút nhát hơn và vụng về hơn các anh chị em của mình.
Lúc Rosemary đến tuổi đi học, bà Rose đã tìm đến các chuyên gia và được biết con gái bị chậm phát triển trí tuệ. Ông bà Joe đã cố gắng hết sức để che giấu tình trạng của con gái nhưng khi cô càng lớn, điều đó càng khó. Gia đình nỗ lực để cho cô bé hòa nhập với cuộc sống hàng ngày của họ. Rosemary được đưa đi bơi thuyền và lúc nào cũng đảm bảo cô bé được mời khiêu vũ tại các bữa tiệc. Nhưng khi Rosemary lớn hơn, cô bắt đầu dễ nổi cáu, đôi khi trở nên bạo lực với mọi người xung quanh.
Rosemary và bố ở London.
Lúc 11 tuổi, bố mẹ đưa Rosemary tới trường nội trú dành cho trẻ có vấn đề – khởi đầu cho chuỗi ngày sống triền miên trong hàng loạt trường nội trú mà cô bé sẽ ở trong cả quãng thời gian dài. Cô bé học không qua nổi lớp ba hay lớp bốn. Cô bé tội nghiệp thường viết những bức thư đau lòng cho bố, cảm ơn bố vì đã đến thăm mình và cầu xin ông đến nhiều hơn vì cô cảm thấy rất cô đơn.
Khi Rosemary 19 tuổi, ông Joe được chỉ định làm Đại sứ Mỹ tại Anh. Cả nhà Kennedy chuyển tới London và Rosemary sống ở một tu viện trong vùng. Cô gái bắt đầu tăng cân và điều đó đối với ông Joe là không thể chấp nhận được. Ông viết thư tới trường của con gái nói về vấn đề cân nặng của Rosemary, phàn nàn rằng cô quá béo.
Nhưng Rosemary vẫn trở thành một người con gái hấp dẫn. Cô gái vẫn được nhiều chàng trai để ý nhờ thân hình hấp dẫn, gợi cảm. Lúc đó, gia đình Kennedy đã trở về Mỹ khi Thế chiến II bùng nổ. Cả nhà lo lắng khi Rosemary thường rời trường nội trú ở Washington DC và lang thang khắp thành phố cả đêm.
Vào thời điểm này, ông Joe đang bận rộn xây dựng nền tảng sự nghiệp chính trị cho các con trai và sợ rằng đứa con gái mất kiểm soát của mình có thể gây tổn hại lớn đến danh tiếng của gia đình. Ông sợ con gái sẽ mang thai ngoài ý muốn và nếu điều đó xảy ra, tương lai chính trị của các con trai ông sẽ bị tổn hại. Cả gia đình tìm cách bảo vệ Rosemary nhưng tình hình với cô chẳng khác gì một quả bom hẹn giờ.
Ca phẫu thuật định mệnh
Tháng 11/1941, ông Joe đặt lịch phẫu thuật thùy não cho Rosemary mà không hỏi ý kiến bất kỳ ai, kể cả vợ. Đây là một quy trình phẫu thuật còn mang tính thử nghiệm để giúp các bệnh nhân có vấn đề về thần kinh trở nên dễ bảo hơn. Trong ca phẫu thuật, các bác sĩ khoan lỗ ở cả hai bên đầu Rosemary khi cô vẫn còn tỉnh táo và chỉ dừng lại khi cô không thể giao tiếp được nữa. Ca phẫu thuật thất bại và Rosemary gần như bị khuyết tật não hoàn toàn. Cô không thể nói được nữa, quá trình vận động bị ảnh hưởng và mất sự tự chủ trong suốt cuộc đời.
Bị đè nặng bởi tâm lý tội lỗi, ông Joe không đến thăm con gái và để Rosemary sống trong một bệnh viện tâm thần ở New York sốt 7 năm. Sau đó, ông Joe ra lệnh đưa con gái đến Saint Coletta – một nơi chăm sóc người khuyết tật – và không bao giờ gặp lại cô một lần nào nữa. Các anh chị em của Rosemary cũng không được gặp cô trong suốt 20 năm sau đó.
Sau khi chồng bị đột quị năm 1961, bà Rose đến Wisconsin thăm con gái lần đầu sau ca phẫu thuật. Khi nhìn thấy mẹ, Rosemary lao tới đấm vào ngực và hét vào mặt bà. Các anh chị em còn lại cũng không ai biết số phận của Rosemary. Một số người cho rằng Rosemary muốn riêng tư và đã chuyển tới vùng Trung Tây làm giáo viên tại trường dành cho trẻ khuyết tật.
Về già, khi bệnh tình của Rosemary có tiến triển trong những năm 1970, họ hàng bắt đầu mời bà về nhà chơi. Một cháu trai của bà cho biết dù bà nói năng hạn chế nhưng bà thích đi dạo, bơi và chơi bài. Bà cũng thích người khác khen ngợi sắc đẹp của bà.
Video đang HOT
Rosemary (phải) lúc 19 tuổi cùng mẹ và em gái, năm 1938.
Còn trong cuốn “The Missing Kennedy” (Một người Kennedy mất tích), tác giả Elizabeth Koehler-Pentacoff đã viết về những lần đến thăm Rosemary tại Saint Coletta – nơi dì của bà là xơ Paulus là một trong những người chăm sóc Rosemary trong hơn 30 năm. Rosemary thường vui khi có khách tới chơi. Cô gái thích tiệc tùng, âm nhạc và kẹo. Nếu được tặng một hộp kẹo, mắt cô gái sáng rực lên. Mỗi khi có người đến thăm mình, Rosemary như ở trên thiên đường.
Rosemary qua đời vào ngày 7/1/2005, hưởng thọ 86 tuổi ở Saint Coletta. Bà Rose giữ bí mật về ca phẫu thuật của Rosemary cho đến khi qua đời năm 1995. Những người gần gũi bà nói rằng bà thường tự hỏi tại sao Chúa lại mang đi ba đứa con trai tài năng, thông minh và khỏe mạnh của bà (Joseph Jr, Tổng thống John F Kennedy và Robert Kennedy) mà chỉ để lại cho bà đứa con gái thiểu năng tội nghiệp?
Theo Minh Nhật (tổng hợp)
An ninh Thế giới
Khát khao cháy bỏng của cô cử nhân 5 lần mổ não
Lau nhanh những giọt nước mắt còn vương trên gò má, em mím chặt môi nén chặt cơn đau để khỏi bật lên tiếng nấc. Mắc U tuyến yên đã qua 5 lần phấu thuật, hiện đôi mắt của em đã gần như mù hẳn. Thương con gái vô cùng nhưng người mẹ nghèo khó góa bụa chẳng thể đưa con đến viện, khi mà trong nhà chẳng còn lấy một đồng.
Cô gái có hoàn cảnh đáng thương mà chúng tôi đang nói đến là em Nguyễn thị Nhung, 26 tuổi, ở Thôn 1, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Cùng đoàn cán bộ xã đến thăm em vào một buổi trưa đầu Thu nóng bức, nhìn em mù lòa, vật vã...được nghe kể về em, tôi không khỏi xót xa cho số phận của một cô gái giàu nghị lực.
Em Nguyễn Thị Nhung bị mắc căn bệnh U tuyến yên, qua 5 lần phẫu thuật não. Đã gần 3 năm nay Nhung không được đến viện chữa trị, do hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn. Vì vậy bệnh tình của em hiện đang hết sức trầm trọng, em đã gần như mù hoàn toàn.
Bố mất khi em mới tròn 5 tuổi, tuổi thơ qua đi mà không có tình yêu thương của cha...Mắc bệnh u tuyến yên từ năm lớp 11, nhưng Nhung vẫn quyết không bỏ dở việc học. Ca phẫu thuật lần đầu tiên chỉ cách kỳ thi đại học có hơn 1 tháng, vậy mà em vẫn cố gắng thi đỗ vào trường Cao đẳng tài chính Quản trị kinh doanh.
Và cơ thể nổi nhiều mụn do khối u lớn xâm lấn phát tác
Vừa chiến đấu với bệnh tật, Nhung vừa học xong Cao đẳng rồi lại thi đỗ và học liên thông lên đại học ở Đại học kinh tế quốc dân. Cũng là quãng thời gian Nhung phải trải qua 4 lần phẫu thuật, lần phẫu thuật thứ 5, cũng chỉ cách lúc em thi tốt nghiệp đại học có vài tháng.
Dù mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng Nhung vẫn quyết tâm học tập và mới lấy được bằng cử nhân kinh tế
Cầm mảnh bằng cử nhân trong tay, ao ước được đi làm trả nợ và báo hiếu mẹ chưa thành hiện thực, bởi cũng là lúc căn bệnh của em thêm trầm trọng hơn. Đôi mắt em cứ mờ dần đi, đầu và các khớp xương luôn đau nhức. Lúc này, sau khi thăm khám các bác sĩ cho biết khối u đã quá lớn, em sẽ phải làm phẫu thuật tiếp.
Khao khát được sống, được đi làm giúp mẹ trả nợ luôn ngập tràn trong tim cô gái giàu nghị lực này.
Xót xa nhìn con gái, bác Phạm Thị Tỵ (64 tuổi), mẹ ruột của Nhung không giấu được những giọt nước mắt đau đớn: "Bố nó ốm 9 năm rồi mất, nhà chẳng còn gì cả, đến khi cái Nhung bị bệnh qua 5 lần mổ, tôi phải vạy mượn hoàn toàn. Khi bác sĩ bảo sẽ phải mổ tiếp, tôi lại đi chạy vạy khắp nơi nhưng chẳng thể vay đâu được nữa. Thương con lắm, nhưng tôi bất lực rồi, gần 3 năm nay đành phải để cháu ở nhà phó mặc cho số phận..."
Thương con gái vô cùng, nhưng người mẹ nghèo khó này chẳng biết phải làm sao? Khi mà trong nhà chẳng còn lấy một đồng, trong khi các khoản nợ thì chồng chất
Run rẩy bà Tỵ chìa ra quyển sổ ghi nợ, nào là Ngân hàng nông nghiệp 50 triệu, Ngân hàng chính sách 20 triệu, Hội phụ nữ xã 26 triệu, quỹ Khuyến học 40 triệu, còn các khoản vay ngoài anh em, bà con họ hàng cũng lên đến 40 triệu. Ở miền quê nghèo, thu nhập chỉ trông vào mấy sào ruộng thì với các khoản nợ khổng lồ như thế, bản thân cô Tỵ đã 64 tuổi, mấy năm nay lại mắc nhiều bệnh không lao động nặng được nữa. Nên không thể tiếp tục vay được thêm được đồng nào cũng là điều dễ hiểu.
Bao ước vọng, hoài bão ...vậy mà giờ đây, không gian của cô gái trẻ chỉ quẩn quanh chiếc giường nhỏ, quằn quoại với những cơn đau xé tim gan, bất lực phó mặc mọi sự cho số phận. Đưa bàn tay xoa làn da bong tróc xù xì của mình, Nhung cay đắng nói: "Ông trời sao lại đày em thế này chị ơi! Mắt em không nhìn thấy gì nữa rồi, da của em bị như thế này nửa năm rồi, nó ngứa và rát lắm chị ạ, không biết là bị sao nữa, em không dám kêu, vì sợ mẹ lo lắng. Mẹ em cũng già rồi, lại thường xuyên đau yếu. Đáng ra giờ này em phải là người phụng dưỡng mẹ mới phải , vậy mà...". Nói rồi em lại đưa tay lên bưng mặt khóc nức nở.
Hình ảnh tuyệt vọng, nào nề của nữ cử nhân kinh tế,khiến mọi người không khỏi xót xa.
Anh Nguyễn Quang Khải, chủ tịch xã Vũ Đoài ái ngại cho biết: "Hoàn cảnh 2 mẹ con bà Tỵ là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã nhiều năm qua. Xã cũng đã quan tâm và tạo điều kiện hết mức để gia đình đưa cháu đi chữa trị nhưng cũng chỉ được phần nào. Nhìn con bé ngoan và có nghị lực như vậy mà bất hạnh, chúng tôi ai cũng xót xa. Qua đây, tôi cũng khẩn thiết nhờ báo Dân trí cùng các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ cho 2 mẹ con cháu Nhung...".
Đưa tay quờ quạng, rờ rẫm níu chặt tay tôi, em nghẹn ngào, khẩn khoản: "Chị ơi, em không muốn cứ mù lòa ngồi mãi ở đây đâu chị ơi! Em muốn được đi làm giúp mẹ trả nợ, chị nhờ các cô, các bác giúp mẹ con em với...chị ơi!". Thương em quá Nhung ơi. Chị tin sẽ có những bàn tay nhân ái dang ra cứu giúp, và khát khao cháy bỏng của em, ước muốn giản dị của em sẽ sớm trở thành hiện thực .
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1908: Cô Phạm Thị Tỵ, mẹ em Nguyễn Thị Nhung. Thôn 1, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Điện thoại của em Nhung: 0979971367
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hương Hồng
Theo Dantri
Bé Thanh Mai đã không chiến thắng được bệnh tật Sau ca mổ tim, tình trạng sức khỏe của bé Thanh Mai đã có lúc tiến triển rất tốt. Tuy vậy cách đây 2 ngày, em rơi vào trạng thái suy kiệt rất nặng nên sáng hôm nay 21/7 gia đình đã làm thủ tục cho con về nhà. Chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Hữu Ước - Trưởng khoa Tim mạch - Lồng...