Bí mật chiến binh cá heo trong Hải quân Mỹ
Cá heo đã được Hải quân Mỹ huấn luyện từ năm 1960 để phục vụ các mục đích quân sự dưới mặt nước như dò mìn, bảo vệ căn cứ hải quân và thậm chí để tiêu diệt người nhái đối phương.
Cách 20 dặm từ trung tâm thành phố Seattle, trên bờ biển phía tây bắc của Mỹ có kho dự trữ vũ khí hạt nhân lớn nhất được lưu giữ tại căn cứ hải quân Kitsap. Mặc dù có 13000 nhân viên quân sự hoặc hơn thế, một trong những biện pháp chính để bảo vệ căn cứ lại là một đội cá heo được huấn luyện của Hải quân Mỹ.
Sputniknews cho biết từ năm 1960, Hải quân Mỹ đã nghiên cứu cá heo để tìm hiểu về thủy động lực học. Quân đội Mỹ hiện có 85 con cá heo và 50 con sư tử biển được huấn luyện nhằm phục vụ cho các nhiệm vụ như bảo vệ cảng, phát hiện mìn…
Một con cá heo nhảy lên khỏi mặt nước ở trước Trung sỹ Andrew Garrett trong khi huấn luyện ở gần tàu USS Gunston Hall tại vịnh Ba Tư ngày 18/3/2003.
Theo NBC, năm 1960, Hải quân Mỹ đã nghiên cứu con cá heo trắng Thái Bình Dương có tên là Notty. Họ hy vọng nghiên cứu cơ chế sinh học của cá heo để sử dụng kết quả đó mà tăng tốc độ cho ngư lôi nhưng sau đó họ đã nhanh chóng thay đổi để đưa cá heo vào huấn luyện bí mật.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu quân sự sớm nhận ra cá heo có thể tự trở thành một lực lượng trên chiến trường. Ed Budzyna, một phát ngôn viên của Hệ thống chỉ huy tác chiến không gian Hải quân (SPAWAR) cho biết: “Điều đó diễn ra ngay sau khi phát hiện ra rằng cá heo có sonar sinh học rất tốt dựa trên rất nhiều nghiên cứu chứng minh điều đó”.
Cá heo có tốc độ bơi rất cao trong nước và một khả năng định vị không gian vượt xa so với những máy móc điện tử tốt nhất. Cá heo phát ra tín hiệu âm thanh và sau đó lắng nghe những phản hồi để định vị. Sóng âm giúp cá heo nhận định được môi trường xung quanh thậm chí cho phép nó có thể tìm ra những loại kim loại nó bơi gần. Tận dụng khả năng đó, người ta huấn luyện cho cá heo khả năng tìm kiếm các loại mìn dưới nước.
Khi cá heo tìm thấy mìn, chúng sẽ bơi trở về phía người huấn luyện. Huấn luyện viên có thể cung cấp cho cá heo một transponder (thiết bị thu phát tín hiệu) để cá heo đến gần quả mìn. Dựa trên tín hiệu của transponder, huấn luyện viên sẽ đánh dấu vị trí của quả mìn.
Nhưng cá heo cũng được huấn luyện để trở thành một chiến binh chống người nhái. Business Insider cho biết: Trong cuốn hồi ký về cuộc sống trong vai trò một đặc nhiệm hải quân, Brandon Webb viết về một buổi tập luyện ở San Diego. Mục đích của bài tập là trốn tránh các cá heo quân sự. Theo đó, các huấn luyện viên đã sử dụng cá heo để “theo dõi các người nhái đối phương, loại các người nhái khỏi vòng chiến bằng một thiết bị phóng kim gắn ở đầu chúng. Webb viết: “Một khi các con cá heo đã theo dõi bạn, nó húc đầu vào bạn, kim sẽ bắn ra và chọc vào người bạn khiến bạn bị tắc nghẽn động mạch”.
Một bong bóng không khí hoặc gas sẽ tiêm vào tĩnh mạch hoặc động mạch có thể di chuyển nhanh chóng vào các cơ quan có khả năng gây chết người. Webb nói: “Trong khoảnh khắc, bạn sẽ chết”.
Năm 1990, New York Times cũng báo cáo rằng một cựu giảng viên hải quân đã nói với họ rằng các heo được dạy để “giết kẻ thù với súng thợ lặn gắn ở mũi và thuốc nổ” nhưng Hải quân Mỹ phủ nhận thông tin này.
Trần Vũ
Theo_Người Đưa Tin
Lộ diện tàu ngầm siêu bí mật của Nga
Một bức ảnh chụp tàu ngầm đăng trên tạp chí về ô tô của Nga mới đây đã làm bùng lên các đồn đoán rằng đó có thể là chiếc tàu ngầm siêu bí mật thuộc Hạm đội Biển Bắc của nước này.
Sputniknews cho hay: Duyệt qua các diễn đàn quân sự trên Internet, nhiều người đã ngạc nhiên khi thấy trong phiên bản tiếng Nga của tạp chí ô tô Top Geat một bức ảnh tàu ngầm siêu bí mật của Nga.
Hình ảnh bao gồm một chiếc Mercedes - Benz GL 450 chạy thử nghiệm đến Arkhangelsk, cho thấy một tàu ngầm có thể là lớp tàu thuộc dự án AS-12 10830 (còn có tên gọi là Losharik). Bức ảnh chụp từ bờ Biển Trắng, nơi chiếc xe trải qua một bài kiểm tra.
Ảnh chụp tàu ngầm trên tạp chí Top Gear. Ảnh: Business Insider.
Các chuyên gia nói rằng đây là bức ảnh chất lượng đầu tiên về Losharik, một trong những tàu ngầm bí mật hàng đầu của Nga. Con tàu có hình dạng khác thường ở thân tàu. Losharik, theo báo cáo chưa được xác nhận, có thể lặn sâu tới 6000m. Nó mang các dụng cụ để thu thập dữ liệu địa chất và các mẫu lấy từ đáy biển. Nhiệm vụ đầu tiên của nó được biết đến là lặn xuống độ sâu 3000m ở sườn núi Mendeleyev thuộc Bắc Cực.
Ngoài ra, tàu ngầm loại này có lẽ còn có thể được sử dụng trong các hoạt động đặc biệt khác mà nhiều người không biết vì lượng thông tin công khai về nó cực kỳ hạn chế.
Hải quân Nga cũng tự hào có một tàu ngầm vận tải sử dụng năng lượng hạt nhân, được thiết kế để mang tàu Losharik hoặc tàu Nelma thuộc dự án 1851 đến một khu vực quy định.
Theo NTD
Bên trong xưởng đóng tàu sân bay trực thăng tối tân của Pháp Mistral là lớp tàu sân bay trực thăng hiện đại nhất của Pháp đang được quân đội Nga đặt mua nhằm tăng cường khả năng tác chiến của hải quân. Theo kế hoạch ban đầu, Nga sẽ nhận tàu đổ bộ tấn công hay còn có tên khác là tàu sân bay trực thăng lớp Mistral từ Pháp vào ngày 14/11/2014. Tuy nhiên,...