Bí mật chiếc khăn tay bất ly thân của phi tần nhà Thanh
Tất cả các phi tần nhà Thanh đều có 1 bộ y phục không dễ bị nhầm lẫn với bất kỳ triều đại nào khác. Điều đặc biệt là hầu hết các phi tần đều luôn kèm theo một chiếc khăn được dùng để che giấu một khuyết điểm khó tin của trang phục truyền thống thuộc triều đại này.
1. Dùng chiếc khăn để phân chia cấp bậc, địa vị
Những chiếc khăn quàng trên cổ của phụ nữ Thanh theo ghi chép để lại tại các vương triều quyền quý thường được gọi là “Long Hoa Lĩnh Cân”, hay có thể gọi tắt là khăn Long Hoa.
Chiếc khăn Long Hoa được chọn làm phụ kiện điểm thêm cho hậu cung Thanh triều nói riêng, nguyên liệu được dùng để chế tạo thường là tơ lụa thượng hạng. Nó không xuất hiện ở bất cứ triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốc mà là phục sức đặc trưng của riêng phụ nữ Mãn Châu.
Khăn Long Hoa chủ yếu có màu trắng và thường được làm bằng tơ lụa, vì vậy chỉ những người giàu có ở thời nhà Thanh mới có thể sử dụng chúng.
Trong hậu cung Thanh triều khi đó, việc phân chia giai tầng, thứ bậc vốn rất được coi trọng. Vì vậy thay vì chỉ là một loại trang sức đơn thuần, khăn Long Hoa đã dần trở thành một vật biểu trưng cho địa vị của các phi tần, mỹ nữ.
Phàm là những người sở hữu thứ bậc khác nhau thì sẽ dùng những chiếc khăn bất đồng về hoa văn, hình vẽ và cả kích thước.
Cả Phi tần và cung nữ đều đeo chiếc khăn lụa trắng nhưng thiết kế của nó phụ thuộc vào cấp bậc của người sử dụng.
So với Phi tần bình thường, đương nhiên Long Hoa của Hoàng hậu và Thái hậu cũng được thiết kế đặc biệt hơn.
Hoàng hậu là “mẫu nghi thiên hạ”, đứng đầu hậu cung, vì vậy hình thêu trên Long Hoa không phải chỉ là những bông hoa, chiếc lá bình thường mà được tự ý chọn cho mình một hoa văn độc nhất vô nhị, không ai có được.
Nhờ đó, khi Hoàng hậu bước trong Tử Cấm Thành, chiếc Long Hoa trở thành phụ kiện vô cùng bắt mắt và thể hiện được địa vị mà ai cũng phải nể trọng của chủ nhân.
Về phần Thái hậu, hình thêu trên Long Hoa thường là các chữ “Thọ” lớn, đại diện cho uy quyền tối cao của Thái hậu và mang ý nghĩa cầu chúc sống lâu trăm tuổi.
Theo đó, những người mới nhập cung chưa có danh phận cao thường chỉ được dùng khăn không có hình vẽ, hoa văn.
Video đang HOT
2. Bí mật phía sau những chiếc khăn Long Hoa
Về công dụng của những chiếc khăn Long Hoa, đa số các ý kiến cho rằng vai trò dễ thấy nhất của loại phụ kiện này là dùng để giữ ấm. Bởi mùa đông ở thành Bắc Kinh được đánh giá là tương đối khắc nghiệt.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng khăn Long Hoa rất được trưng dụng vào thời bấy giờ là nhờ sự đẹp mắt về phương diện thời trang mà nó đem lại.
Ảnh minh họa.
Không khó để nhận thấy, các phi tử thời nhà Thanh khi xưa vốn rất coi trọng chuyện ăn mặc. Cũng bởi vậy việc tận dụng các loại trang sức để chưng diện cho bản thân từ sớm đã được họ hết sức coi trọng, và khăn Long Hoa cũng không phải ngoại lệ.
Tuy nhiên ngoài hai công dụng nói trên, loại khăn quàng cổ được ví như “vật bất ly thân” của phụ nữ quý tộc Mãn Châu thời kỳ này còn có một công dụng khác. Đó chính là tận dụng để làm… cổ áo!
Ít ai biết rằng vào đầu thời nhà Thanh, trang phục truyền thống của hoàng tộc Mãn Châu hầu hết đều thiết kế thành cổ tròn. Cũng bởi vậy mà những bộ xiêm y của họ vô tình đã sở hữu một nhược điểm hết sức khó tin là không có cổ áo.
Do đó, các phi tử vào thời đại này đã đeo khăn Long Hoa để tận dụng chúng làm cổ áo. Vì vậy có ý kiến cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến loại khăn này trở thành vật bất ly thân phụ nữ hoàng tộc thời bấy giờ thực chất cũng chỉ nhằm để che giấu đi sự khuyết thiếu của trang phục mà thôi.
Dĩ nhiên, việc đeo thêm khăn Long Hoa chẳng những đem lại sự hoàn hảo cho lớp phục trang bên ngoài của họ mà còn tạo sự kín đáo, duyên dáng hơn cho phụ nữ vào thời kỳ này.
Từ những lý do trên đây, không khó để nhận thấy những chiếc khăn trên cổ của các phi tần thời nhà Thanh thực chất có thể xem như một thành phẩm sáng tạo đầy khôn khéo và tinh tế của cổ nhân xưa.
Mộc
Thoe doanhnghiepvn.vn
5 cách quàng khăn siêu xinh kiểu Hàn Quốc để bạn diện ngay trong ngày gió lạnh căm căm
Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, các nàng có ngay 5 cách quàng khăn chuẩn style Hàn để nhấn nhá nét phá cách cho trang phục kín cổng cao tường của mình.
Những ngày chuyển lạnh, chắc chắn khăn quàng là món phụ kiện không thể thiếu để bạn giữ ấm cơ thể mỗi khi ra ngoài. Những chiếc khăn quàng to bản tưởng như khô khan đơn điệu chỉ mỗi vai trò giữ ấm thì với những quý cô xứ Hàn, khăn quàng cùng với áo khoác trở thành món phụ kiện tô điểm cho phong cách ngày trở lạnh.
Và đôi khi bạn chỉ cần một chiếc khăn quàng đơn giản với 5 kiểu quàng khác nhau, mang lại vô vàn những nhấn nhá thú vị cho set đồ ngày đông lạnh của bạn. Đừng chỉ buộc khăn đơn thuần mà hãy thay đổi với những cách thắt dưới đây, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về nét thú vị, mới mẻ mà chiếc khăn mang lại cho mình đấy.
Kiểu 1: Thắt vòng khăn
Gập khăn làm đôi (bên dài bên ngắn) và quàng quanh cổ, sau đó luồn hai đầu khăn vào đường vòng phía bên kia.
Điều chỉnh cho phần đầu khăn rủ xuống một cách tự nhiên, chính phần đầu bên cao bên thấp lại tạo nét ngẫu hứng nhẹ nhàng cho cách thắt khăn đơn giản này.
Kiểu 2: Thắt khăn kép
Quàng khăn thành 1 vòng quanh cổ rồi thắt nút nhẹ nhàng lại...
... sau đó giấu hai phần đầu khăn vào trong nút thắt và điều chỉnh cho phần thắt nút ngay ngắn quanh cổ là hoàn thành.
Kiểu 3: Thắt nút đơn
Vắt hai đầu khăn để tạo đường vòng to rộng quanh cổ...
... sau đó luồn 1 đầu khăn vào vòng tròn vừa tạo, điều chỉnh khăn cho khít vào cổ hơn, phần thắt nút kép sẽ giữ ấm cho phần cổ, đồng thời cũng phảng phất hình ảnh của các quý cô xứ Hàn nhìn phong cách hơn hẳn so với cách quàng khăn quen thuộc.
Kiểu 4: Thắt xoắn khăn
Kiểu này lại hơi cầu kỳ hơn chút, đầu tiên bạn cần quàng khăn 1 vòng lên cổ và cho hai đầu dây hướng về phía trước. Sau đó xoắn phần vòng ở cổ...
... luồn từng đầu khăn vào phần xoắn và thắt lại cho khít nhau và bạn đã hoàn thành cách thắt xoắn khăn.
Kiểu 5: Đan khăn quàng
Vẫn bắt đầu bằng bước quàng khăn quanh cổ, rồi luồn một đầu khăn vào vòng tròn...
... đầu còn lại luồn tiếp vào vòng tròn thứ 2 vừa được tạo, vậy là bạn đã có phần thắt nút so le đan nhau. Chính cách đan xen này mà phần thắt sát cổ nhìn dày dặn hơn nên cũng tăng tối đa hiệu quả giữ ấm cho cơ thể.
Theo Trí thức trẻ
Cà vạt: Từ chiếc nơ của binh lính Tần Thủy Hoàng tới phụ kiện từng bị cấm Cũng như bất cứ món đồ thời trang nào, chiếc cà vạt - biểu tượng của sự thanh lịch, gắn liền với hình ảnh của đàn ông cũng có cả một lịch sử đằng sau nó. Đâu mới là quê hương của cà vạt? Câu chuyện đâu là quê hương của cà vạt đã khiến không ít người đau đầu bởi mỗi nơi...