Bí mật bên trong kho lưu trữ dấu vân tay của FBI
Trong Chiến tranh thế giới 2, Cục Điều tra liên bang của Mỹ (FBI) gây chú ý với kho lưu trữ dấu vân tay khổng lồ. Nơi đây lưu giữ hơn 10 triệu tập tài liệu về dấu vân tay của các công dân. Có thời điểm, khoảng 13.000 người làm việc tại nơi này.
Cục Điều tra liên bang của Mỹ (FBI) có kho lưu trữ dấu vân tay khổng lồ hoạt động từ Chiến tranh thế giới 2 với nhiều mục đích khác nhau.
Năm 1942, mỗi tháng, FBI bổ sung khoảng 400.000 tập tài liệu về dấu vân tay của các công dân sống ở Mỹ.
Đến năm 1944, kho lưu trữ của FBI lưu giữ hơn 10 triệu tập tài liệu về dấu vân tay của các công dân.
Mỗi tháng, FBI nhận được khoảng 110.000 yêu cầu kiểm tra, so sánh dấu vân tay thu thập được tại hiện trường vụ án xem có trùng khớp với tài liệu dấu vân tay của cá nhân nào trong kho lưu trữ hay không.
Video đang HOT
Quá trình kiểm tra này thường mất khá nhiều thời gian.
Vì vậy, các nhân viên thường phải kiểm tra rất kỹ hàng chục ngàn tập tài liệu.
Chính vì vậy, kho lưu trữ dấu vân tay của FBI được đầu tư nguồn nhân lực và tài chính “khủng”.
Đáng chú ý là vào cuối năm 1943, FBI tuyển dụng khoảng 13.000 người làm việc tại kho lưu trữ dấu vân tay.
Theo Kiến Thức
Tại sao con người có vân tay?
Dấu vân tay là đặc điểm khác biệt của mỗi người, được dùng để nhận dạng và điều tra tội phạm. Vậy nên, các nhà khoa học luôn tìm kiếm, nghiên cứu để trả lời câu hỏi tại sao con người lại có vân tay.
Năm 1910, Thomas Jennings chạy trốn khỏi một vụ giết người, nhưng anh ta đã để lại một manh mối: Một dấu in vân tay rõ nét trong lớp sơn khô của lan can bên ngoài ngôi nhà nơi anh ta phạm tội. Dấu vân tay của Jennings lần đầu tiên được sử dụng làm bằng chứng trong điều tra tội phạm và anh ta bị kết án giết người vào năm 1911.
Kể từ đó, dấu vân tay tiếp tục là một bằng chứng quan trọng trong các cuộc điều tra pháp y. Những dấu hiệu nhận dạng độc đáo này rất phù hợp với nhiệm vụ phát hiện tội phạm, đến nỗi nó gần như là lý do tại sao chúng tồn tại. Điều này đưa chúng ta đến câu hỏi: Tại sao chúng ta có dấu vân tay, và chúng phục vụ mục đích sinh học nào?
Nhà nghiên cứu cơ sinh học Roland Ennos, Giáo sư sinh học thỉnh giảng ở đại học Hull ở Anh cho biết: "Mọi người đã có hai câu trả lời về dấu vân tay: Chúng giúp cải thiện độ bám và cải thiện nhận thức cảm ứng".
Giáo sư Ennos đã dành một phần trong sự nghiệp nghiên cứu của mình để điều tra ý tưởng đầu tiên một cách tỉ mỉ - rằng dấu vân tay giúp chúng ta cầm chặt hơn. Trong một thời gian dài, đây là lý thuyết hướng dẫn rằng các đường rãnh và đỉnh cực nhỏ của dấu vân tay tạo ra ma sát giữa bàn tay của chúng ta và các bề mặt chúng ta chạm vào.
"Chúng tôi muốn xem liệu ma sát ngón tay có gia tăng với khu vực tiếp xúc giống như với lốp xe không", Giáo sư Ennos nói. Để tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã kéo một tấm kính perspex (một chất dẻo trong, dẻo, dai) qua các ngón tay của một người, thay đổi lực theo các nỗ lực khác nhau và sử dụng mực vân tay để xác định bao nhiêu phần da thịt chạm vào kính.
Các thí nghiệm này tiết lộ rằng "diện tích tiếp xúc thực tế đã bị giảm bởi dấu vân tay, vì các rãnh không liên lạc với nhau", Giáo sư Ennos nói.
Điều này không hoàn toàn làm sáng tỏ ý tưởng rằng vân tay hỗ trợ để bám dính bề mặt. Chẳng hạn, dấu vân tay có thể giúp chúng ta bám chặt các bề mặt trong điều kiện ẩm ướt, giống như các rãnh giữ nước trên lốp xe hơi, để ngăn ngón tay trượt trên bề mặt.
Vài năm trước, nhà sinh vật kiêm vật lý học Georges Debrégeas, Đại học Sorbonne (Paris), đã suy nghĩ về việc tìm ra lý do tại sao chúng ta có dấu vân tay và ông quyết định tìm hiểu về vai trò của vân tay với xúc giác.
Ngón tay của chúng ta chứa bốn loại cơ chế để đáp ứng với kích thích cơ học như đụng chạm. Ông Debrégeas đặc biệt tò mò về một loại cơ chế đặc biệt - tiểu thể Pacinian (các thụ thể xúc giác trong da) - xảy ra khoảng 2 mm dưới bề mặt da ở đầu ngón tay.
"Tôi đã quan tâm đến các tiểu thể Pacinian bởi vì chúng tôi biết, từ các thí nghiệm trước đó, các thụ thể cụ thể này làm trung gian cho nhận thức về kết cấu tốt", ông Debrégeas nói. Những cơ chế này đặc biệt nhạy cảm với những rung động nhỏ có tần số chính xác - 200 Hz - và do đó giúp cho đầu ngón tay của chúng ta có độ nhạy cực cao. Ông Debrégeas tự hỏi liệu dấu vân tay có giúp tăng cường độ nhạy này không.
Trong hàng nghìn năm qua, bàn tay của con người là những công cụ quyết định trong việc tìm kiếm thức ăn và ăn thực phẩm, bàn tay cũng giúp con người khám phá thế giới. Sự nhạy cảm của ngón tay giúp chúng ta phân loại thực phẩm, tránh được thực phẩm hỏng hoặc bị nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, Debregéas nhấn mạnh rằng, thí nghiệm của ông không phải là bằng chứng cho thấy dấu vân tay phát triển chỉ cho mục đích này. Nhưng "có vẻ như mọi thứ lại phù hợp", ông nói.
Có vẻ như mặc dù vân tay cung cấp bằng chứng pháp y không thể bác bỏ cho các thám tử và cảnh sát, nhưng cho đến nay, dấu vân tay của con người vẫn còn là một điều bí ẩn.
Đức Mạnh
Theo giaoducthoidai.vn
Trí thông minh nhân tạo hoàn thành Bản giao hưởng số 10 còn dang dở của Beethoven Một nhóm các nhà âm nhạc và lập trình viên sẽ sử dụng trí thông minh nhân tạo để hoàn thành phần còn dang dở Bản giao hưởng số 10 của nhà soạn nhạc người Đức Ludwig van Beethoven, vào năm 2020 để kỷ niệm 250 năm ngày sinh của ông. Bắt đầu từ một vài ghi chú mà Beethoven đã viết trong...