Bí mật bên trong cuộc chiến chống vấn nạn bán độ
Trong một chuyến “mục sở thị” trung tâm đầu não được đặt tại London (Anh) của Sportradar – một công ty Thụy Sĩ đứng đầu trong việc theo dõi các loại hình cá cược đáng ngờ, tạp chí FourFourTwo đã trưng ra một số hoạt động bí mật bên trong cuộc chiến chống vấn nạn bán độ đang hoành hành bóng đá thế giới.
Hàng loạt quan chức, trọng tài, HLV bị bắt và điều tra về bê bối bán độ ở bóng đá Bỉ
Sportradar là… “thứ dữ”
Điều đầu tiên phóng viên FourFourTwo khẳng định là Sportradar thuộc dạng “thứ dữ” trong cuộc chiến chống gian lận liên quan đến cá cược và tham nhũng trong thể thao. Công ty này có 34 văn phòng trên toàn thế giới với khoảng 1.900 nhân viên. Vì vậy, khi tiếp cận trụ sở, những người “ngoại đạo” đều được phổ biến về quy định nghiêm ngặt, trong đó không được tiết lộ địa điểm hoặc sử dụng bất kỳ tên thật nào của nhân viên.
Sportradar hoạt động vào năm 2001, được thành lập bởi Carsten Koerl (tên thật) – một doanh nhân người Đức từng giúp ra đời công ty cá cược trực tuyến Bwin. Công ty này sau đó trở thành đơn vị chuyên cung cấp những công cụ để thành lập một nhà cái với thỏa thuận họ được thu thập một số thông tin dòng tiền cá cược. Theo FourFourTwo, Sportradar không phải là công ty tầm thường bởi những người họ đang chiến đấu chống lại là các băng đảng mafia khét tiếng thế giới, vốn xem cờ bạc là cách tốt nhất để rửa tiền. Vì thế, những giám sát viên của Sportradar luôn phải đối mặt với sự nguy hiểm tính mạng trong hoạt động của mình. Mới nhất, vào đầu năm 2018, những nhóm nhân viên của Sportradar liên tiếp bị dọa giết sau khi tiếp cận với CLB Skenderbeu (Albania) liên quan đến nghi án bán độ ở vòng sơ loại Europa League, sau đó là việc phanh phui 5 cầu thủ Nepal “bán mình cho quỷ” một số trận đấu quốc tế của tuyển quốc gia, dẫn đến phải hầu tòa xét xử.
Theo thống kê của Sportradar, một vài con số ước tính liên quan đến ngành công nghiệp cờ bạc trên toàn thế giới khiến người nghe sởn gai ốc: 1,5 nghìn tỉ euro mỗi năm, với một trận chung kết như Champions League thu hút khoảng 1 tỉ euro tiền cược, trong đó 70% số tiền cược này được thực hiện ở châu Á nhưng phần lớn không được kiểm soát và đến nay vẫn chưa có cách nào xác định con số chính xác. Người phát ngôn của Sportradar tên Ian (không phải tên thật) giải thích với FourFourTwo: “Người dân không nhận ra thị trường cá cược quốc tế lớn như thế nào và không có cách nào thực sự để biết chính xác quy mô nó lớn ra sao. Nhưng đó là một đống tiền. Vì vậy, để theo dõi, bạn phải cần một khối dữ liệu rất lớn”.
8 Các tuyển thủ Nepal bị bắt do dàn xếp tỷ số các trận đấu quốc tế
Video đang HOT
Phát hiện dấu vết bán độ
Theo Ian, điều mà nhiều con bạc bình thường có thể không nhận ra là tỷ lệ cược phản ánh một phần khả năng kết quả xảy ra, thì chúng cũng phản ánh các động thái của nhà cái để cân bằng rủi ro. Ví dụ, nếu một số tiền lớn xuất hiện đặt vào CLB Crewe đánh bại Exeter (một trận đấu hạng thấp ở Anh), các nhà cái có thể bù đắp bằng cách đưa ra tỷ lệ cược hấp dẫn hơn cho cửa Exeter thắng Crewe nhằm bù đắp tổn thất tiềm năng. Điều này cũng được thực hiện ở những loại hình cược khác.
Tuy nhiên, nếu một trong số hơn 550 công ty cờ bạc trực tuyến mà Sportradar hợp tác đột nhiên đưa ra mức tỷ lệ đi chệch hướng hoặc nhiều người đặt vào một cửa với sự tự tin bất thường, đó có thể là dấu hiệu của trận đấu bị ai đó dàn xếp kết quả. Do đó, Sportradar đã phát triển Hệ thống phát hiện gian lận (FDS) – một thuật toán quét 280.000 trận đấu thể thao hằng năm để tìm kiếm sự bất thường. Theo Ian, những cảnh báo của FDS sẽ được phân tích bởi đội ngũ hơn 100 chuyên gia làm việc 24/24 giờ, xác định xem đó là mô hình cá cược hợp pháp hay đáng ngờ. Các chuyên gia sau đó còn có thể bàn thảo phân tích của mình với một mạng lưới các nhà cái hoặc nhà báo nếu cần.
Theo Ian, với một số lượng trận đấu bóng đá khổng lồ diễn ra, Sportradar phải là “súng máy nhả đạn liên hoàn” chứ không phải “súng bắn tỉa”, đặc biệt là phải bắn trúng mục tiêu. Theo số liệu của Sportradar, con số các trận đấu bất thường vẫn tiếp tục gia tăng cho đến nay, ước tính 0,5 – 1% số trận đấu mà họ theo dõi bị dàn xếp kết quả. Các báo cáo của Sportradar đã được sử dụng dẫn đến 36 người bị kết án và 251 lệnh trừng phạt thể thao, chủ yếu trong bóng đá. Nhưng sự góp sức mạnh mẽ của Sportradar vẫn chưa đẩy lùi được vấn nạn bán độ.
Chưa có dấu hiệu giảm sút
Cuối năm ngoái, bóng đá châu Âu lại chấn động khi cảnh sát đột kích 44 CLB trên khắp nước Bỉ liên quan đến cuộc điều tra dàn xếp tỷ số ở các giải hàng đầu nước này. Cuộc điều tra nhắm vào các đội bóng lớn là Anderlecht, Club Bruges và Standard Liege…, khiến 20 cầu thủ, HLV, trọng tài, ông chủ đội bóng, nhà môi giới bị buộc tội, dẫn đến 9 người bị bắt và đến nay chưa kết thúc. Cùng thời điểm, cơ quan điều tra cũng thực hiện 13 cuộc truy lùng các đường dây dàn xếp tỷ số ở Pháp, Luxembourg, Síp, Montenegro, Serbia và Macedonia.
Mới nhất, Mạng lưới hợp tác điều tra châu Âu (EIC) vừa công bố phát hiện hơn 30 trận giao hữu CLB trước mùa giải mới từ năm 2016 – 2018, diễn ra tại Síp bị dàn dựng kết quả với sự tham gia của 15 đội bóng từ Nga, Ba Lan, Serbia, CH Czech, Thụy Sĩ, Belarus, Slovakia, Moldova, Romania, Ukraine, Bulgaria, Latvia, Hungary và Síp. Hồi cuối tháng trước, Pháp đã mở cuộc điều tra về một lượng tiền lớn đặt vào cửa CLB Ben Guerdane thắng ES Metlaoui 1-0 thuộc giải hàng đầu Tunisia…
Theo thống kê riêng của Cơ quan Liêm chính cá cược thể thao ESSA, có 267 cảnh báo về dàn xếp tỷ số chủ yếu là trận đấu bóng đá trong năm 2018, một con số tương đương với những cảnh báo của năm 2017. Trong số này, châu Âu dẫn đầu khi chiếm khoảng 55% (148 trường hợp), kế tiếp là châu Á (48), châu Phi (26), Nam Mỹ (23) và Bắc Mỹ (15).
Theo TNO
'Bóng ma' bán độ: Bất lực trước quyền lực... đen?
Các cơ quan quản lý bóng đá vẫn đang tỏ ra bất lực trước các quyền lực "đen" xuyên quốc gia phục vụ cho tội phạm có tổ chức để dàn xếp tỷ số.
Interpol "tấn công" vào các đường dây dàn xếp tỷ số
Bán độ len lỏi ở mọi cấp độ
Cuối năm ngoái, cảnh sát Bỉ đã mở cuộc điều tra để lần theo dấu vết đường dây dàn xếp tỷ số sau khi 3 cầu thủ nữ của tuyển U.16 Bỉ được đề nghị trả đến 50.000 USD mỗi người để gây ảnh hưởng đến kết quả một trận đấu thuộc giải đấu quốc tế. Ba nữ cầu thủ độ tuổi 15 nói trên sau đó đã thông báo cho LĐBĐ Bỉ, rồi FIFA và cơ quan điều tra. Đến nay, cuộc truy tìm vẫn đang được tiến hành khi dấu vết của những kẻ thuộc đường dây bán độ vẫn thoắt ẩn thoắt hiện.
Theo David Forrest - một nhà kinh tế tại Đại học Kinh tế Salford (Anh) và là người từng thực hiện các cuộc điều tra về vấn nạn bán độ trong bóng đá, những băng đảng cá cược bất hợp pháp nhắm vào mọi cấp độ và luôn cố gắng tìm ra những giải đấu, đội bóng mà cầu thủ thường được trả thu nhập rất thấp hoặc bị chậm trả lương để tiếp cận hối lộ dàn xếp tỷ số. Các đường dây bán độ không những tập trung hướng đến châu Á và Balkan (những nơi có tỷ lệ tham nhũng cao), mà còn đến cả Canada, Phần Lan và Na Uy - những quốc gia được xếp hạng ít tham nhũng nhất thế giới.
Bọn tội phạm đã đưa ra hẳn một mức giá hối lộ để thao túng kết quả các trận đấu bóng đá. Như thủ thành Richard Kingson của tuyển Ghana từng tiết lộ anh được đề nghị (nhưng từ chối) 300.000 USD để thua một trận đấu trước CH Czech tại World Cup 2006. Mức giá hối lộ này sau đó tăng lên theo thời gian. Cuộc điều tra bê bối bán độ của Ý (Calciopoli) trong quá khứ cho thấy mức giá mua chuộc lên tới 516.000 USD để dàn xếp tỷ số một trận đấu tại Serie A; 155.000 USD cho một trận ở giải hạng nhì và 64.500 USD cho một trận giải hạng ba. Tại Croatia, các tài liệu tòa án cho thấy các trận đấu hàng đầu có thể được dàn xếp với mức giá ít nhất là 25.600 USD.
Cựu Giám đốc điều hành của CLB Juventus - Luciano Moggi (trái) lãnh án 5 năm 4 tháng tù về tội bán độ
Đe dọa bằng bạo lực
Khi gặp khó hoặc bị từ chối hối lộ, các đường dây dàn xếp tỷ số hiện nguyên hình là các băng đảng tội phạm bạo lực khét tiếng. Theo đó, các băng đảng tiếp cận cầu thủ, trọng tài, quan chức... bằng bạo lực để ép buộc phải bán độ.
Một nghiên cứu trước đây của Hiệp hội Cầu thủ chuyên nghiệp thế giới (FIFPro) về bóng đá Đông Âu từng mô tả về hàng loạt cầu thủ vốn không những bị chậm trả lương trong nhiều tháng, mà còn bị đe dọa, tống tiền và đánh đập. Nhiều cầu thủ nói rằng họ đã được tiếp cận bởi những kẻ môi giới để dàn xếp tỷ số, trong đó thống kê trung bình là 11,9% ở châu Âu, với mức tăng đột biến ở Hy Lạp (30%) và Kazakhstan (34%), Nga (10%)...
Thậm chí, một khảo sát tại CH Czech, Hy Lạp, Nga và Kazakhstan cho thấy ít nhất 43% cầu thủ thừa nhận họ biết về các trận đấu bị "đạo diễn" kết quả trong các giải đấu quốc nội. Đáng sợ hơn, gần 40% cầu thủ Đông Âu được đề nghị bán độ tiết lộ họ từng là nạn nhân của bạo lực.
Trong hồ sơ điều tra của AP, một thủ môn ở Ý đã phải trải qua nỗi sợ hãi kinh hoàng sau khi một nhóm tội phạm có tổ chức yêu cầu đánh thuốc mê các đồng đội với mục đích dàn xếp tỷ số một trận đấu ở Serie C vào năm 2010. Để ép buộc, những tên tội phạm đã đe dọa bằng cách dàn cảnh đâm xe vào chiếc xe hơi của thủ thành nói trên sau một trận đấu.
Thủ thành này sau đó thoát được nỗi ám ảnh trên khi vụ tai nạn dẫn đến một cuộc điều tra của cảnh sát về đường dây bán độ. Thậm chí, các đường dây bán độ còn thao túng các quan chức bóng đá sau vụ việc gây sốc ở Zimbabwe.
Trong một tiết lộ mới đây, cựu Tổng thư ký của LĐBĐ Zimbabwe là Jonathan Mashingaidze (người bị cách chức vì bê bối tham nhũng hồi năm 2017) tiết lộ rằng các tuyển thủ nước này từng bị quan chức của liên đoàn gí súng trong phòng thay đồ yêu cầu phải dàn xếp kết quả một trận đấu vào năm 2009.
Theo TNO
Cầu thủ Cần Thơ đá phản lưới nhà thật sự do lỗi kỹ thuật? Ở trận đấu giữa chủ nhà Bình Phước và XSKT Cần Thơ tại vòng loại Cúp quốc gia - Bamboo Airways 2019, đội trưởng Nguyễn Văn Quân bên phía XSKT Cần Thơ đã có một tình huống xử lý khó hiểu ở phút 19. Theo đó, từ một tình huống đá phạt trực tiếp bên phần sân nhà, thay vì đá phạt lên,...