Bí mật báu vật uy quyền nhất triều Nguyễn
Kim bảo, ngọc tỷ được xem là vật thể hiện quyền lực cao nhất của đấng Vua chúa.
Chiếc Ấn Bảo Đại thần hàn, quai hình rồng bay, đầu ngẩng, há miệng, lưng cong vồng, đuôi xòe 5 dải hình ngọn lửa.
Trong quá trình cất giữ, đã xảy ra hai vụ trộm và nhờ vào một tờ giấy đi vệ sinh mà tìm ra thủ phạm. Hiện nay, những quốc bảo này được cất giữ cẩn mật trong những căn phòng nghiêm ngặt có thể sánh bằng ngân hàng của Mỹ, Thụy Sĩ.
Thể hiện thế lực vua chúa
Trong thời quân chủ chuyên chế, kim bảo, ngọc tỷ là biểu tượng quyền lực tuyệt đối của người đứng đầu đất nước. Do đó, chúng không chỉ được làm bằng những kim loại quý nhất mà còn là sự kết tinh trí tuệ, tài hoa của con người đất nước ấy. Ở Việt Nam hiện còn còn lưu giữ tổng cộng 93 kim bảo, ngọc tỷ, trong đó, bảo tàng cổ vật Cung đình Huế có 8 chiếc và bảo tàng Lịch sử Việt Nam có 85 chiếc. Mặc dù nước ta trải qua nhiều triều đại phong kiến, nhưng tất cả kim bảo, ngọc tỷ còn giữ lại được đều là của triều Nguyễn.
Theo nhiều nhà nghiên cứu về cổ vật đang công tác ở bảo tàng cổ vật Cung đình Huế cho biết, trong 13 vị vua triều Nguyễn, có ba đời là vua Dục Đức, Hiệp Hòa và Duy Tân là không có kim bảo, ngọc tỷ riêng. Riêng thời Minh Mạng, Thiệu Trị có nhiều kim bảo, ngọc tỷ nhất là 15 chiếc. Tiếp đó là triều vua Gia Long, Khải Định có 12 chiếc. Đặc biệt, thời các chúa có hai chiếc, đều đúc vào năm 1709 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu.
Tất cả kim bảo, ngọc tỷ đều có hai phần là thân ấn và quai ấn. Trong các triều vua đầu, thân ấn có khối vuông. Từ thời Minh Mạng bắt đầu có ấn hình tròn. Đặc biệt, từ thời Đồng Khánh, thân ấn có thêm hai hình là bát giác và elip. Hai ấn của chúa Nguyễn Phúc Chu, quai đều có hình kỳ lân. Tất cả ấn của vua đều có quai là hình rồng, hoặc biến thể của rồng nên thể hiện khá rõ sự thay đổi về phong cách của hình tượng linh vật này. Ngoài ra, quai ấn của thái tử có hình kỳ lân, của thái hậu có hình qui…
Chiếc hoàng đế tôn thát chi bảo, kim bảo lớn nhất thời Minh Mạng được chế tác từ 234 lượng vàng.
Kim bảo, ngọc tỷ đều được khắc nổi chữ Hán. Riêng chiếc triều đình lập tín do Pháp tặng vua Đồng Khánh năm 1887, ngoài chữ Hán còn có thêm dòng chữ “Le Governement de la Republique Francaise A S. Dong Khanh Roi D’ Annam” (Nghĩa: chính phủ Pháp tặng ngài Đồng Khánh, vua nước An Nam). Chiếc Hoàng đế chi bảo có trọng lượng lớn nhất 280 lượng vàng. Chiếc sắc lệnh chi bảo có mặt ấn lớn nhất là 14 cm x 14 cm dù trọng lượng khiêm tốn hơn là 223 lượng vàng. Riêng các ngọc tỷ thì mặt ấn lớn nhất cũng không quá 10,5 cm x 10,5 cm.
Mỗi kim bảo, ngọc tỷ đều có chức năng riêng. Qúy nhất là chiếc Đại Việt quốc Nguyễn chúa Vĩnh trấn chi bảo được dùng như báu vật lưu truyền từ đời vua này sang đời vua khác. Hai chiếc phong tặng chi bảo và sắc mệnh chi bảo dùng đóng các bản sắc, cáo phong tặng quan lại văn võ, thần kỳ trong nước. Chiếc khâm văn chi tỷ chỉ đóng trên các văn kiện về văn hóa như cầu hiền, mở khoa thi… Chiếc hoàng đế chi bảo chỉ đóng trên các văn kiện đối nội, đối ngoại. Chiếc trị lịch minh thời chỉ dùng đóng trên các bản lịch. Một số ngọc, ngọc tỷ khác các vua dùng để đóng lên các tác phẩm thi hứng, tranh họa của chính mình sáng tác.
Những vụ trộm hy hữu
Vào tháng 8/1945, vua Bảo Đại thoái vị giao nộp cho chính quyền cách mạng kho báu vật triều đình Nguyễn. Được biết, lúc này ngân khố thiếu hụt trầm trọng, nhiều vị cho rằng nên phá các kim bảo, ngọc tỷ để lấy vàng chi vào các việc quốc gia đại sự, đồng thời phá bỏ dấu ấn của phong kiến. Tuy nhiên, Bác Hồ không đồng ý, nhất quyết giữ lại, vì cho rằng, đó là báu vật của quốc gia… Sau khi tiếp nhận, đến năm 1959, chính quyền bàn giao lại cho bảo tàng lịch sử Việt Nam lưu giữ.
Video đang HOT
Trong hai năm liên tiếp 1961 và 1962, Bảo tàng qua kiểm kê phát hiện hai vụ trộm bảo vật liên tiếp. Trong đó, năm 1961 mất chiếc ấn vàng hoàng hậu chi bảo của Nam Phương hoàng hậu nặng 4,9 kg vàng và một âu đựng trầu cũng bằng vàng, nặng nửa kg tại phòng trưng bày. Năm 1962 mất chiếc ấn bạc mạ vàng cao đức Thái Hoàng thái hậu và hai quyển kim sách làm bằng bạc mạ vàng.
Chiếc Ấn thánh tổ nhân hoàng đế chi bảo được đúc vào niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất.
Lúc đó, thông tin này “rơi” ra ngoài gây chấn động dư luận. Ngay lập tức, Bộ trưởng bộ công an lúc đó là ông Trần Quốc Hoàng thành lập chuyên án, chỉ đạo nhất định phải tìm được kẻ gian, lấy lại báu vật quốc gia. Nhiều tháng trôi qua, vụ án vẫn rơi vào im lặng vì dấu vết kẻ trộm để lại rất ít. Ở vụ án thứ hai, hiện trường có một số dấu vân tay trên tủ kính trưng bày nhưng không xác định được trong tàng thư.
Đặc biệt, trong góc kín của một căn phòng có tờ giấy ai đó đi vệ sinh để lại, bị xé thành nhiều mảnh. Khi ghép các mảnh rách lại với nhau thì đó là một bức thư của người tên là Đỗ Mộng Dần gửi cho người tên Sửu. Bên cạnh đó, trong thư còn nhắc đến một số tên khác như Giáp, Mão, Ất… Tuy nhiên, không thể xác định được bức thư này là của ai, vì có thể đó là của bất kì du khách nào đến tham quan lúc “bí quá” đã đi vệ sinh và để lại.
Nhưng, bức thư này là thứ duy nhất để lại tại hiện trường nên công an quyết định xác minh. Chỉ trong thời gian ngắn, rà soát trên khắp cả nước, cơ quan điều tra xác định được Đỗ Mộng Dần có em là Giáp, Ất hiện đang sống tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Qua xác minh, bức thư này đúng là của Dần gửi cho ông Sửu ở Hà Nội. Đáng chú ý nhất, trong khoảng thời gian này, có đối tượng Nguyễn Văn Thợi mang trên mình 17 tiền án trộm cắp tài sản thường lui tới nhà ông Sửu.
Ngay lập tức, Thợi được đưa về cơ quan điều tra. Dấu vân tay của gã phù hợp với dấu vân tay để lại tại hiện trường. Không còn gì để chối cãi, Thợi đã cúi đầu nhận tội, mình là thủ phạm hai vụ trộm quốc bảo. Theo lời Thợi, gã đóng giả làm khách tham quan, rồi tìm chỗ kín, ẩn náu chờ đêm xuống mới ra tay. Trong vụ thứ hai, gã lấy bức thư tại nhà ông Sửu gói ô mai bỏ vào túi lấy ăn trong lúc chờ thời cơ thuận lợi. Do đứng quá lâu, “bí quá”, gã phóng uế ngay tại chỗ nấp và dùng bức thư này làm giấy vệ sinh.
Trong vụ án này, ấn cao đức Thái hoàng thái hậu được thu hồi vẫn còn nguyên vẹn. Riêng chiếc ấn hoàng hậu chi bảo của hoàng hậu Nam Phương đã bị Thợi rã ra đem bán lấy tiền tiêu xài cá nhân. Khi công an khám xét chỉ thu lại được nhiều mảnh nhỏ. Sau đó, Thợi dùng 19 bị cáo khác bị TAND Hà Nội phán xử. Trong đó, Thợi bị tù chung thân, các bị cáo khác cũng bị mức án nặng.
Được lưu giữ như ngân hàng Mỹ
Ngay sau khi hai vụ trộm xảy ra, tất cả kim bảo, ngọc tỷ đều được đưa đi nơi khác để cất giấu. Việc giữ báu vật quốc gia tránh khỏi tai mắt của kẻ trộm luôn là sự lưu tâm lớn của cơ quan chức năng. Đến năm 2007, Bảo tàng lịch sử Việt Nam được xây dựng hoàn thành, đầy đủ cơ sở, vật chất nên chính quyền đã giao lại 85 kim bảo, ngọc tỷ để cất giữ. Riêng 8 chiếc khác được giao cho bảo tàng cổ vật Cung đình Huế cất giữ.
Qua trao đổi, nhiều cán bộ làm việc tại hai bảo tàng này cho biết, mặc dù công tác trong khoảng thời gian dài, cũng có nghe đến số lượng kim bảo, ngọc tỉ được lưu giữ nhưng hiếm khi được nhìn thấy trong những dịp lễ trọng đại. Tuy nhiên, chỉ được đứng xa “sờ bằng mắt”. Bên cạnh đó, không hiếm trường hợp là cán bộ của hai bảo tàng này nhưng chưa bao giờ được “nghía” các bảo vật, chỉ được nhìn thông qua sách ảnh.
Tại Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế, 8 chiếc kim bảo, ngọc tỉ luôn được đặt trong một phòng kín và có bảo vệ túc trực thường xuyên. Mỗi năm, chỉ có vài người có chức vụ cao được vào trong căn phòng này để xem xét, lau dọn sạch sẽ. Chính vì điều này, tại đất cố đô, có rất nhiều truyền thuyết về những chiếc ấn này khiến người dân rất tò mò và mong muốn một lần được tận mắt sở thị báu vật quốc gia. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là mơ ước khó thành hiện thực.
Trong khi đó, tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, từ khi tiếp nhận 85 chiếc kim bảo, ngọc tỷ luôn được đặt trong căn phòng kín được bảo vệ nghiêm ngặt. Cán bộ ở đây cho biết, căn phòng cất giữ những báu vật này luôn đặt trong tình trạng “ nóng”. Được biết, căn phòng bí mật rộng chừng 200 m2 nằm dưới lòng đất, được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng bê tông khối đặc biệt. Mỗi bức tường dày 1 mét. Cửa ra vào được làm bằng thép khối, đóng, mở bằng công nghệ điện tử, tự động giống như các ngân hàng của Mỹ và Thụy Sĩ. Vòng trong căn phòng bí mật luôn có một trung đội cảnh sát cơ động túc trực thường xuyên và vòng ngoài là hàng chục chiến sĩ thường xuyên tuần tra.
Theo Xahoi
Dị phẩm tiến vua ở Hà thành
Trong những tháng ngày lang thang khắp các vùng miền của Hà Nội, tôi không khỏi bị cám dỗ bởi những sản phẩm kỳ lạ của người dân thủ đô.
Hình ảnh loài dơi ngựa.
Đó là những sản vật tiến vua tưởng chừng rất dân dã, nhưng lại cực kỳ quý hiếm và bổ dưỡng. Dơi ngựa (hay còn gọi là "biển bức") ở xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai) là một điển hình như thế.
Theo như lời hẹn, anh Nguyễn Văn Ba - một thợ săn dơi có tiếng trong vùng đã đợi để đưa tôi lên hang Cắc Cớ (đằng sau chùa Thầy) tìm loài dơi ngựa quý hiếm. Trước khi đến đây anh Ba đã căn dặn: "Chú muốn săn dơi lẽ ra phải đến vào lúc trời bắt đầu trở lạnh, đi vào những ngày này 5 ăn 5 thua lắm", nhưng tôi vẫn không thắng được cái tính hiếu kỳ của mình nên đòi đi bằng được.
Lên hang Cắc Cớ săn "biển bức"
Chuẩn bị đầy đủ lưới, đèn pin, bao tải... , chúng tôi lên đường vào hang Cắc Cớ. Từ chân núi Sài Sơn leo hơn 200 bậc đến chùa Thầy thắp hương rồi đi vòng ra đằng sau những tảng núi lô nhô tự nhiên, tôi và anh Ba tìm đến cửa hang Cắc Cớ. Anh Ba bảo, dơi ngựa Sài Sơn chỉ có ở hang Bò và hang Thần (Cắc Cớ). Muốn săn dơi phải đi vào lúc trời nhập nhoạng tranh tối tranh sáng.
Trong lúc ngồi đợi dơi bay ra, anh Ba kể cho tôi nhiều câu chuyện hấp dẫn về loài dơi quý hiếm này. Ở hang Cắc Cớ có rất nhiều loài dơi, trong đó chủ yếu là dơi đay, loài dơi này chỉ to nhỉnh hơn dơi muỗi một chút, nó thường ăn muỗi và động vật nên rất hôi và không ăn được.
Dơi ngựa là loài ăn hoa quả nên thịt thơm ngon, nhưng loài này thì hiếm hoi lắm. Cả ngàn con dơi trong hang may ra mới có một con.
Dơi ngựa núi Thầy rất to, có con to như một con chim ngói, béo núc, thường có bộ lông màu xám nhạt, mượt, dán lấy thân. Con nào, con nấy có mặt giống hệt mặt ngựa, tai to và giống tai ngựa, mắt to, thân dài, đặc biệt những con dơi ngựa đực có bộ phận sinh dục to, lủng lẳng giống như của loài ngựa.
Anh Ba nhớ lại, hồi còn bé, trong làng có nhiều vị bô lão nổi tiếng về săn dơi ngựa như cha con cụ Như Thư, cụ Bùi Tuấn, cụ Tấn Ngây, cụ Bếp Tám, cụ Ba Dậu...
Chùa Thầy là nơi trú ngụ của loài dơi đặc biệt này.
Muốn đánh bắt được loại dơi quý hiếm này phải thật sự am hiểu về đặc tính của nó. Đánh bắt dơi ngựa thường vào mùa rét, từ tháng 9 đến tháng chạp âm lịch, khi có gió mùa đông bắt tràn về. Vào các mùa khác dơi ít hơn, bận sinh sản, nuôi con, gầy, không béo, không thơm ngon.
Ban ngày dơi ngựa ở trong hang, sẩm tối bay khỏi hang kiếm ăn, gần sáng mới trở về. Dơi bay và đậu thường theo đàn, ít khi lẻ loi con một. Dơi ngựa chùa Thầy đậu bám theo đàn, đầu chúc xuống phía đất.
Con đầu tiên bám vào đá, các con khác, con nọ bấu vào con kia, treo ngược tựa như một tổ ong lớn hoang dã. Không thể giải thích nổi tại sao bấu vào nhau như thế, mà chúng, nhất là con đầu tiên bám vào đá chịu đựng được sức nặng lớn và lâu đến vậy. Dơi bay về hang theo đàn có khi nhiều, đen cả một khoảng không, chúng vỗ cánh, tạo nên những âm thanh phàm phạp rất kỳ dị.
Muốn đánh bắt dơi ngựa phải đánh vào chập tối, lúc dơi đi kiếm ăn. Địa điểm căng lưới không phải là cửa ra vào hang nơi du khách vẫn qua lại, mà là phần lộ thiên ở vòm hang Cắc Cớ, đỉnh hang, lưng chừng núi. Lưới bắt dơi ngựa là loại giống như lưới phường vạn chài, mắt lưới thưa đủ lọt đầu dơi, nhưng thân và cánh mắc lại trong lưới. Mắt lưới nếu rộng quá, dơi có thể cắn rách.
Hang Cắc Cớ có phần lộ thiên trên đỉnh đã căng lưới, đó là cửa ra vào của dơi ngựa. Từ trong lòng hang động thường có một luồng hơi bốc lên khoảng lộ thiên đó với một áp lực không nhỏ. Khi dơi ngựa bay về, chúng cụp cánh lao vào hang với vận tốc lớn để vượt qua lực đẩy của hơi bốc từ dưới lên và sa vào lưới. Đầu dơi chui vào mắt lưới, mắc thân cánh ở trên, nhiều con lăn lông lốc trên mặt lưới, rơi vào chân lưới nơi người đánh bắt đang ngồi.
Người ta kéo lưới bắt dơi ngựa. Bắt được con nào đưa ngay con ấy lên miệng mình mà cắn vào đầu nó một cái kêu "đốp" gọn ghẽ, rồi cho ngay vào bao tải. Làm như vậy để tránh dơi ngựa bay mất hoặc cắn người, cắn lưới rách. Cắn dơi chết, máu dơi không tanh mà còn có vị ngọt và bổ. Có người cho rằng làm như thế dơi hồi mỡ, ngấm ngọt máu, ngon, bổ hơn. Dơi ngựa cắn rất đau, vì vậy người đánh bắt phải có kỹ năng cầm dơi ngựa trên tay, lựa nhanh cho đầu dơi ngựa chui vào khoảng giữa hai ngón tay mà kẹp.
Mải trò chuyện với anh Ba, thời gian đã trôi gần 2 tiếng đồng hồ, trời cũng bắt đầu tối hẳn rồi đen kịt không nhìn thấy gì. Tôi thở dài ngao ngán vì không tận mắt được thấy những con dơi bay ra. Anh Ba liền vỗ vai an ủi: "Đi vào những ngày này thì phải chịu thôi vì không phải lúc nào dơi cũng bay ra đâu, muốn bắt được dơi có lần anh phải săn cả tuần may ra được mấy con".
Bắt được dơi ngựa tội gì mà bán
Chúng tôi thu dọn đồ nghề xuống núi khi trời đã tối, tôi và anh Ba phải dùng đèn pin để soi đường. Tôi hỏi anh dơi ngựa hiếm thế thì giá có đắt không. Anh Ba bảo, tính theo giá thị trường thì 1kg dơi ngựa vào khoảng 2 - 3 triệu đồng, nhưng bắt được dơi hiếm khi người ta bán. "Thịt dơi ngựa ngon lắm tội gì mà bán, bắt được thì gọi anh em bạn bè đến uống rượu thôi", anh Ba thật thà chia sẻ.
Cửa hang Cắc Cớ nơi chúng tôi ngồi chờ dơi bay ra.
Anh Ba cho biết, theo các cụ trong làng kể lại, loại dơi này trước đây khi bắt được phải dùng để tiến vua. Nhưng loại dơi ngựa tiến vua cũng phải là loại dơi ngựa đặc biệt. Theo như các bô lão kể lại "Sài Sơn chi biển bức" là một loại dơi ngựa đặc biệt có lông màu vàng, đó là hoàng dơi, rất hiếm gặp.
Lần lại trong "Đại Nam nhất thống chí" tôi cũng thấy ghi "Con dơi ở trong hang đá núi Sài Sơn huyện Yên Sơn, đầu như đầu ngựa, mình to béo, sắc vàng nhợt, tục gọi là dơi ngựa. Người địa phương chăng lưới ở hang đá để bắt, bắt được thì đập chết để ở chỗ đất sạch một đêm, mỡ sẽ sinh ra. Khi ăn nên lột bỏ da, lông lấy thịt nướng chả, vị rất thơm ngon".
Thịt dơi ngựa có thể chế biến bằng nhiều cách khác nhau. Trước khi làm thịt dơi ngựa, nhiều người có thể hạ thổ qua đêm để thịt ngọt, béo hơn. Sau đó, dơi ngựa được lột da, nướng cho tiết mỡ, mổ, lựa bỏ một chút mật, một chút phân trắng, còn dùng tất. Ruột dơi ngựa rất ít, nhỏ, đặc thịt và mỡ.
Dùng thịt dơi ngựa với miến hoặc áp chảo vàng ngậy, thịt dơi ngựa không cần có gia vị vẫn ngon, có khi gia vị làm át mất đi cả hương vị thơm ngon vốn có của thịt. Thịt dơi có vị ngọt, không độc, lợi tiểu, tiêu phù, chữa bệnh hen suyễn cho trẻ con, giúp thông minh, mau lớn, người già tăng tuổi thọ, cải thiện tốt đời sống tình dục cho vợ chồng...
Người dân ở Sài Sơn còn cho rằng, dơi ngựa núi Thầy ở hang động vùng đất đầy linh khí này, được sinh ra làm phúc lộc cho con người nên đây là một loài vật mang yếu tố tâm linh. Ai ăn được loại dơi này sẽ có sức khỏe phi thường, làm ăn phát đạt.
Theo Xahoi
Được miễn vé thăm quan, du khách đổ vào đại nội Huế chơi lễ Sáng sớm nay (2/9), từ khoảng 7h30' tại các điểm di tích thuộc quần thể di sản cố đô Huế đã ghi nhận lượng khách rất lớn vào tham quan nhân lễ Quốc Khánh. Tại Đại Nội, từng tốp học sinh, sinh viên từ hàng chục đến hàng trăm em liên tiếp kéo vào cổng Ngọ Môn từ 7h30' sáng. Sau đó đến...