Bị mắng vì đi chơi cả ngày, nữ sinh lớp 9 nhảy cầu tự tử
Hiện cơ quan chức năng và gia đình vẫn đang nỗ lực khẩn trương tìm kiếm thi thể nữ sinh.
Chiều ngày 14/6, đại diện UBND xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình xác nhận trên địa bàn xã này vừa xảy ra vụ việc một nữ sinh lớp 9 nhảy cầu Tịnh Xuyên tự vẫn. Cho đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng và gia đình vẫn đang nỗ lực khẩn trương tìm kiếm thi thể nữ sinh.
Cụ thể, vào khoảng 16h chiều 13/6, người dân lưu thông qua cầu Tịnh Xuyên thuộc địa bàn xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà thấy một nữ sinh đi xe đạp lên đoạn gần giữa cầu. Nữ sinh bỏ lại xe đạp, trèo qua thành cầu gieo mình xuống sông.
Sự việc xảy hết sức bất ngờ khiến những người lưu thông qua đó chứng kiến sự việc không kịp trở tay.
Video đang HOT
Nhận được tin báo, Công an huyện Hưng Hà nhanh chóng có mặt tại hiện trường phối hợp với Công an xã Hồng Minh và chính quyền địa phương triển khai các đội hình nghiệp vụ tìm kiếm, đồng thời xác minh danh tính nạn nhân.
Danh tính nạn nhân được xác định là Nguyễn Thị H. Ng. (15 tuổi, đang học lớp 9, trường THCS Trần Đức Thông, huyện Hưng Hà).
Theo chính quyền địa phương xã Minh Hòa, H. Ng. là con gái đầu trong gia đình có 2 chị em, dưới Ng. có một em trai. Hoàn cảnh gia đình nữ sinh rất khó khăn. Bố Ng. ốm đau bệnh tật liên miên, mẹ không biết chữ sống cùng bà nội già yếu.
Người dân địa phương thông tin, trước khi xảy ra sự việc, Ng. đi chơi 1 ngày mà không xin phép gia đình. Khi về, bị bố mẹ mắng nên Ng. sinh ra nghĩ quẩn.
"Cuộc chơi" không dành cho người liều: Ai cho nông dân vay tiền nuôi lợn thời dịch tả?
Theo ông Trần Đình Thiện - Chủ tịch UBND xã Ngọc Lũ (Bình Lục, Hà Nam), sau khi địa phương công bố hết dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), đối với những hộ có quy mô trang trại lớn, mạnh về tiềm lực về kinh tế thì vẫn tiếp tục chăn nuôi, nhưng cũng giảm về số đầu con.
Còn những nông hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, đã kiệt quệ về kinh tế thì gần như chưa thể vực dậy vào lúc này. Ngay cả những hộ không bị thiệt hại lớn do DTLCP, còn vốn nhưng cũng chưa dám nuôi, hoặc nuôi "rón rén" vì sợ dịch bệnh.
Từ sau khi bị ảnh hưởng bởi cơn "bão giá" lợn 2017, không còn vốn để tiếp tục chăn nuôi nên trang trại của gia đình anh Lê Huy Mạnh ở xã Ngọc Lũ (Hà Nam) đã phải cho người khác thuê. Ảnh: Minh Ngọc
Một thực tế đang diễn ra hiện nay ở Ngọc Lũ, đó là với những hộ gia đình đã mất trắng cơ nghiệp sau DTLCP và những nông hộ nhỏ thì gần như không thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.
Anh Lê Huy Mạnh - hộ chăn nuôi (ở Đội 1, xã Ngọc Lũ) nói: "Chúng tôi sẵn sàng vay 500 triệu đến 1 tỷ đồng để đầu tư, tái đàn lợn trở lại. Nhưng ai cho vay bây giờ? Vay nợ ngân hàng trong khi dịch bệnh lại đến thì nợ chồng nợ, người dân chúng tôi lại khổ".
Cùng suy nghĩ, bà phạm Thị Dung (Đội 1, xã Ngọc Lũ) cho biết, lúc đỉnh điểm gia đình bà nuôi đàn lợn từ 500 - 700 con. Sau khi tiêu hủy số lợn bị mắc DTLCP, gia đình bà Dung đã phải bỏ trống chuồng trại từ đó cho đến nay. Hiện, chuồng trại bà Dung cho hàng xóm mượn để thả bò.
"Nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ lãi suất, hoặc kéo dài thời gian trả nợ thì người chăn nuôi chúng tôi sẵn sàng vay để tái đàn. Chuồng trại bỏ không chúng tôi cũng chẳng được gì, nợ thì vẫn cứ nợ" - bà Dung thở dài.
Tại xã Đông Đô, huyện Hưng Hà (Thái Bình) - địa phương xuất hiện DTLCP đầu tiên của cả nước, công tác tái đàn lợn sau đại dịch cũng đã có những tín hiệu khả quan.
Ông Vũ Xuân Quân - Chủ tịch UBND xã Đông Đô cho biết, tính đến thời điểm đầu tháng 5/2020, trên địa bàn xã Đông Đô có 196 hộ chăn nuôi lợn, với tổng đàn lợn 8.837 con. Tuy nhiên, cũng theo ông Quân, trên địa bàn xã vẫn còn những hộ chưa thể tái đàn bởi sau DTLCP họ đã kiệt quệ về kinh tế, có những hộ tái đàn ở mức dè dặt.
Qua trao đổi, ông Quân cũng thông tin, đến 27/7 UBND xã sẽ chi trả toàn bộ xong tiền hỗ trợ người dân có lợn bị tiêu hủy do ảnh hưởng của DTLCP, giúp bà con có kinh phí để tái sản xuất trở lại.
"Trong thời gian tới UBND xã sẽ trao đổi với Quỹ tín dụng nhân dân xã để tạo điều kiện đối với những nông hộ có nhu cầu vay vốn tái đàn lợn. Tuy nhiên, các hộ cũng phải đáp ứng đầy đủ quy định của quỹ tín dụng đặt ra" - ông Quân nói.
Sự nghiệp của tân Phó Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên Tân Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên từng trải qua nhiều vị trí công việc khác nhau. Sáng 7/5, tại tỉnh Thái Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công ông Nguyễn Hồng...