Bị mắc chứng táo bón kéo dài, một người đàn ông đã nhét con lươn sống dài 40cm vào trực tràng
Các bác sĩ đã phải tiến hành phẫu thuật khẩn cấp để lấy con lươn ra ngoài, nếu không bệnh nhân sẽ chết.
Theo tin từ Đài truyền hình Quảng Đông, sau một thời gian dài cố gắng chữa táo bón bằng mọi cách mà không đạt hiệu quả, một người đàn ông đến từ Đông Hoản (Quảng Đông, Trung Quốc) đã quyết định làm một việc để cải thiện vấn đề này. Đó là nhét một con lươn sống vào trong cơ thể qua đường hậu môn.
Cụ thể, người đàn ông 50 tuổi này đã nghe người ta đồn đại về việc cho một con lươn vào trong trực tràng sẽ giúp ích cho việc đi tiêu dễ dàng. Thế nên anh đã đi ra chợ và mua một con lươn dài 40cm rồi nhét nó hậu môn.
Người đàn ông đã nhét con lươn sống vào trực tràng nhằm cải thiện tình trạng táo bón (Ảnh minh họa).
Không biết bằng cách nào mà người đàn ông này có thể chịu đựng đau đớn được trong 5 ngày khi con lươn phá nát hệ tiêu hóa của anh. Khi đến bệnh viện, các bác sĩ đã sửng sốt khi phát hiện con lươn đã làm vỡ đại tràng sigma, gây ô nhiễm đường tiêu hóa khiến nhiễm trùng. Các bác sĩ đã phải tiến hành phẫu thuật khẩn cấp để lấy con lươn ra ngoài, nếu không bệnh nhân sẽ chết. May mắn là ca phẫu thuật thành công.
Video đang HOT
Được biết, đây không phải là trường hợp đầu tiên nhét lươn vào trong người để chữa chứng táo bón. Vào năm 2017, cũng ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, một người đàn ông họ Lưu cũng thực hiện phương pháp kỳ dị này. Và ông ấy đã phải đi bệnh viện cấp cứu vì đau bụng dữ dội.
Qua siêu âm, các bác sĩ phát hiện có một con lươn dài 49cm đang nằm trong dạ dày của bệnh nhân cùng với phân và thức ăn thừa. Cũng may mắn là người đàn ông đã được cứu sống.
Làm thế nào phòng ngừa bệnh táo bón?
Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ sẽ giúp bạn phòng ngừa được chứng táo bón (Ảnh minh họa).
Theo Mayo clinic – một trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Mỹ, táo bón là một căn bệnh phổ biến xảy ra ở khá nhiều người, nó được hiểu đơn giản là bạn đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là người bệnh nhịn đi đại tiện, chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước, hoặc do dùng thuốc…
Để phòng tránh bệnh táo bón, chúng ta cần:
- Uống nhiều nước: Mất nước cũng khiến cho bạn bị táo bón. Do vậy, uống nhiều nước trong ngày, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng, cũng giúp bạn hạn chế và cải thiện được chứng bệnh này.
- Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn: Theo các chuyên gia, trong 1.000gram calo cần phải có 14gram chất xơ. Thế nên bạn hãy ăn nhiều trái cây và rau mỗi ngày. Ngũ cốc hoặc bánh mì ngũ cốc nguyên hạt cũng là món ăn giúp bạn tránh bị táo bón.
- Tập thể dục thường xuyên: đây là hoạt động giúp nhu động ruột của bạn hoạt động, từ đó, bạn sẽ ít có nguy cơ bị táo bón hơn. Hãy cố gắng tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Nếu bạn quá bận không thể theo tập bài bản được thì đi bộ cũng giúp bạn rất nhiều trong việc phòng tránh bị táo bón.
- Không nhịn đi tiêu: Khi cơ thể báo hiệu cần đẩy chất thải ra ngoài, bạn không nên trì hoãn việc này. Vì nếu cứ nhịn đi tiêu, lâu dần sẽ tạo nên tình trạng táo bón.
Ngoài ra, nếu bạn thấy mình có dấu hiệu bị táo bón thì nên đi khám bác sĩ để được kê thêm thuốc nhuận tràng giúp bạn nhanh chóng chấm dứt được chứng bệnh này.
Không nên để táo bón ở trẻ kéo dài
BS Đặng Công Chánh, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, bệnh táo bón ở trẻ mặc dù không gây ra biến chứng nguy hiểm nghiêm trọng nhưng để tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ chậm phát triển, giảm sức đề kháng và suy dinh dưỡng.
Bác sĩ đang thăm khám cho trẻ bị táo bón tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Ảnh: T.Anh
Có con gái 3 tuổi bị táo bón đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, chị Hoàng Thị H. (ngụ P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) cho biết, tình trạng táo bón của bé C. con chị kéo dài 3 tháng nay, kể từ khi bé chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm. 3-4 ngày cháu mới đi cầu được 1 lần. Lo lắng cho con, chị đưa bé C. đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khám, bác sĩ chẩn đoán bé bị táo bón. Do tình trạng táo bón kéo dài nên bé C. phải thụt tháo bằng cách bơm nước vào hậu môn.
Theo BS Chánh: "Táo bón mặc dù không gây biến chứng nguy hiểm nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến phân tích tụ nhiều trong ruột bé, gây chướng bụng, đầy hơi, trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, ăn khó tiêu. Do bé không ăn được, kém hấp thu sẽ dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm lớn, dễ mắc bệnh và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, việc ứ đọng phân kéo dài làm cho các độc tố do vi trùng tiết ra không được thải ra ngoài lâu ngày có thể đưa đến tình trạng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng".
BS Chánh cho hay, nguyên nhân của táo bón là do trẻ mắc các bệnh lý như: phình đại tràng bẩm sinh, suy giáp, bại não, chậm phát triển vận động, gù lưng, cong vẹo cột sống... những bệnh lý này làm cho tình trạng táo bón kéo dài. Bên cạnh đó, do chế độ ăn, uống một số loại sữa công thức quá nhiều chất đạm, uống ít nước, thay đổi chế độ ăn ở một số trẻ, chuyển từ chế độ ăn loãng (như uống sữa mẹ, sữa công thức chuyển sang ăn cháo, cơm) rất dễ bị táo bón nếu trẻ không được bổ sung thêm nước.
Dấu hiệu để nhận biết trẻ bị táo bón hay không rất đơn giản, trẻ có thể có một trong những triệu chứng sau: trẻ đi cầu ít hơn 3 lần/tuần; khó đi, rặn nhiều, đau quanh hậu môn khi đi cầu; phân có máu, phân khô rắn, hạt lổn nhổn. Một số trẻ thường đau, chướng bụng, chán ăn mệt mỏi, thay đổi tính tình và suy dinh dưỡng. Còn khi trẻ bị són phân thì khi đó táo bón đã kéo dài, do phân ứ đọng trong trực tràng quá nhiều và trẻ không nín lại được nữa.
"Với trẻ táo bón kéo dài, việc điều trị là dùng thuốc để làm mềm phân, nếu không cải thiện thì có thể kết hợp với điều trị bằng phương pháp thụt tháo. Ngoài việc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ thì bé cần thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung chất xơ, ăn nhiều rau củ, trái cây và cho bé uống thêm nước tùy theo độ tuổi, cân nặng. Tập cho trẻ thói quen không được nín, nhịn đi cầu, nếu trẻ lớn thì tập thói quen tăng cường vui chơi vận động. Đặc biệt, khi thấy trẻ có dấu hiệu của táo bón, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để có các hướng điều trị đúng, vì nếu để táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ" - BS Chánh khuyến cáo.
Chữa táo bón kéo dài Chứng táo bón kéo dài thường do cơ địa, âm hư, huyết nhiệt hoặc do thiếu máu làm tân dịch giảm gây ra; hoặc do người già, phụ nữ sau khi sinh nhiều lần cơ nhục bị yếu gây khí trệ khó bài tiết phân ra ngoài... Đông y có những bài thuốc chữa chứng bệnh này tùy theo nguyên nhân gây bệnh....