Bị lừa trăm triệu ‘con cấp cứu ở viện’: Phụ huynh hãy hạn chế khoe điểm, giấy khen
“Hiện nay, nhiều phụ huynh có con được phần thưởng, giấy khen… vội vã chụp hình đăng lên mạng xã hội.
Như vậy, vô tình chúng ta làm lộ thông tin của con”, các nhà giáo dục thông tin.
Phụ huynh thiếu thông tin dễ mắc bẫy
Nhận định trên được nêu ra tại toạ đàm Lỗ hổng thông tin và giải pháp đảm bảo an ninh mạng trong trường học, sáng 17/3, tại TP.HCM.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, phân tích, các đối tượng lừa đảo đã đánh vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, những đối tượng này gọi điện cho phụ huynh đánh vào tình mẫu tử do người mẹ thường mất bình tĩnh. Thứ hai, học sinh được gọi là con của các gia đình có điều kiện.
Thứ 3, các gia đình rơi vào tầm ngắm chủ yếu có con học tại trường tư thục, các trường quốc tế. Ngoài ra, các đối tượng cũng nắm được vấn đề hiện nay không ít bệnh viện đang thiếu thiết bị điều trị cho bệnh nhân.
Vì vậy khi phụ huynh nghe tin con bị cấp cứu và bệnh viện thiếu thuốc, thiết bị để phẫu thuật đã rất hoảng hốt.
Ông Huỳnh Thanh Phú cho rằng do thiếu thông tin nên phụ huynh dễ bị rơi vào bẫy (Ảnh: TP)
Nguyên nhân các đối tượng dễ thực hiện hành vi lừa đảo cũng do tình trạng phụ huynh không chịu cập nhật thông tin ví dụ các bệnh viện sẽ không bao giờ thu tiền qua điện thoại. Khi xảy ra sự việc, phụ huynh cũng không liên hệ với nhà trường, chỉ nghe một cuộc điện thoại đã hốt hoảng chuyển tiền.
Video đang HOT
“Điều đó cho thấy phụ huynh không nắm thông tin để đến khi mới “để mất bò mới lo làm chuồng” – ông Phú nói.
Đồng ý với quan điểm này, ông Nguyễn Đình Độ, Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân, cho rằng, nếu trường và phụ huynh phối hợp với nhau thật tốt sẽ không có chuyện lừa đảo mất hàng trăm triệu đồng. Khi nhận được tin nhắn, phụ huynh không hỏi nhà trường mà hấp tấp chuyển tiền.
“Ngay cả khi nhận những tin nhắn sai chính tả như “trấn thương”, “trợ rẫy”, phụ huynh cũng tin tưởng. Nếu là tin nhắn của thầy cô sẽ không viết sai chính tả như vậy”, ông Độ phân tích.
Lộ thông tin học sinh từ đâu?
Về câu hỏi thông tin học sinh, phụ huynh bị lộ từ đâu, ông Nguyễn Đình Độ cho rằng, nhà trường rất coi trọng việc bảo mật thông tin của học sinh. Theo Hiệu trưởng này, trường đã giao cho 1 người phụ trách thông tin học sinh, chỉ nhân viên mới được phép nhập và xem thông tin của học sinh.
Ông Nguyễn Đình Độ cảnh báo để tránh lộ thông tin học sinh, phụ huynh cũng nên hạn chế khoe thành tích của con trên mạng xã hội (Ảnh: TP)
Tuy nhiên, theo ông Độ, hiện nay khi có một sự việc gì với học sinh các đối tác đều muốn xin lấy thông tin học sinh.
“Đơn giản như một hãng sữa tặng sữa cũng yều cầu lấy thông tin những em uống sữa. Bên cạnh đó, các trường đại học đến xin thông tin học sinh để tuyển sinh. Về phía nhà trường, chúng tôi rất hạn chế cung cấp các thông tin này”, ông khẳng định.
Ngoài ra, ông Độ cũng cảnh báo để tránh lộ thông tin học sinh, phụ huynh nên hạn chế khoe thành tích của con trên mạng xã hội. “Hiện nay, nhiều phụ huynh có con được phần thưởng, giấy khen… thường chụp hình đăng lên mạng xã hội. Như vậy, vô tình chúng ta làm lộ thông tin của con”- ông Độ nói.
“Ngay sau kỳ thi tốt nghiệp lớp 12, nhiều phụ huynh chia sẻ được các trường tư thục gọi điện mời học. Tôi hỏi tại sao họ biết để gọi điện, phụ huynh kể rằng, các trường biết con được điểm thấp, không đỗ vào các trường công lập nên mời chào vào học tư thục. Câu hỏi đặt ra là “Những trường tư thục này lấy thông tin từ đâu?”- ông Huỳnh Thanh Phú đặt vấn đề.
Tại toạ đàm, một đại biểu cũng cho hay, ngoài việc khoe thành tích, nhiều phụ huynh hiện nay cũng thường xuyên đăng tải hình, thông tin về con lên trên mạng xã hội. Thậm chí, trước khi đi du lịch, họ cũng đăng “tạm biệt con yêu”. Đó là nguy cơ cực kỳ lớn vì tội phạm sẵn sàng bỏ thời gian dài để nghiên cứu kỹ đối tượng lừa đảo.
Theo ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Athena, mỗi ngày trung tâm này tiếp nhận khoảng 5.000 cuộc tấn công. Tội phạm công nghệ không giới hạn về địa lý, cuộc gọi giả mạo có thể không xuất phát tại TP.HCM có thể gọi đến từ nước ngoài.
Tội phạm công nghệ kiếm tiền phi pháp lợi dụng sự hiểu biết của họ, sự phát triển của công nghệ để xâm nhập, tấn công cộng đồng.
Theo ông Võ Đỗ Thắng, con chơi game có thể đã để lộ nhiều thông tin (Ảnh: TP)
Theo ông Thắng, dữ liệu bị lộ xuất phát từ việc phụ huynh, học sinh cung cấp cho các hoạt động học tập. Cụ thể, hiện nay TikTok đang là trang mạng xã hội được các bạn trẻ yêu thích, hoặc các trò chơi game rất phổ biến.
Con chơi game có thể làm mất dữ liệu của cha mẹ, trong đó có cả tài khoản ngân hàng, số căn cước. Học sinh sử dụng thiết bị công nghệ ngày càng nhiều nhưng chưa lường trước được các cạm bẫy trên không gian mạng.
Đại uý Huỳnh Đỗ Tấn Thịnh: 80% là cá nhân tự làm lộ thông tin (Ảnh: TP)
Đại uý Huỳnh Đỗ Tấn Thịnh, Phòng cảnh sát hình sự Công an TP.HCM, cho hay, mỗi ngày phòng cảnh sát hình công an TP.HCM nhận trên từ 20-30 đơn tố cáo của người dân về việc bị lừa đảo. Cách thức lừa đảo rất đa dạng như mượn danh người quen, dùng hình ảnh, thậm chí mượn danh cơ quan nhà nước.
Sau khi phụ huynh nghe máy, các đối tượng sẽ đưa điện thoại cho một người cao hơn nhằm đánh vào lòng tin của người dân.
Về lỗ hổng thông tin do đâu, Đại uý Tấn Thịnh cho hay, 20% là các doanh nghiệp và cơ quan làm lộ thông tin; 80% là cá nhân tự làm lộ thông tin. Đặc biệt thế hệ gen Z hiện nay đang làm lộ thông tin của mình bằng cách tham gia các mạng xã hội như TikTok…
Apax Holdings lên tiếng khi phụ huynh đến trung tâm tiếng Anh đòi tiền
Lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings cho biết những vấn đề được báo chí đưa ra đang là những tồn tại của Apax English và doanh nghiệp đang phối hợp tìm hướng xử lý.
Ông Nguyễn Ngọc Thủy - người sáng lập Apax English. Ảnh: M.T.
Chiều 15/11, ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings vừa có văn bản giải trình tới Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) về thông tin liên quan đến Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax (Apax English) xuất hiện trên báo chí trong thời gian gần đây.
Theo đó, doanh nghiệp này cho biết đã tiến hành rà soát, kiểm tra và xác minh một số thông tin báo chí nêu về công ty con Apax English (tỷ lệ sở hữu 66,36%).
"Kết quả kiểm tra cho thấy những vấn đề được báo chí đưa ra đang là những tồn tại của Apax English và lãnh đạo của Apax English cũng đã và đang phối hợp với Apax Holdings để có những phương án xử lý phù hợp", doanh nghiệp này thông tin.
Liên quan đến các thông tin của Apax English xuất hiện trên báo chí, doanh nghiệp này khẳng định không có ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như tình hình quản trị của Apax Holdings vì Apax Holdings là công ty mẹ và hoạt động độc lập.
Công ty này cho biết thêm trải qua 2 năm dịch Covid-19 rất khó khăn, sự việc xảy ra đã có trong dự phòng hoạt động đầu tư kinh doanh của phía công ty.
"Hiện tại Apax Holdings đang sở hữu hai công ty con khác là Công ty Cổ phần Phát triển Igarten và Công ty Cổ phần Trường Liên cấp Firbank Australia đang hoạt động tốt, phát triển tốt", doanh nghiệp khẳng định.
Thời gian gần đây, một số phụ huynh đã đến Apax Leaders Biên Hòa để khiếu nại, yêu cầu hoàn trả học phí với lý do trung tâm không thực hiện đúng cam kết.
Nhiều vấn đề được phụ huynh đặt ra: Trung tâm không đảm bảo về số lượng học sinh mỗi lớp, thay đổi buổi học do giáo viên nước ngoài chưa về kịp, thay đổi giáo viên giảng dạy là người Việt Nam.
Đại diện trung tâm Apax Leaders tại Đồng Nai đã đưa ra lời xin lỗi, phương án giải quyết và mong mỏi được hỗ trợ sau khi phụ huynh kéo đến đòi hoàn học phí. Trung tâm này khẳng định đang rất nỗ lực thực hiện đúng cam kết trong thỏa thuận với phụ huynh về giáo viên để đảm bảo chất lượng dạy học.
Đến lượt Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders ở Biên Hòa bị phụ huynh đòi hoàn trả học phí Những ngày qua, một số phụ huynh đến Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders ở TP Biên Hòa, Đồng Nai để đòi lại học phí, do đơn vị chưa làm đúng các cam kết về chất lượng. Nhiều phụ huynh kéo lên Trung tâm Apax Leaders Biên Hòa đòi lại học phí - Ảnh: AN BÌNH Bà Đỗ Thị Diệu Quyên, phụ huynh...