Bị lừa mà phải “ngậm đắng, nuốt cay”?
Câu chuyện về một doanh nhân ở TPHCM bị các đối tượng lừa đảo dùng thủ đoạn, công nghệ cao, chiếm đoạt gần bốn tỉ đồng nhưng lại ngại tố cáo vụ việc với các cơ quan chức năng.
Như kẻ mất hồn
Giây phút nhận ra mình bị lừa, doanh nhân N. cho biết, ông “như kẻ mất hồn” và “không thể tin đó là sự thật”. Cả tuần sau ông mới bình tĩnh lại và tìm kiếm các “giải pháp khắc phục”… nhưng vô vọng. Lúc đó, người ông phờ phạc vì chính suy nghĩ tự trách mình, giận mình, quá bất cần. Và, cả tháng sau đó tâm trạng ông mới từ từ “cân bằng” trở lại…
Một doanh nhân ở TPHCM bị các đối tượng lừa đảo gần bốn tỉ đồng nhưng lại ngại tố cáo vụ việc với các cơ quan chức năng.
Ông N. kể, công ty của ông (có trụ sở tại TPHCM) chuyên cung cấp sản phẩm gỗ lót sàn xuất xứ châu Âu cho thị trường trong nước, nên có làm ăn với một số nhà sản xuất, trong đó có một công ty của Thụy Sỹ. Vì quan hệ giữa công ty ông N. và công ty ở Thụy Sỹ (K.) rất thân thiết (bạn hàng lâu năm) nên cách thức mua bán giữa hai bên rất đơn giản.
Theo ông N., khi công ty của ông có nhu cầu mua hàng thì ông gửi thông tin về số lượng hàng, quy chuẩn hàng, thời gian nhập hàng… cho công ty K. ở Thụy Sỹ (qua e-mail); công ty K. gửi thông báo giá trị của đơn hàng lại để ông N. chuyển tiền (qua tài khoản ngân hàng) cho K. Sau đó, công ty K. sẽ gửi hàng cho công ty của ông N., rồi hai bên hoàn tất các thủ tục hợp đồng mua bán hàng.
Nhiều năm qua, chuyện mua hàng và thanh toán tiền “qua mạng” giữa công ty của ông N. và công ty K. ở Thụy Sỹ diễn ra bình thường và thuận lợi như vậy. Nhưng trong hai tháng, 4 và 5-2016, do nhu cầu thị trường, công ty của ông N. liên tiếp đặt công ty K. bốn đơn hàng trị giá gần bốn tỉ đồng đã gặp “trục trặc”. Vì, tiền thì ông N. đã chuyển cho công ty K. nhưng chờ mãi không nhận được hàng…
Dự cảm chuyện không lành, ông N. gọi điện cho quản lý của công ty K., mới vỡ lẽ. Công ty K. cho biết họ không hề nhận được đơn đặt hàng nào trong tháng 4 và 5-2016 từ công ty của ông N. Đọc kỹ lại các e-mail của công ty K. gửi, ông N. phát hiện: địa chỉ e-mail của công ty K. mà ông liên lạc trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6-2016 không phải là e-mail của công ty K. (nó chỉ gần giống, kiểu địa chỉ e-mail của công ty K. là jmkrono(a)…thì địa chỉ giả mạo là jmkrono – thêm một chữj vào đầu rất khó phát hiện).
Như vậy, số tiền gần bốn tỉ đồng mà ông N. chuyển vào tài khoản của công ty K. để thanh toán cho các đơn hàng thực chất không phải là của công ty K…. mà là của một tổ chức lừa đảo.
Video đang HOT
“Kịch bản hoàn hảo”
Khi tâm trạng tạm ổn định, ông N. kể rằng, từ quan hệ làm ăn với các đối tác trong nước, ông được “tiếp thị” dịch Vụ thanh toán giá trị các hợp đồng với đối tác nước ngoài bằng ngoại tệ không cần thông qua ngân hàng. Theo đó, doanh nghiệp có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài để thanh toán cho đối tác chỉ cần giao tiền cho “tổ chức” làm dịch vụ chuyển tiền ở Việt Nam, rồi người của “tổ chức” này (ở nước ngoài) sẽ chuyển tiền vào tài khoản của đối tác của doanh nghiệp.
Nhận thấy hình thức này vừa đơn giản, vừa thuận tiện, nhanh chóng, chi phí [dịch vụ] lại thấp nên ông N. muốn dùng thử! Đầu tháng 4-2016, ông N. liên hệ với một “tổ chức” ở chợ Bến Thành để chuyển hơn 26.000 EUR cho công ty K. theo đơn hàng đã đặt. Tuy nhiên, sau đó, ngày 7-4- 2016, “tổ chức” chuyển tiền đưa cho ông N. một e-mail (tiếng Nga) có nội dung nói rằng tài khoản của khách hàng (công ty K.) mà ông N. cung cấp không có thật.
Trong khi chưa biết có trục trặc gì (vì trước giờ tài khoản của khách hàng không thay đổi) thì ngay lập tức, ngày 8-4-2016, ông N. nhận được e-mail từ công ty K. có nội dung cho biết: Công ty K. bị kiểm toán từ ngày 8-4-2016. Do đó, công ty K. sẽ không sử dụng tài khoản cũ nữa mà sẽ sử dụng một tài khoản mới ở Hồng Kông để thực hiện các giao dịch với khách hàng.
Nội dung thư cũng cho biết, chi tiết về tài khoản mới sẽ được công ty K. cung cấp khi ông N. xác nhận đã nhận được e-mail này. Đặc biệt, phần “lưu ý” của e-mail có nội dung: “Ngân hàng nói với chúng tôi rằng, nếu thực hiện bất kỳ thanh toán nào vào tài khoản ngân hàng cũ chúng tôi sẽ không rút tiền được cho đến khi công ty được kiểm toán xong (mất khoản ba tuần hoặc hơn). Điều này sẽ ảnh hưởng đến các đơn hàng của bạn. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn làm theo hướng dẫn này của chúng tôi”.
Thế là ông N. đã làm theo hướng dẫn: chuyển tiền thanh toán đơn hàng đã đặt vào “tài khoản mới” của công ty K. tại ngân hàng H. mà không mảy may nghi ngờ. Bởi, sau khi “tổ chức” chuyển tiền thông báo với ông N. về tài khoản (cũ) của công ty K. không đúng thì họ đã chuyển trả lại tiền cho ông N. rất đàng hoàng. Sau đó, ông N. nhờ họ chuyển tiền theo số tài khoản mới thì phía công ty K. có gửi e-mail cho ông N. xác nhận rằng, công ty K. đã nhận tiền của ông N. thanh toán cho đơn hàng.
Vì thế, “niềm tin” của ông N. được cũng cố, ông tiếp tục chuyển tiếp số tiền của ba đơn đặt hàng tiếp theo. Và thế là gần bốn tỉ đồng của ông N. đã “một đi không trở lại”. Đến khi, kiểm tra lại tất cả các e-mail, chứng từ, ông N. mới phát hiện mình đã trao đổi và “giao dịch” với các đối tượng lừa đảo trong một thời gian dài mà không hề hay biết. Bởi vì, địa chỉ e-mail của ông N. đã bị tổ chức lừa đảo kiểm soát, nên tất cả các đơn hàng ông N. đặt công ty K. đều bị chúng mạo danh trả lời để chiếm đoạt tiền.
“Ngậm đắng nuốt cay”?
Ông N. cho biết, sau khi phát hiện bị lừa, ông đã nhờ cơ quan chức năng của Hồng Kông giúp đỡ nhưng không có kết quả. Lần tìm đến địa chỉ đăng ký số tài khoản này thì đây là trụ sở của một công ty ở Quảng Châu, Trung Quốc nhưng không còn hoạt động. Liên hệ với các luật sư ở Hồng Kông nhờ can thiệp theo pháp luật thì chỉ phí quá cao trong khi khả năng thành công của vụ việc là “mò kim đáy bể”…
Trình báo với các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng là một hướng suy nghĩ của ông N. Tuy nhiên, vì hành vi chuyển tiền ra nước ngoài của ông N. không thông qua các tổ chức tín dụng, ngân hàng nên ông lo ngại sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý (dù chưa biết cơ quan chức năng có tìm ra kẻ lừa đảo, mà nếu có tìm ra và thu hồi lại được thì chưa chắc ông đã nhận lại được số tiền này). Tuy nhiên, để “cảnh báo” với cộng đồng doanh nghiệp cũng như với các cơ quan chức năng về thủ đoạn lừa đảo mới này, ông N. đang cân nhắc việc trình báo vụ việc.
Nói về nội dung của vụ việc này, một cán bộ của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an ( C50) cho biết hiện cơ quan này đang thụ lý nhiều trường hợp tương tự, nhưng người bị hại chuyển tiền qua ngân hàng (chứ không phải qua các tổ chức chuyển tiền chui như ông N. – NV). Trong trường hợp như trường hợp ông N., theo vị này, không loại trừ khả năng tội phạm công nghệ cao “kết hợp” với các tổ chức chuyển ngoại tệ trái phép.
Vị cán bộ của C50 khuyên, các doanh nghiệp trước khi chuyển tiền, nhất là số tiền lớn, cần xác định lại với các đối tác (nhận chuyển tiền) bằng nhiều hình thức (nên trực tiếp qua điện thoại có hình ảnh) chứ không nên chỉ thông qua các e-mail xác nhận. Bởi vì, thời gian vừa qua có rất nhiều trường hợp đối tượng tội phạm công nghệ cao chiếm quyền kiểm soát địa chỉ e-mail của người bị hại sau đó thực hiện các thủ đoạn để lừa đảo.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Mất nửa tỷ đồng trong tài khoản VCB: Tại anh, tại ả!
Vụ việc khách hàng Hoàng Thị Na Hương của Vietcombank (VCB) bị mất 200 triệu trên tài khoản kết luận cuối cùng còn phải chờ cơ quan điều tra là C50 (Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao). Trong lúc đó, phụ trách lĩnh vực công nghệ các ngân hàng cảnh báo, không thể chủ quan với giao dịch ngân hàng điện tử, đồng thời lưu ý các chủ tài khoản phải chủ động "phòng thân" nếu không muốn mất tiền... oan!.
Ảnh minh họa.
Vietcombank mô phỏng lại quá trình mất tiền
Ngày 14/8, Vietcombank hoàn tất một clip mô phỏng lại giao dịch và quá trình dẫn đến mất quyền kiểm soát tài khoản của khách hàng Hoàng Thị Na Hương. Theo mô tả của ngân hàng, có thể hình dung trong quá trình thực hiện một giao dịch qua Internet Banking, chị Na Hương đã bị đối tượng dẫn dụ vào một trang web giả mạo Vietcombank nhưng có tên miền và đường dẫn hoàn toàn khác.
Trước giao diện y hệt của ngân hàng, chị Hương đã vô tình khai báo tài khoản và password (mật khẩu). Cùng thời điểm, đối tượng đã vào trang web thật của ngân hàng và thực hiện giao dịch song song như chị Hương đang khai báo với trang web giả. Khi mã xác thực OTP được gửi đến điện thoại của chính thân chủ (xác nhận giao dịch), chị Hương lại lần nữa vô tình khai báo mã xác thực đó vào trang web trên. Thời điểm đó, đối tượng đã kịp có mã xác thực và xâm chiếm kiểm soát tài khoản của chị Na Hương song song với chị.
Trao đổi với PV, ông Đào Minh Tuấn, Phó Tổng giám đốc phụ trách công nghệ Vietcombank giữ quan điểm ngân hàng đã công bố ngày 12/8: Sự việc xảy ra do ban đầu chị Hương không may dính lỗi sơ ý bất cẩn. Để người ngoài cuộc có thể hình dung "lỗi" nằm ở đâu, vị đại diện này diễn giải: Để đi vào tài khoản, ngân hàng đã trao cho mỗi chủ tài khoản một chùm chìa khoá mà trong đó mã xác thực OTP được ngân hàng gửi đến sau cùng coi như "chìa khoá két", còn các thông tin khai báo như mã thẻ, mật khẩu... chính là những cánh cửa bảo vệ bên ngoài. Tuy nhiên, ngay cả khi chìa khóa lớp các cửa đã bị mở, và chính chìa khóa két chủ nhân cũng không giữ được, vô tình trao cho tên trộm thì sẽ không có cách nào giữ được quyền kiểm soát độc quyền nữa. Và rủi ro xảy đến.
"Đầu tiên phải khẳng định là hệ thống của Vietcombank không bị hacker tấn công, đây cũng là điều Vietcombank luôn cam kết. Hiện, hệ thống Vietcombank an toàn bởi có nền tảng an toàn; phần mềm an toàn. Trường hợp này, chị Hương đã bị Fishing (mất mật khẩu cơ bản) và hacker đã truy cập nhiều lần vào tài khoản.", ông Tuấn nói.
Cả hai đều có lỗi và trách nhiệm?
Theo một nguồn tin của PV, hiện Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50- Bộ Công an) đã cơ bản lần ra các thông tin liên quan vụ việc (cả tài khoản ngân hàng nơi hacker định chuyển 300 triệu tới).
Phía Vietcombank cũng đang sốt ruột chờ thông tin cơ quan điều tra công bố. Tuy nhiên, câu hỏi dư luận quan tâm nhất lúc này đó là trong câu chuyện trên, lỗi của khách hàng đến đâu, có hay không lỗi của ngân hàng? Và với số tiền 200 triệu đã "bay" khỏi tài khoản của chị Hương (thực hiện qua giao dịch ATM bên Malaysia còn 300 triệu chuyển khoản Vietcombank chặn được), tổn thất này sẽ chia đều hay thuộc về ai?
Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, thành viên HĐQT LienvietPostbank, Chủ tịch Ủy ban công nghệ của ngân hàng này cho rằng: Xét một cách khách quan, lỗi đầu tiên của vụ việc thuộc về chị Na Hương khi vô tình để lộ thông tin tài khoản.
Nhưng sau đó, việc Vietcombank cho khách hàng chủ động chuyển từ SMS OTP sang Smart OTP có thể vô hình chung đã trở thành kẽ hở khiến chủ tài khoản chuyển thông tin vào đó. (OTP: One Time Password, tức mật khẩu sử dụng 1 lần. OTP là xác nhận giao dịch của ngân hàng trên Internet. VCB Smart OTP là ứng dụng được phát triển bởi Vietcombank chạy trên điện thoại di động tạo ra mã xác thực khi thực hiện giao dịch trên các dịch vụ của Vietcombank.)
"Tại ngân hàng tôi có một số nguyên tắc rõ ràng như không cho truy xuất tài khoản sau 12 giờ đêm quá 2 lần và mỗi lần không quá 10 triệu đồng. Vào ban ngày, khách hàng rút ATM không quá 4 lần, mỗi lần không quá 5 triệu đồng. Nếu chủ tài khoản đi nước ngoài thì phải vào cài đặt xác nhận lại với ngân hàng. Ngoài ra cứ 10 ngày một lần, ngân hàng khuyến cáo khách hàng đổi mật khẩu còn nếu truy cập từ SMS sang Smart OTP cần xác nhận lại từ email"- ông Thắng khẳng định.
Theo ông Thắng, hiện lỗ hổng lớn nhất của các ngân hàng chính là thẻ tín dụng. Rất nhiều người khi thanh toán mua bán hay đi nước ngoài, chỉ cần quẹt thẻ một lần là có thể bị ăn cắp thông tin tên chủ thẻ, số tài khoản thậm chí bị các đối tượng dùng thẻ trắng sao chép lại.
Vấn đề này ngay cả các tổ chức thẻ lớn trên thế giới như Visa, Master card cũng bị dính rất nhiều. Nhất là khi Ebay- trang mua bán trực tuyến lớn nhất trên mạng cho phép chỉ khai báo tên và chủ tài khoản thẻ. "Còn để đề phòng, mỗi lần đi nước ngoài về, tôi đều chủ động đổi thẻ mới, thà mất phí 300 ngàn đồng còn hơn mất tiền trăm triệu", ông nói.
Một lãnh đạo cấp cao của Vietcombank nhìn nhận: "Trong kỷ nguyên số, bối cảnh công nghệ ngân hàng điện tử, ngân hàng cũng như nhiều doanh nghiệp đang là đối tượng bị tấn công.
Hiện hằng ngày hàng giờ, hệ thống của chúng tôi chịu rất nhiều sự tấn công ở bên ngoài nhưng hệ thống đều luôn xử lý được. Sự cố xảy ra vừa qua, cả ngân hàng và khách hàng đều là người bị hại. Chúng tôi cũng đang mong cơ quan công an sẽ làm rõ vụ việc", vị này cho biết.
Theo Báo Tiền phong
Bắt nhóm "thám tử" chuyên nghe lén điện thoại Ngày 18/11, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) - Bộ Công an tại TPHCM đã tiến hành triệt phá 1 băng nhóm tội phạm chuyên sử dụng công nghệ cao để nghe lén điện thoại của rất nhiều người. 5...