Bị lũ cuốn trôi khi đang vớt củi trên sông
Ngày 20/7, tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết, trên địa bàn huyện vừa xảy ra vụ việc một người bị cuốn trôi và mất tích khi đi vớt củi trên sông. Ngoài ra còn có một phụ nữ bị đất đá vùi lấp do sạt lở đất ở thôn Khe Đâm, xã Mỏ Vàng.
Nạn nhân bị lũ quét gây sạt lở đất vùi lấp là bà Giàng Thị La, sinh năm 1957, ở bản Khe Sung, thôn Khe Đâm, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Còn nạn nhân bị cuốn trôi mất tích khi đi vớt củi trên sông là Nguyễn Hoàng Thái, sinh năm 1991, ở thôn Khe Voi, xã Đông An, huyện Văn Yên.
Mưa lũ làm ngập nhà ở của người dân xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Mưa lũ cũng đã làm 11 ngôi nhà trên địa bàn huyện Văn Yên bị cuốn trôi, 4 nhà dân sập đổ hoàn toàn, 5 nhà ở bị sạt ta luy, 37 hộ dân phải di rời ra khỏi khu vực nguy hiểm. Mưa lũ làm sập 1 cầu tạm, trôi 1 ngầm tràn, đứt cáp 1 cầu treo; nhiều tuyến đường đến trung tâm các xã, đường liên xã, liên thôn đang bị ngập, sạt lở, việc đi lại lưu thông gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể như tuyến đường Đông An – Phong Dụ, Đại Sơn – Mỏ Vàng,…
Hàng trăm ha lúa mùa của xã Đại Phác bị ngập sâu trong nước
Video đang HOT
Nước sông Hồng, nước ngòi Thia, lũ ở các khe suối chảy với cường độ mạnh cuốn trôi 4 con trâu, 1 xe ô tô tải, gẫy đổ 1 cột điện 0,4 KV và đã làm ngập hoàn toàn trên 35 ha hoa mầu, chủ yếu là diện tích lúa mùa và ngô vụ hè thu, đồng thời làm ngập nhà công vụ của giáo viên, gây ra sạt lở đất ở một số xã vùng cao như Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, Nà Hẩu, Mỏ Vàng…
Các xã nằm ven sông Hồng và ven Ngòi Thia cũng đã bị ảnh hưởng, hiện tại nước lũ đã làm cô lập hoàn toàn xã Hoàng Thắng, gây ngập và ách tắc giao thông đi lại của người dân khu vực Ngòi Thắt, tràn Quyết Tâm 1 xã Hoàng Thắng, ngầm tràn Yên Viễn của xã Xuân Ái, ngầm tràn Thôn 1 xã Yên Phú…
Các lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra tình hình mưa lũ tại xã Yên Phú
Hiện tại, Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện Văn Yên đã trực tiếp có mặt tại cơ sở kiểm tra, nắm tình hình, chỉ đạo công tác ứng phó tại các điểm xung yếu dọc Ngòi Thia và Sông Hồng với các phương án trước mắt là bảo đảm an toàn về người và tài sản cho nhân dân.
Chỉ đạo các địa phương bố trí lực lượng thường trực 24/24 h, theo dõi mực nước ngòi Thia, huy động lực lượng tại chỗ giúp các hộ dân nằm trong diện có nguy cơ bị ngập lụt thu dọn nhà cửa, tài sản, lương thực, vật nuôi, sẵn sàng di chuyển đến nơi an toàn.
Thu Nhài – Thế Nam
Theo Dantri
"Kỳ tửu" của người Dao được chưng cất từ loài cây dại này đây
Đối với người Dao, rượu không chỉ đơn thuần là thứ đồ uống phục vụ trong sinh hoạt văn hóa ẩm thực của đồng bào mà còn là sản vật để dâng cúng tổ tiên, trời đất và tiếp khách quý từ xa đến chơi. Rượu đao - thứ rượu làm từ loại cây dại chính là một sản phẩm văn hóa ẩm thực của họ.
Ông Nguyễn Văn Thiết - Phó Chủ tịch UBND xã Quang Minh, huyện Văn Yên cho biết: "Trước đây, mỗi khi bước vào mùa giáp hạt, cây đao được coi là cây cứu đói của đồng bào. Thiếu gạo, đồng bào nghĩ ra cách lấy bột đao để ăn và còn nấu rượu từ cây đao. Không biết có tự bao giờ, chỉ biết rằng, người Dao biết nấu rượu đao từ đời này qua đời khác. Cứ như thế, rượu đao dần trở thành thứ không thể thiếu trong đời sống văn hóa của bà con nơi đây. Mỗi dịp tết đến, xuân về, nhà nào không có bình rượu đao uống coi như là không có tết"...
Ông Triệu Thiều Thăng bên cây đao rừng khoảng 7 năm tuổi.
Từ rất nhiều đời nay, rượu đao được sử dụng trong các ngày lễ, tết, ma chay, cưới hỏi, làm nhà và thiết đãi khách quý của người Dao. Rượu đao được làm từ lõi cây đao rừng và dùng "công nghệ" ủ men lá cùng với cách chế biến đặc biệt, không mang tính phổ biến mà cách lấy men, nấu rượu cũng rất cầu kỳ, vì thế nên đặt tên cho loại rượu này là "kỳ tửu" cũng chẳng sai.
Đao rừng là một loại cây mọc tự nhiên trong rừng có thân giống thân cọ, lá giống lá dừa, quả ra từng chùm như cau, thân cây to bằng cả người ôm, phần lõi chứa tinh bột trắng như gạo, thơm như hoa cau.
Ông Triệu Thiều Thăng ở thôn Khe Ván, xã Quang Minh - một trong số ít người biết nấu rượu đao chia sẻ: "Cây đao phát triển khá chậm, khoảng trên 20 năm mới có thể khai thác. Hơn nữa, không phải cây nào cũng có bột. Muốn biết một cây đao có bột hay không thì phải dùng rìu chặt mạnh vào thân cây, khi rút lưỡi rìu ra để khô khoảng 10 phút, nếu thấy có lớp bột mỏng trắng như bột gạo bén trên lưỡi rìu thì đó là cây đao có bột. Nếu không thấy có nghĩa là không có".
Vì thân đao khá to, cao và cứng nên để lấy được phần lõi bên trong khá khó khăn, phải dùng dao đẽo dần từ ngoài vào đến khi gặp một lớp lõi to bằng bắp chân, mềm trắng như gạo thì tách ra đem băm nhỏ như hạt gạo. Sau đó, bỏ vào chõ hấp cách thủy khoảng 2 tiếng.
Đao chín rải đều ra mẹt, chờ nguội dùng men lá trộn đều. Loại men dùng để ủ rượu đao bắt buộc phải được chế biến từ: trầu rừng, rau răm, củ riềng, gạo... Tất cả được giã nhỏ trộn đều, đậy kín, ủ trên gác bếp khoảng một tháng rồi mới đem ra dùng.
Cứ 100 kg bột đao, đảo lẫn 4 kg bột men lá, sau đó dùng cót quây lót bằng mấy lớp lá chuối tươi vây ủ, để che kín gió, giúp cho đao nhanh lên men. Ủ ít nhất 1 tuần sẽ có mùi thơm tỏa ra, cũng là lúc đưa vào chõ gỗ truyền thống (giống như cái chõ đồ được đục từ gốc cây gỗ lớn có đường kính từ 70 - 80 cm và chiều cao gần 1 m), để chưng cất lấy rượu. Sau khi chưng cất xong rượu lần thứ nhất, bã đao được vớt ra để nguội rồi tiếp tục đảo trộn với men, sau đó lại ủ 7 ngày, khi có mùi thơm tiếp tục vớt ra để chưng cất lấy rượu.
Riêng rượu đao chưng cất ở lần 1 so với lần 2 không có gì khác biệt về nồng độ, vị ngon, cũng như số lượng rượu thu được. Nếu bã đao chưa nát thì vẫn có thể vớt để ủ men và chưng cất lần 3 nhưng thường được ít rượu và nhạt về nồng độ. Như vậy, 100 kg bột đao sẽ chưng cất được khoảng 40 - 60 lít rượu.
Ông Nguyễn Minh Cường - Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Văn Yên cho biết: "Hiện nay, vì khai thác quá mức, cây đao ngày càng khan hiếm nên loại rượu độc đáo này chỉ còn lác đác ở một số bản làng của người Dao, người Tày. Hơn nữa, số người biết nấu rượu này cùng công thức của loại men lá chỉ còn khá ít. Tại huyện, chỉ có một vài bà con ở các xã Quang Minh, An Bình là còn giữ công thức về loại rượu này".
Điều này đặt ra cần có kế hoạch bảo tồn và phát triển cây đao rừng cùng công thức chế biến rượu và loại men lá truyền thống của người Dao vì đó là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của đồng bào người Dao, là đặc sản mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Theo Hoài Anh (Báo Yên Bái)
Người đàn bà ác tâm lên kế hoạch khử chồng bằng bát cháo độc Ít ai có thể ngời được rằng chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt phát sinh trong cuộc sống mà người đàn bà ấy đã lên kế hoạch khử chồng Sau khi ăn xong đồ ăn của vợ mua về, anh Quyền, con trai và đứa cháu họ ở cùng nhà bỗng nhiên đau bụng quằn quại và phải nhập viện. Thì ra, đó...