Bỉ là nước châu Âu đầu tiên ghi nhận ca nhiễm biến thể mới B.1.1.529

Theo dõi VGT trên

Ngày 26/11, Bỉ thông báo đã phát hiện ca đầu tiên tại châu Âu nhiễm siêu biến thể B.1.1.529 của virus SARS-CoV-2.

Đó là một người chưa được tiêm phòng, vừa trở về từ nước ngoài.

Bỉ là nước châu Âu đầu tiên ghi nhận ca nhiễm biến thể mới B.1.1.529 - Hình 1
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Antwerp, Bỉ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Y tế Frank Vandenbroucke cho biết: “Chúng tôi đã xác nhận một ca nhiễm biến thể này”.

B.1.1.529 là biến thể mới nhất được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi ngày 25/11. Đây là biến thể có số lượng đột biến rất cao, cũng đã được phát hiện ở Botswana và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) trong số những du khách đến từ Nam Phi. Điều mà các nhà khoa học quan ngại là B.1.1.529 có thể tránh được phản ứng miễn dịch của cơ thể và có khả năng lây nhiễm cao.

Lo ngại về tác động của siêu biến thể trên, Đan Mạch đã ra lệnh cấm đi lại không thiết yếu đến Nam Phi và các nước châu Phi khác nhằm tránh lây lan biến thể mới.

Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Carolina Darias cho biết nước này sẽ quyết định hạn chế các chuyến bay từ Nam Phi và Botswana, sau khi nhiều nước châu Âu khác đã có quyết định tương tự. Bà Darias không cho biết chi tiết thời điểm quyết định trên có hiệu lực, song một cuộc họp nội các để thông qua quyết định này đã được lên kế hoạch vào ngày 30/11. Theo Bộ trưởng Darias, người đến từ các nước có nguy cơ cao sẽ phải trình bằng chứng đã tiêm phòng hoặc xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.

Video đang HOT

Thông báo trên được đưa ra sau khi Ủy ban châu Âu (EC) khuyến cáo một lệnh cấm trên toàn châu Âu đối với người đến và đi Nam Phi do số ca nhiễm biến thể B.1.1.529 tại Nam Phi đang tăng nhanh.

Lộ trình chắc chắn cho trạng thái 'bình thường mới'

Những vùng sáng đã xuất hiện nhiều hơn trên bản đồ dịch bệnh thế giới khi mà hầu hết các khu vực trên thế giới trong tuần qua ghi nhận số ca nhiễm mới thấp hơn so với tuần trước.

Trong đó khu vực châu Phi và châu Á có mức giảm cao nhất, lần lượt là 16% và 13%. Chỉ có châu Đại Dương và châu Âu chứng kiến số ca mắc mới tăng nhẹ lần lượt là 3% và 7%. Trên phạm vi toàn cầu, số ca mắc mới giảm 8% so với tuần trước đó. Trung bình mỗi ngày thế giới ghi nhận khoảng 457.000 ca nhiễm mới, thấp hơn 11% so với tuần trước và đây là tuần thứ năm liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới giảm.

Lộ trình chắc chắn cho trạng thái bình thường mới - Hình 1
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Nga. Ảnh: Moskva News Agency/TTXVN

Những bước tiến về tiêm chủng và kiểm soát dịch đã tạo ra những thay đổi rõ rệt. Thêm nhiều quốc gia và khu vực đang trở lại trạng thái bình thường mới trong đời sống kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, những ổ dịch mới xuất hiện tại một số nước châu Á hay Nga tuần qua khiến lộ trình "trở lại cuộc sống bình thường" không phải lúc nào cũng suôn sẻ, buộc chính phủ các nước phải thực hiện từng bước một cách thận trọng.

Trong tuần qua, trung bình mỗi ngày thế giới đã tiêm khoảng 27 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Thống kê của ourworldindata.com cho thấy tới ngày 3/10, đã có 6,27 tỷ liều vaccine được tiêm trên toàn thế giới, tỷ lệ tiêm ít nhất một mũi là 45,4% dân số toàn cầu. Châu Á đang có sự bứt tốc mạnh mẽ trong cuộc đua tiêm chủng. Sau khởi đầu tương đối chậm, Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia giờ đây đã vượt Mỹ về tỷ lệ tiêm chủng trên mỗi 100 dân, điều từng khó có thể nghĩ đến hồi đầu năm nay. Tỷ lệ này của Hàn Quốc là 1,49, Malaysia 0,92, Nhật Bản 0,9, trong khi Mỹ là 0,19.

Mặc dù vậy, châu Á vẫn phải cảnh giác với nguy cơ từ những biến thể của virus khi hầu hết các nước trong khu vực chưa thể tự sản xuất vaccine và có thể đối mặt với những vấn đề về nguồn cung trong thời gian tới, khi Liên minh châu Âu tiếp tục hạn chế xuất khẩu vaccine và nhiều nước bắt đầu triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường. Hạn chế nguồn cung vaccine cũng là vấn đề của châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Tiến độ tiêm chủng ở châu Phi vẫn chưa được cải thiện khi có một nửa các quốc gia trong châu lục mới chỉ tiêm đủ liều vaccine cho 2% dân số. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong tổng số 54 quốc gia ở châu Phi, chỉ có 15 quốc gia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho ít nhất 10% dân số tính đến ngày 30/9. Tại Mỹ Latinh, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ước tính phải đến năm 2022 mới có thể hoàn thành tiêm chủng cho 70% dân số khu vực.

Trong khi đó, chương trình tiêm phòng tại một số nước phát triển đang chậm lại khiến số ca mắc mới tăng. Sau 2 tuần giảm, số ca mắc mới trong 7 ngày qua ở Đức đã tăng trở lại. Các chuyên gia lo ngại Đức có thể phải hứng chịu một làn sóng dịch bệnh Thu-Đông vào tháng 10. Tại Nga, số ca mắc mới và tử vong trong 7 ngày liên tục tăng. Nga hiện đứng đầu châu Âu về số ca tử vong do COVID-19 trong bối cảnh mới chỉ khoảng 30% dân số Nga được tiêm vaccine COVID-19. Tại Mỹ, mặc dù số ca mắc mới có xu hướng giảm và phần lớn các ca mắc mới là những người chưa tiêm vaccine, song Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Nhà Trắng, cảnh báo, một số người coi việc dịch bệnh chứng bệnh là lý do để tiếp tục không tiêm chủng. Đáng chú ý, số bệnh nhân tử vong vì COVID-19 ở Mỹ tuần qua đã vượt qua con số 700.000.

Theo số liệu do hãng tin Reuters công bố, số ca tử vong vì COVID-19 trên thế giới đã vượt qua ngưỡng 5 triệu ca, trong bối cảnh biến thể Delta đang khiến số ca nhiễm và tử vong ở những người chưa tiêm phòng tăng cao.

Lộ trình chắc chắn cho trạng thái bình thường mới - Hình 2
Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại Apple Valley, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Phân tích của Reuters cho thấy nếu mốc 2,5 triệu ca tử vong đầu tiên đã được ghi nhận trong hơn một năm kể từ khi dịch bùng phát, thì mốc 2,5 triệu ca tiếp theo được ghi nhận sau khoảng 8 tháng. Hơn một nửa số ca tử vong toàn cầu được ghi nhận ở Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Nga và Mexico. Trong tuần qua, trung bình 8.000 ca tử vong được ghi nhận mỗi ngày trên toàn cầu, tức là 5 ca/phút.

Một trong những diễn biến gây lo ngại trong tuần qua là việc một số quốc gia châu Á có tỷ lệ tiêm chủng cao lại đối mặt với dịch bệnh phức tạp hơn với số ca mắc mới tăng đột biến sau một thời gian có sự cải thiện. Singapore chứng kiến số ca mắc mới trong tuần tăng 70% so với tuần trước đó. Dịch bệnh phức tạp ở Singapore diễn ra trong bối cảnh nước này vừa nới lỏng các hạn chế sau khi được ghi nhận là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao trong khu vực và thế giới, với hơn 80% dân số đã được tiêm vaccine. Trước tình hình trên, Singapore đã phải siết chặt lại một số hạn chế, trong đó giới hạn không được tụ tập quá 2 người và yêu cầu người dân làm việc tại nhà, đồng thời hoãn một phần kế hoạch mở cửa trở lại. Tỷ lệ lây nhiễm mới tại Hàn Quốc cũng tăng mạnh 41% so với 7 ngày trước đó. Sự gia tăng đột biến số ca mắc mới là người dân Hàn Quốc di chuyển nhiều, tập trung đông trong kỳ nghỉ Trung thu (Chuseok) tuần trước.

Nguy cơ dịch bệnh luôn hiện hữu buộc các nước phải thận trọng, mở cửa từng bước theo lộ trình. Chính phủ Hàn Quốc đang tiến tới áp dụng một kế hoạch "sống chung với dịch bệnh", theo đó COVID-19 được điều trị như một bệnh hô hấp truyền nhiễm giống như cúm mùa cùng với việc nới lỏng các quy định giãn cách xã hội "theo từng giai đoạn và dần dần" khi tỷ lệ người được tiêm chủng đầy đủ vượt ngưỡng 70%.

Ngày 1/10 được xem là cột mốc đáng nhớ đối với người dân Tokyo và 18 tỉnh của Nhật Bản khi chính phủ nước này quyết định dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp tại những vùng này, từng bước chuyển sang giai đoạn mới -sống chung an toàn với COVID-19. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 4/2021, toàn bộ 47 tỉnh tại Nhật Bản không phải áp dụng tình trạng khẩn cấp ở bất kỳ hình thức nào.
Để có thể tiến tới mốc này, Chính phủ Nhật Bản đã đẩy mạnh chiến dịch phủ sóng vaccine theo lộ trình. Thống kê cho thấy hơn 70% dân số Nhật Bản đã tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng COVID-19, vượt cả Mỹ (64%), thậm chí một số vùng nông thôn tại nước này còn đạt mức 100%.

Lộ trình chắc chắn cho trạng thái bình thường mới - Hình 3
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Osaka, Nhật Bản, ngày 13/9/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Vừa kiểm soát dịch vừa đảm bảo hoạt động kinh tế đòi hỏi Chính phủ Nhật Bản chuẩn bị kỹ một lộ trình nới lỏng các biện pháp hạn chế đối với các lĩnh vực. Trước mắt, trong vòng 1 tháng, Nhật Bản thử nghiệm cho phép các cửa hàng và cơ sở ăn uống, bán đồ uống có cồn ở Tokyo và các tỉnh khác mở cửa đến 21h, song phải đảm bảo các điều kiện an toàn như lắp đặt tấm chắn, cải thiện hệ thống thông gió. Điểm đáng chú ý trong kế hoạch mở cửa trở lại của Nhật Bản là chủ trương phong tỏa cục bộ, tức là chỉ thực hiện biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt tại những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao, nhờ đó các cơ sở kinh doanh mới có thể hoạt động trở lại.

Tại Malaysia, chính phủ nước này cũng bắt đầu triển khai Kế hoạch phục hồi quốc gia gồm 4 giai đoạn, theo đó trong giai đoạn 1 sẽ có 11 lĩnh vực kinh doanh ở các bang được mở cửa trở lại. Ở giai đoạn 2, các hoạt động kinh tế sẽ từng bước mở cửa và 80% lao động đi làm. Ở giai đoạn 3, mọi hoạt động kinh tế được phục hồi, trừ những lĩnh vực nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và buộc phải tập trung đông người. Chính phủ sẽ cân nhắc giai đoạn 4, cũng là giai đoạn cuối cùng, mở cửa mọi hoạt động thường ngày, cho phép nhiều hoạt động xã hội hơn và phục hồi đi lại liên bang, du lịch nội địa.

Thái Lan cũng công bố kế hoạch mở cửa trở lại đất nước trong vòng vài tháng tới theo 4 giai đoạn tùy theo các yếu tố, bao gồm doanh thu du lịch, địa lý và các biện pháp phòng ngừa COVID-19.

Mặc dù Thái Lan vẫn kéo dài tình trạng khẩn cấp để phòng chống COVID-19 cho tới ngày 30/11, nhưng sẽ cho phép thêm các doanh nghiệp mở cửa trở lại và rút ngắn thời gian giới nghiêm ban đêm. Việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh này được áp dụng cho 29 tỉnh thuộc vùng đỏ sẫm thuộc diện kiểm soát tối đa và nghiêm ngặt từ ngày 1/10.

Có thể thấy, từng bước nới lỏng hạn chế để dần mở cửa nền kinh tế, từng bước đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường trên cơ sở bảo đảm an toàn hiện là xu thế được nhiều quốc gia lựa chọn trong bối cảnh những biến thể mới của COVID-19 vẫn đang xuất hiện và thế giới chưa thể đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng.

Trên thực tế, một nghiên cứu chính sách do hãng CNN thực hiện tại gần 20 quốc gia cho thấy việc "nóng vội" mở cửa trở lại nền kinh tế ngay khi dịch bệnh có dấu hiệu lắng dịu là một phần nguyên nhân khiến các làn sóng lây nhiễm mới tái bùng phát mạnh tại Mỹ, Brazil và Ấn Độ cuối năm ngoái và đầu năm nay.

Một lộ trình thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn và có kiểm soát sẽ là "chìa khóa" để mở cánh cửa hướng cuộc sống bình thường mới an toàn với COVID-19.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google bán trình duyệt Chrome để chống độc quyền
12:10:37 19/11/2024

Tin đang nóng

Hoa hậu Kỳ Duyên về nước: Visual khác hẳn đêm chung kết, bị "đánh úp" 1 điều ngay tại sân bay
10:23:12 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên
10:30:30 20/11/2024
Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù
10:43:21 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024
Học trò Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc tại Mr World 2024, gây choáng ngợp vì sự kỳ công
11:17:01 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024
Bức ảnh xóa bỏ mối thâm thù 6 năm đang gây tranh cãi khắp thế giới
10:33:35 20/11/2024

Tin mới nhất

G20 và nhiệm kỳ chống đói nghèo

15:28:14 20/11/2024
Tất cả những ưu tiên này hướng đến mục tiêu mà nước Chủ tịch đề ra là xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu.

Câu chuyện cảm động về chú cá heo cô đơn ở biển Baltic

15:22:01 20/11/2024
Lúc đầu, các nhà khoa học tự hỏi liệu con cá heo có đang cố gắng giao tiếp với một người chèo thuyền địa phương hay không, họ cũng ghi lại âm thanh vào ban đêm để xem có người dân nào ở đó hay không.

Ông Trump đề cử nguyên CEO công ty đấu vật WWE làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ

14:32:27 20/11/2024
Trước đó trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã từng cam kết sẽ xóa bỏ Bộ giáo dục liên bang khi ông trở lại Nhà Trắng. Ông nói: Tôi luôn nói như vậy. Tôi rất muốn quay lại để làm điều này. Cuối cùng, chúng ta sẽ xóa bỏ Bộ Giáo dục liê...

Lầu Năm Góc: Không có dấu hiệu Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

14:27:08 20/11/2024
Đồng thời, động thái này không làm thay đổi lập trường hạt nhân hiện tại của Washington, vốn được thiết lập dựa trên các yếu tố chiến lược dài hạn.

Mỹ rút tàu sân bay duy nhất khỏi Trung Đông dù chiến sự chưa ngớt

14:22:27 20/11/2024
Một quan chức Mỹ ngày 19/11 xác nhận với tờ Business Insider rằng tàu sân bay duy nhất của Hải quân Mỹ ở Trung Đông, USS Abraham Lincoln, đã rời khỏi khu vực này sau nhiều tháng hoạt động.

Argentina rút quân khỏi UNIFIL: Hồi chuông cảnh báo cho hòa bình tại Trung Đông

14:20:40 20/11/2024
Trong bối cảnh này, Israel đã bày tỏ quan ngại rằng UNIFIL chưa ngăn chặn hiệu quả các hoạt động quân sự của Hezbollah và nhiều lần kiến nghị lực lượng này rút khỏi khu vực.

Ông Trump cùng tỷ phú Elon Musk tham dự sự kiện của SpaceX

14:14:54 20/11/2024
Người phát ngôn của SpaceX, ông Dan Huot cho biết, không phải tất cả các tiêu chí để đón tên lửa trở lại đều được đáp ứng nên hãng này đã không ra lệnh cho Starship quay trở lại địa điểm phóng.

Mỹ: Triều Tiên chưa đạt được công nghệ tái nhập khí quyển cho ICBM

14:13:02 20/11/2024
Đô đốc Paparo mô tả quan hệ đối tác Nga-Triều Tiên mang tính giao dịch và cộng sinh, đồng thời nhận định Bình Nhưỡng có thể nhận được công nghệ tàu ngầm và công nghệ động lực học.

Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn Bộ trưởng Thương mại

14:10:35 20/11/2024
Với vai trò CEO và chủ tịch của tập đoàn tài chính Cantor Fitzgerald, Lutnick sẽ đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong việc thực thi các mức thuế mà ông Trump đề xuất đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.

Australia từ chối tham gia hiệp ước phát triển năng lượng hạt nhân quốc tế

12:50:05 20/11/2024
Quyết định được quyền Thủ tướng Richard Marles công bố sau khi có thông tin cho rằng Australia được kỳ vọng sẽ tham gia thỏa thuận này tại Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu COP29 ở Baku.

Tổng thống Ukraine cho biết chưa xem xét việc tổ chức tổng tuyển cử

12:49:39 20/11/2024
Ông Zelensky tuyên bố: "Trước tiên, Ukraine cần một nền hòa bình công bằng và sau đó người dân Ukraine sẽ tổ chức các cuộc bầu cử công bằng. Chúng ta phải ưu tiên lợi ích chung hơn bất kỳ mong muốn cá nhân nào".

Lạm phát - thách thức lớn đối với Tổng thống đắc cử Donald Trump

12:47:58 20/11/2024
Trong cuộc khảo sát, các đảng viên Cộng hòa có xu hướng quan tâm nhất đến vấn đề di cư, với 56% người chọn lựa vấn đề này, so với chỉ 11% đảng viên Dân chủ.

Có thể bạn quan tâm

Lào Cai: Khởi tố 2 cán bộ thẩm định hồ sơ đất đai sai trái

Pháp luật

15:31:31 20/11/2024
Các đối tượng gồm Vũ Xuân Nghiêm, SN 1981, trú tại tổ 25, phường Bắc Cường, TP Lào Cai; hiện là công chức Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai (nguyên Phó trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Bảo Thắng).

Bức ảnh giúp mỹ nhân gốc Việt đổi đời thành siêu sao thế giới

Hậu trường phim

15:30:14 20/11/2024
Nhờ danh tiếng của Tạ Đình Phong cùng nhan sắc kiêu kỳ của người đẹp, bộ ảnh nổi tiếng nhanh chóng, đồng thời giúp Maggie Q được tung hô là Phát hiện lớn của giới mẫu .

1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ

Sao châu á

15:20:24 20/11/2024
Cặp đôi gây bất ngờ khi tuyên bố kết hôn khiến người hâm mộ không kịp trở tay , tạo nên sự kiện rúng động giới giải trí.

Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về

Netizen

15:14:08 20/11/2024
Mùa cưới đến là lúc khắp cõi mạng xôn xao với những lễ cưới độc đáo, khác lạ rộn ràng khắp nơi. Một trong những lễ cưới khiến tất cả mọi người phải choáng ngợp trước sự đầu tư khủng của gia đình nhà gái,

Xót xa hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long cầm hoa trắng tiễn biệt con gái nuôi lần cuối

Sao việt

15:12:56 20/11/2024
Sáng nay (20/11), linh cữu Kim Tiểu Ly đã được đưa đi hạ táng tại quê nhà. Trong suốt buổi lễ, người ta luôn trông thấy hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long đứng bên cạnh linh cữu của con gái nuôi không rời.

HLV Deschamp nói thẳng về tiền đạo Mbappe

Sao thể thao

14:59:07 20/11/2024
Vắng mặt trong bốn trận đấu gần đây nhất của đội tuyển Pháp, tiền đạo Mbappe bị nghi ngờ mất băng đội trưởng khiến HLV Deschamp đã lên tiếng, đồng thời lý giải việc anh đá trung phong mà không chạy cánh.

Cái tên không ngờ giành Quán quân Sao nhập ngũ 2024

Tv show

13:47:02 20/11/2024
Jun Vũ giành ngôi vị Quán quân Sao nhập ngũ dù mục tiêu ban đầu là không gây trở ngại người khác và không đứng bét .

Đạo diễn nghìn tỷ Trấn Thành hứa làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống

Phim việt

13:37:43 20/11/2024
Trấn Thành nói: Không đùa được với biệt đội siêu quậy này đâu về 4 nhân vật trong phim Tết 2025 Bộ tứ báo thủ và hứa hẹn sẽ làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống .

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

Tin nổi bật

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.