“Bí kíp” trị bệnh cho gà bằng… thuốc nam
Với thuốc nam rẻ tiền, anh Thới Tấn đã phòng, trị bệnh hiệu quả cho hàng nghìn con gà, đem lại khoản lãi hàng năm từ 70 – 100 triệu đồng.
Anh Thới Tấn (37 tuổi, xã Phổ Thuận, Đức Phổ, Quảng Ngãi) là một trong những điển hình nông dân sản xuất giỏi với mô hình chăn nuôi gà đem lại thu nhập cao. Diện tích trại gà nhà anh hơn 1.000m2 được chia thành 4 khu riêng biệt. Mỗi khu, anh xây dựng chuồng trại và sân chơi cho gà bay nhảy khá thoải mái. Thả nuôi 4 lứa xen kẽ với số lượng mỗi lứa 500 – 2.000 con và xuất bán sau khoảng thời gian 3,5 – 4 tháng, với trọng lượng 1,5 – 2,2kg/con. Anh luôn đủ lượng gà thịt cung cấp cho nhiều tiểu thương trên địa bàn phía nam tỉnh Quảng Ngãi.
Anh Tấn đang cho gà uống thuốc nam.
Luôn chú trọng vệ sinh chuồng trại và phòng, chống dịch bệnh nên tỷ lệ gà con hao hụt không đáng kể. Nền chuồng được anh trải rơm khô ráo. Hệ thống cửa thông gió giúp chuồng luôn thoáng mát và không bốc mùi hôi thối. Đặc biệt, anh Tấn sử dụng thuốc nam phòng, trị bệnh cho gà khá hiệu quả. Những loại cây, rễ và lá khá rẻ tiền mua tại các cửa hiệu được anh phơi khô, sao vàng, hạ thổ rồi xay nhuyễn cho gà uống dần. Những lúc rỗi rãi, anh dạo quanh xóm hay vùng gò đồi gần nhà tìm thuốc cho gà. Nhờ thế, trong nhiều năm liền đàn gà nhà anh không mắc dịch bệnh.
“Trước đây, tôi có sử dụng thuốc thú y để phòng, trị bệnh cho gà nhưng khá tốn kém nên tiền lãi thấp. Bản thân tôi có người anh trai hành nghề Đông y nên tôi đã học chữa bệnh bằng phương pháp này. Anh em tôi nghĩ: Nếu thuốc nam dùng cho người thì chắc chắn sẽ dùng được cho gà, vịt nên áp dụng và thấy hiệu quả. Năm 2013, gà, vịt của bà con trong xóm dịch tràn lan nhưng đàn gà nhà tôi vẫn không bị mắc bệnh. Do vậy, tôi an tâm dùng thuốc nam phòng, trị bệnh cho gà với giá tiền chỉ bằng 25% so với các loại thuốc Thú y” – anh nói.
Video đang HOT
Anh Tấn kiểm tra sức khỏe của gà.
Hàng ngày, anh dành thời gian khoảng 2 giờ đồng hồ vào sáng – chiều để vệ sinh chuồng trại, kiểm tra và cho gà ăn. Khi thời tiết thay đổi hay trong chuồng có một vài con chuyển động chậm chạp, anh hòa tan thuốc nam xay nhuyễn với nước cho gà tự uống. Những con bệnh nặng, anh dùng ống nhựa bơm thuốc hòa nước vào miệng gà, chỉ vài lần như thế là hết bệnh.
Anh khẳng định: “Thuốc này gia đình tôi thường uống để chữa một số bệnh. Nếu anh không mắc bệnh mà uống cũng chẳng sao vì không sợ tác dụng phụ như các loại thuốc tây. Đàn gà của tôi không sợ bị tồn dư hóa chất làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng”.
Mỗi khu trại đều có sân chơi cho gà bay nhảy thoải mái.
Chị Nguyễn Thị Lý (huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi), tư thương thu mua gà của anh Tấn trong 4 năm qua tâm sự: “Trại gà chú Tấn có sân chơi rộng nên gà tự do bay nhảy và được cho ăn cám đắt tiền nên thịt gà béo, dai và thơm ngon hơn những nơi khác. Đặc biệt là gà được cho uống thuốc nam nên không sợ bị tồn dư hóa chất độc hại. Vì thế, khách hàng ở tận TP.HCM gọi điện cho tôi yêu cầu chỉ mua gà của chú ấy. Cách hai ngày, tôi lại đến bắt hơn 20 con gửi vào trong đó cho họ. Nếu gà không đảm bảo chất lượng thì giá rẻ tôi cũng không mua vì ngại mất uy tín với khách hàng”.
Theo Danviet
Diêm dân Sa Huỳnh lao đao vì giá muối rẻ mạt
Mỗi diêm dân ở Sa Huỳnh làm quần quật từ sáng tới chiều tối nhưng thu nhập chỉ được khoảng 25.000 đồng/ngày.
Do thu nhập thấp, công việc nặng nhọc, vất vả cùng với việc sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ ổn định nên nhiều cánh đồng muối tại Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi bị bỏ hoang.
Năm nay, muối rớt giá và không bán được, đời sống diêm dân nơi đây tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Giữa cái nắng gay gắt, trên đồng muối Sa Huỳnh, chỉ thấy lác đác vài người lao động. Diêm dân than vãn giá muối năm nay quá thấp.
Cả cánh đồng muối Sa Huỳnh chỉ còn lác đác phụ nữ, người già làm việc.
Gần 30 năm gắn bó với đồng muối Sa Huỳnh, bà Nguyễn Thị Long, 65 tuổi nói rằng chưa bao giờ giá muối thấp thảm hại như năm nay. Các con đi làm ăn xa, một mình bà bám trụ với nghề làm muối. Tuổi già, sức yếu, mỗi ngày bà Long làm quần quật từ sáng tới chiều tối, nhưng thu nhập chỉ khoảng 25.000 đồng/ngày.
"Năm nay giá muối giảm thấp, bán tại chân ruộng chỉ vào khoảng 27.000 đồng/bao (khoảng 55 kg) nên diêm dân làm không đủ ăn", bà Long cho hay.
Bà Phạm Thị Bông ở thôn Tân Diêm, làng muối Sa huỳnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi cũng cho biết, làm muối vất vả mà thu nhập lại thấp nên lớp trẻ bỏ nghề lên phố vào các nhà máy làm công nhân. Cả cánh đồng muối toàn thấy phụ nữ, người già và trẻ nhỏ.
"Thu nhập từ làm muối không ổn định, nhưng bỏ nghề này cũng chẳng biết làm gì. Như năm nay giá muối quá rẻ,1 sào muối bán được hơn 2 triệu đồng. Cuộc sống khó khăn nên chỉ còn mấy người già cố bám nghề, có được đồng nào hay đồng đó", bà Bông cho biết.
Đồng muối Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi hiện có hơn 100 ha với gần 600 hộ làm nghề muối. Sản lượng muối mỗi năm đạt hơn 9.000 tấn, nhưng muối tồn kho hơn 50%.
Năm ngoái, sản lượng muối đạt 10.000 tấn, trong đó có 3.500 tấn muối tồn kho. Giá muối bấp bênh, khó tiêu thụ, thế là nhiều người đành bỏ nghề. Đã có hơn 120 hộ bỏ nghề kéo theo 30 ha muối bị bỏ hoang.
Làm gì và làm thế nào để hỗ trợ bà con làm muối gắn bó với nghề luôn là bài toán khó. Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định hỗ trợ 1,3 tỷ đồng để UBND huyện Đức Phổ tổ chức mua gạo cứu đói năm 2016 cho diêm dân xã Phổ Thạnh với mức hỗ trợ là 15kg gạo/người/tháng, thời gian hỗ trợ tối đa không quá 3 tháng.
Ông Phạm Trường Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, để tìm thị trường tiêu thụ muối cho diêm dân, tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh muối sạch.
"Cần nghiên cứu các chính sách hỗ trợ diêm dân, ví dụ như chính sách về vấn đề vay vốn tín dụng ưu đãi, chính sách về vấn đề trợ giá. Phải quy hoạch lại đồng muối một cách đồng bộ, có thuận lợi cho bà con diêm dân để đầu tư, họ phát triển cũng như vấn đề tiêu thụ muối", ông Thọ đề xuất./.
Phương Cúc
Theo_VOV
Xe container hất văng ôtô biển xanh trên quốc lộ Trong lúc đổ dốc cầu cây Bứa, xe container chở trái cây từ Nam ra Bắc hất văng ôtô biển xanh của Huyện ủy Đức Phổ (Quảng Ngãi) bể nát nằm trên dải phân cách. Khoảng 14h chiều 8/8, tài xế Phạm Văn Phước (ngụ huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) lái xe container chở 15 tấn trái cây đông lạnh từ TP...