“Bí kíp” trao truyền của hai người mẹ cùng sinh 4 con
4 đứa con của bà Mái được sinh non với thai kỳ 7 tháng nên đứa đầu chỉ nặng 1,2 kg; đứa thứ hai nặng 1,6 kg; đứa thứ ba nặng 1,1 kg và cô con gái út nặng 1,5 kg.
Bốn cháu gái Hòa – Bình – Hạnh – Phúc chụp cùng bà nội – người đã đặt tên cho họ
Đồng cảm với hoàn cảnh một nách nuôi 4 con, bà Hương – người mẹ sinh 4 con chấn động ngành Y học thời bấy giờ sẵn sàng từ Hà Nội tìm về xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên để thăm nom và chỉ dạy cho sản phụ Mái – người cũng đã sinh 4 con vào năm 1992.
Đồng cảm người cùng hoàn cảnh
Bà Bùi Thị Hương (73 tuổi, trú khu tập thể Yên Ngưu, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) chính là sản phụ cách đây 41 năm gây “chấn động” cho ngành Y khi sinh 4 bé gái cùng lúc mà Báo Giao thông đã có dịp phản ánh. 4 cháu bé sau đó được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận đỡ đầu, đặt tên với ý nghĩa thiêng liêng lần lượt là Bắc – Nam – Thống – Nhất.
Giữa năm 2017, khi PV gặp bà Hương thì cô con gái út trong 4 chị em gái là Nguyễn Thị Như Nhất (hiện làm việc tại Trung tâm Người khiếm thị huyện Thanh Trì) chưa xây dựng gia đình và sống cùng mẹ. Tuy nhiên, mới đây bà Hương cho biết, Nhất đã lấy chồng và sinh được một cháu nhỏ 4 tháng tuổi. “Để tiện sinh hoạt và làm việc tại Trung tâm Người khiếm thị huyện Thanh Trì, Nhất vẫn ở cùng tôi”, bà Hương cho biết.
Nhắc về trường hợp sinh 4 như mình, bà Hương cho biết, năm 1993, khi bà đang ở khu tập thể Trung Tự, một người hàng xóm nói chuyện ở Hưng Yên vừa có một sản phụ tên Nguyễn Thị Mái (SN 1970) sinh 4 cháu gái giống như mình nhưng đang gặp khó khăn về cách nuôi con nên rất cần bà về “truyền bí kíp”. Đồng cảm với hoàn cảnh một nách nuôi 4 con, bà Hương tìm về xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên để thăm nom và chỉ dạy cho sản phụ Mái.
Bà Hương nhớ lại: “Lúc tôi về, nhà chị Mái khá nghèo, có 7 – 8 người sinh sống trong ngôi nhà nhỏ sàn đất, lũ trẻ liên tục khóc gào. Tôi mách chị Mái dùng 4 chiếc võng nối thành hình vuông, cùng cột với nhau để khi ru một đứa thì ba đứa còn lại sẽ được ru đưa cùng. Để có đủ đường sữa cho các cháu, tôi cũng nhờ một số anh chị báo chí về đưa tin rồi cùng đi xin trợ cấp cho gia đình. Sau này, có chương trình Chuyện lạ Việt Nam trên sóng truyền hình, cả hai gia đình chúng tôi may mắn được gặp gỡ nhau và biết các cháu đều sống khỏe mạnh”.
Truyền “bí kíp” nuôi con sinh 4
Từ lời kể của bà Hương, chúng tôi tìm về Hưng Yên gặp bà Mái. Căn nhà nằm sâu trong con ngõ nhỏ ở thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm. Thay cho ngôi nhà “sàn đất” của ngày xưa, giờ ngôi nhà của bà Mái đã khang trang hơn rất nhiều với thiết kế 3 tầng cùng một xưởng gỗ nhỏ.
Bà Mái cho biết, vừa bị bệnh tiền đình, cơn đau đầu hành hạ khiến bà không thể phụ giúp chồng làm gỗ. Các con bà đã lớn, đứa lấy chồng, đứa đi làm ăn nên cũng ít khi về nhà phụ giúp công việc ở xưởng gỗ.
Ngoài hai trường hợp mang thai 4 nổi tiếng trên, Việt Nam từng ghi nhận một ca sinh 5 vào tối 17/3/2013 ở Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Sản phụ Lê Huỳnh Anh Thư (28 tuổi, quận 5, TP HCM) đã sinh 5 em bé gồm 3 trai, 2 gái, lần lượt có cân nặng 2 kg, 1,8 kg, 1,5 kg và hai bé 1,3 kg khi thai nhi được 33,5 tuần trong niềm vui mừng của người thân và các bác sĩ tại bệnh viện. Đây là ca sinh 5 duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay. Bố mẹ các bé gọi lần lượt theo thứ tự ra đời là Cả, Hai, Ba, Tư và Út.
Nhớ lại thời điểm sinh 4, bà Mái kể: “Buổi sáng, tôi đi khám ở Bệnh viện huyện Văn Lâm thì bác sĩ cho biết thai sinh đôi. Vì nhiều lý do nên gia đình quyết định lên Hà Nội để đẻ. Lúc này, muốn lên Hà Nội chỉ có một phương tiện duy nhất là đi tàu hỏa, 13h chiều mới có tàu, 16h30 ra đến nơi rồi bắt xích lô vào Bệnh viện Phụ sản T.Ư. 18h30 lên phòng mổ, đến 19h10 thì xong xuôi”.
4 đứa con của bà Mái được sinh non với thai kỳ 7 tháng nên đứa đầu chỉ nặng 1,2 kg; đứa thứ hai nặng 1,6 kg; đứa thứ ba nặng 1,1 kg và cô con gái út nặng 1,5 kg. “Không ngờ tôi lại sinh 4 cháu gái, khác với thông tin khám ban đầu của bác sĩ. May mắn, các cháu đều khỏe mạnh. Vừa sinh ra, bà nội của các cháu đã đặt ngay tên Hòa – Bình – Hạnh – Phúc. Nhưng do cháu Hòa và Bình có tên “phạm húy” nên sau này gia đình đã đổi sang tên Thúy và Nga”, bà Mái cho biết.
Video đang HOT
Bà Mái kể, thời điểm sinh các cháu, kinh tế gia đình khá khó khăn. Việc nuôi một đứa trẻ đã khó huống hồ nuôi 4 cùng lúc. Nhiều khi túng đến nỗi không biết lấy gì để cho mấy đứa ăn, cái gì cũng thiếu. May mắn có sự giúp đỡ của ông bà, hai bên nội ngoại và bà Hương nên 4 cháu đều được chăm sóc tốt và trưởng thành.
“Cả 4 cháu đều học ngành Y dược và đang làm tại các phòng khám tư nhân. Ba cháu Thúy, Nga và Phúc đã có chồng con. Sau ca sinh 4 đó, vợ chồng tôi còn đón 2 thành viên nữa, một gái, một trai vào năm 2000 và 2007. Nhà đông con rất vui nhưng cũng vất vả lắm. Giờ thì vợ chồng chỉ lo tập trung làm ăn kinh tế, chăm cháu”, bà Mái vui vẻ nói.
Gặng hỏi thêm về cuộc sống riêng của 4 người con gái, bà Mái ngập ngừng: “Cuộc sống của các cháu vẫn bình thường thôi, cũng không có gì đáng chú ý lắm”.
Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, có thể do trước đây một số phóng viên đã tìm về viết về câu chuyện của gia đình bà Mái, song dường như đã thông tin sai về câu chuyện nào đó nên bà ngại chia sẻ chăng?
Được biết, sau bao nhiêu năm, hai gia đình bà Hương, bà Mái vẫn thường xuyên đi lại, thăm hỏi nhau. Những cô gái trong các ca sinh 4 một thời từng được xem là “chuyện lạ Việt Nam” giờ đã là những thiếu nữ, người mẹ và có cuộc sống an bình.
Hữu Tuấn
Theo baogiaothong
Không tin nổi vào mắt khi thấy những đàn cá kỳ lạ bậc nhất đất Việt
Đàn cá chép lại nghiện bim bim, bú bình như trẻ nhỏ để ăn thức ăn, nhảy múa như khiêu vũ trên mặt nước mỗi khi có khách đến chơi nhà, hay những truyền thuyết về những đàn cá thần dưới đây sẽ khiến bạn có thể bán tin bán nghi về sự tồn tại của chúng. Nhưng xin thưa, chúng là hoàn toàn có thật đấy nhé.
Đàn cá chép nghiện bim bim ở chùa Nôm
Chùa Nôm là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng nhất khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Chùa Nôm tọa lạc tại làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cách Hà Nội hơn 30km.
Ngày nay, rất nhiều du khách, nhất là trẻ em, thanh thiếu niên tới thăm chùa Nôm còn có dịp mãn nhãn với đàn cá chép màu hàng trăm con lớn nhỏ được thả nuôi trong ao chùa.
Mỗi khi có người đứng trên cầu đá là đàn cá hàng trăm con lại nhao lên mặt nước hóng quà bim bim. Ảnh: Phương Đông.(Ảnh: Dân Việt)
Du khách, nhất là trẻ em, thanh thiếu niên rất thích lên cầu đá lầu Quan Âm để quan sát đàn cá chép màu. Để dụ được đàn cả hàng trăm con nổi lên mặt nước, trẻ em thường mua bim bim, bỏng ngô thả từ trên cầu đá xuống mặt ao.
Mỗi khi bim bim, bỏng ngô rơi xuống mặt nước là cả trăm con cá dồn lại tranh nhau đớp bim bim... .(Ảnh: Dân Việt)
Đàn cá chép nhiều màu sắc, nhiều nhất vẫn là màu vàng, loang vàng, màu đỏ phớt hồng và màu xanh đen. Con nhỏ nhất có trọng lượng gần 1kg, những con lớn hơn thì có trọng lượng 2-3kg. Giành ăn bim bim, bỏng ngô với đàn cá chép màu còn có nhiều con cá trê lai với trọng lượng vài kg mỗi con...
Cả ngàn con cá bú bình siêu độc đáo ở Bến Tre
Khi đến Khu du lịch cù lao nằm giữa sông Tiền, thuộc địa phận tỉnh Bến Tre nhiều du khách thích thú với cảnh hàng ngàn con cá chép tranh nhau... bú bình.
Người nuôi ở Bến Tre mất từ một đến ba tháng để huấn luyện hơn 1.000 con cá chép, rô phi ăn bằng bình sữa và rất dạn với du khách đến tham quan.
Mỗi bình chứa thức ăn cá có giá 10.000 đồng. Thông thường, mỗi nhóm bạn hoặc gia đình sẽ mua một, hai bình và sau đó tha hồ cho cá bú.( Ảnh: IT)
Đối với ao cá bú bình, các nhân viên đã tập cho cá theo nguyên tắc phản xạ có điều kiện: Cho cá đói và tập cho cá ăn bằng thức ăn chứa trong bình đựng sữa của trẻ em. Lâu dần, khi thấy bình chứa thức ăn đưa xuống là cá tranh nhau ngoi lên để... bú bình.
Đàn cá thần ở Thanh Hóa, dân không dám ăn thịt
Tọa lạc tại ba mảnh đất khác nhau, hằng ngày, ba suối cá thần ở Thanh Hóa thu hút hàng ngàn lượt khách thăm quan. Những câu chuyện bí ẩn về loài cá nơi đây vẫn chưa được lý giải.
Suối cá ở thôn Lương Ngọc là nơi cư ngụ của hàng nghìn con cá lớn nhỏ, nặng 2-8kg, đặc biệt có con nặng tới 30 kg (cá chúa).
Đàn cá thần ở suối Cẩm Lương. (Ảnh: Zing)
Cách Cẩm Lương hơn ba cây số, đàn cá thần thứ hai sống tại hang suối Đóng thuộc xã Cẩm Liên. Ban ngày, đàn cá từ theo dòng nước bơi ra đùa giỡn ở nơi suối Đóng, ban đêm, chúng lại bơi vào tổ trú ngụ.
Câu chuyện về đàn cá thần thứ ba lưu truyền hàng trăm năm ở địa phương, một người dân kể lại, trong thời gian đóng quân ở quanh suối cá, một vài lính Pháp tử vong sau khi bắt loài cá này ăn. Từ đó, họ không ăn nữa và đã lập bàn thờ cá, cụ Đinh Trọng Tâm, một người sống gần khu suối cá hơn 80 năm nay cho hay.
Người dân địa phương giới thiệu về đàn cá thần trước mặt. (Ảnh: Zing)
Cá ở đây chỉ bơi quanh quẩn tại một đoạn suối dài hơn 100 m và không bơi ra xa hơn. Chiều tối, chúng lại rủ nhau về hang trú ẩn. Ngoài ăn lá cây rơi rụng từ trên cao, đàn cá còn được đội bảo vệ nơi đây cho ăn rau muống 1 hoặc 2 lần/tuần.
Người dân trong vùng tin rằng đây là giống cá thần hiếm có và sự sung túc của đàn cá sẽ đem lại bình yên no ấm cho cuộc sống của người dân địa phương.
Xung quanh suối cá kỳ lạ này có rất nhiều câu chuyện huyền bí mang tính chất tâm linh. Mặc dù chúng chưa được kiểm chứng nhưng việc người dân trong bản luôn xem loài cá này là thần và không dám ăn cá là sự thật.
Đàn cá lóc nhảy múa như khiêu vũ trên mặt nước ở Cần Thơ
Khi có khách đến chơi, anh Tín gọi hàng chục nghìn con cá lóc bay lên mặt nước nhảy múa đãi mắt khách. Màn biểu diễn kỳ lạ có một không hai này khiến bất cứ ai xem đều không khỏi thích thú.
Anh Lê Trung Tín - Chi hội trưởng Hội Nông dân khu vực 1 (cồn Sơn), phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ cho biết, hiện nay anh đang nuôi hơn 20.000 con cá lóc, tập trung ở 10 vèo và mỗi vèo là hơn 2.000 con.
Để cá lóc có thể bay được lên đồng loạt trên mặt nước, anh Tín phải tập luyện từ khi cá còn rất nhỏ.(Ảnh: Dân Việt)
Thông tin trên Dân Việt, chủ nhân của đàn cá kỳ lạ nhảy múa như làm xiếc này cho hay, thay vì nó trốn đi, chui xuống nước sâu thì hàng chục nghìn con cá lóc của tôi nuôi lại ào ào bay lên trên mặt nước. Ai thấy cũng nói quá lạ và nhiều lần kêu lên: sao lạ quá, sao làm được như thế. Chưa đã mắt, nhiều người còn nhờ tôi làm cho đàn cá bay lên lần nữa để họ lấy điện thoại ra chụp ảnh, quay clip đem về nhà xem lại.
Với 20 năm kinh nghiệm nuôi cá lóc, anh đã nghĩ ra kỹ thuật rất riêng để luyện tập cho đàn cá.(Ảnh: Dân Việt)
Có thời điểm, anh Tín đã huấn luyện đàn cá của mình bay lên từ 4-5 tấc (40-50cm) mặc dù sức của cá lóc vốn hạn chế, không thể bay cao được.(Ảnh: Dân Việt)
Theo anh Tín, việc cá lóc bay khỏi mặt nước như khiêu vũ, như múa mà anh huấn luyện luôn được đem ra bàn và không ngớt lời khen ngợi. Từ việc nhiều người giới thiệu nên nhà anh ngày càng nhiều khách đến, gia đình cảm thấy rất vui.
Theo Dantri
Nhiều làng nghề ở đất nhãn lồng "ngộp thở" vì rác thải Tìm về làng tái chế nhựa tại thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh (huyện Văn Lâm) - một trong những điểm đen ô nhiễm tại Hưng Yên, PV NTNN không khỏi ái ngại trước tình trạng hàng loạt ống khói san sát từ các cơ sở tái chế nhựa đua nhau nhả khói. Làng Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn...