Bí kíp shopping… kiểu teen
Hầu như teen nào cũng từng trở thành khách hàng thân thiết của những cửa hàng, siêu thị. Có khi mua sắm đã trở thành thói quen, sở thích của nhiều teen.
Tuy nhiên, mỗi người có một cách ứng xử khác nhau với món hàng, nhân viên bán hàng và cửa hàng. Điều đó đã khiến văn hóa mua hàng của teen có những nét rất đặc trưng.
(Ảnh minh họa)
Chẳng ngại mặc cả
Đa phần các teen đều là học sinh, sinh viên. Vì vậy, chọn mua những món hàng yêu thích nhưng phải phù hợp với túi tiền là điều rất quan trọng. K.Thanh (trường K) rất được bạn bè nể phục vì tài trả giá cực siêu của cô nàng. Dù đến bất cứ đâu, thậm chí là một cửa hàng lạ hoắc, chỉ cần liếc sơ qua món hàng là Thanh có thể định giá cho món đó và hầu như chưa bao giờ lầm. Vì thế mà những món đồ Thanh mua bao giờ cũng có giá rẻ hơn nhiều so với người khác. Do đó, hễ đi mua đồ, đi shopping là các bạn lại rủ Thanh đi theo để…trả giá hộ. Tiền công là một chầu nước hoặc một bữa điểm tâm “vẫn lời chán so với khi tự mình đi mua đồ”- T.Quyên (bạn cùng lớp với Thanh) cho biết. Cô bạn cho biết bí quyết như sau “Trước hết, mình phải đọc kỹ thông tin về chất liệu thành phần của sản phẩm vì có những món đồ giống nhau bề ngoài nhưng chất lượng khác xa. Bước tiếp theo là phải chịu khó tìm những nơi có bán món hàng đó để đọ giá. Bạn có thể lên mạng, vào siêu thị thậm chí đến chợ đêm. Tốt nhất là nên làm quen với những người bán hàng nơi đó để có thể biết nhiều thông tin hơn. Nghe thì có vẻ khó khăn nhưng khi bạn đã quen rồi thì những việc đó chẳng tốn bao nhiêu thời gian đâu”.
Tuy nhiên nên tránh: Ở những cửa hàng bán đúng giá thì thường người ta không cho khách mặc cả, vì thế bạn cũng nên “tùy cơ ứng biến” để không bị chủ hàng khó chịu nhé. Ngoài ra, cũng nghe ngóng để mặc cả “vừa tới” thôi, chứ bạn “down” giá ác liệt quá thì cũng chẳng thể nào mua được món hàng mình thích đâu đấy.
Có khuyến mãi là không bỏ qua
Đó là tâm lí chung của hầu hết các teen. Hầu như các công ty khi tung ra chương trình khuyến mãi đều đánh trúng tâm lí của teen thích được nhận những quà tặng độc đáo, thích mua một được hai…nhóm bạn của K.Băng (trường V) cứ có khuyến mãi là hợp tác với nhau mua thật nhiều về để bán lại. Đặc biệt là những khuyến mãi mua càng nhiều càng được lợinhiều thì cách này cực kì tinh tế. Không chỉ các teen được lợi hơn bình thường mà những phi vụ này còn khiến teen có thêm kinh nghiệm mua sắm.
Video đang HOT
Tuy nhiên nên tránh: vì tham hàng “ sale off”, có khuyến mãi mà mua không tiếc tay rồi về chẳng dùng hết, lãng phí và tốn kém còn hơn cả mua hàng không “sale off”. Cũng cẩn thận hàng khuyến mãi kém chất lượng đấy nhé.
Những khách hàng thân thiện nhưng cực kì khó tính
Đa số các teen là những khách hàng cực kì vui tính và gần gũi. Không chỉ đơn giản là đến mua hàng mà nhiều teen còn sẵn sàng bắt chuyện và kết thân với các anh chị nhân viên hay chủ cửa hàng đó. Chị Minh Trang (nhân viên bán quần áo tại một shop trên đường Kha Vạn Cân) cho biết “Hầu hết các em thuộc lứa tuổi teen đến đây đều rất vui vẻ và lễ phép. Nhiều em còn nhờ mình tư vấn chọn lựa những món đồ phù hợp”. Vì thế những khách hàng thân thiết này luôn nhận được sự ưu ái đặc biệt. X.Trang (trường THPT NK) lúc nào cũng luôn lịch sự và hòa đồng với những người mà mình mua hàng. Thế nên, Trang trở thành khách quen của khá nhiều cửa tiệm. Cứ hễ có hàng mới về hya hàng khuyến mãi, giảm giá là Trang lại được các chị bán hàng thông báo và ưu tiên cho chọn trước.
Bên cạnh đó, khá nhiều teen còn mang nặng tư tưởng “khách hàng là thượng đế” nên dù người bán đáng tuổi cô chú, họ đều không coi ra gì. B.Ngọc (trường V) vốn là tiểu thư của một gia đình giàu có. Thế nên khi đi đến bất kì cửa hàng nào, Ngọc cũng mang tư tưởng kẻ cả. Ra lệnh, sai bảo, thậm chí thấy ai không vừa lòng là Ngọc lại làm khó dễ. Với triết lí khách hàng là thượng đế, cô tiểu thư này luôn tỏ ra phách lối và có thái độ thiếu tôn trọng với những nhân viên bán hàng. Một lần, cô nàng tranh cãi với chị phục vụ chỉ vì chị ấy chậm mở cửa cho Ngọc vào…phòng thử đồ. Tưởg đâu có tiền là trên hết nhưng một số bạn trẻ gần đó bức xúc với thái độ của Ngọc nên đã đứng ra đòi lại công bằng cho chị nhân viên. Vậy là Ngọc bị một phen bẽ mặt trước đám đông.
Vì thế, nên tránh: bạn khó tính trong lựa chọn hàng hóa, nhưng đừng vì thế mà tỏ vẻ “dè bỉu” hay quá “xét nét” hàng hóa của người ta nhé. Chẳng ai muốn bán hàng cho một vị khách không biết tôn trọng họ đâu.
***
Văn hóa mua hàng không chỉ là một nét đặc trưng không lẫn vào đâu được mà còn thể hiện thái độ và ý thức của các teen trong việc mua sắm. Với những thói quen rất teen như muốn mua hàng giá rẻ, thích hàng khuyến mãi thì bạn không đừng ngần ngại vì đó là điều mà hầu hết các cửa hàng đều dành sự ưu ái đặc biệt cho teen. Quan trọng nhất là bạn cần tôn trọng và vui vẻ với người bán hàng, và nơi mình mua sắm . Đừng thiết lập một mối quan hệ đơn thuần giữa người mua-kẻ bán. Hãy thân thiện và tâm lí khi mua hàng để chứng tỏ bản lĩnh của một teen @ các bạn nhé!
Theo PLXH
10 bí quyết "cực chuẩn" để mua hàng sale-off
Ngay trong đợt nghỉ lễ này cũng có vô số cửa hàng áp dụng các hình thức khuyến mãi, sale off đủ kiểu. Nếu bạn đang lăm le đi shopping, hãy nghía qua list bí quyết của chúng tớ.
Vỡ mộng vì hàng "sale"
Học hành thi cử căng thẳng nên thường có chút thời gian rảnh là các teen đi mua đồ xả xì - trét. Khi đó, những cửa hàng "sale off" trở thành lựa chọn tối ưu cho teens. Nếu là một teen có kinh nghiệm "già dặn" trong việc mua bán thì teens có thể rước về cho mình kha khá món đồ xinh với giá hấp dẫn. Nhưng nếu chẳng may thiếu kinh nghiệm thì vô khối nỗi khổ quanh chuyện "sale off".
Mỹ Dung, 17 tuổi đã từng tiếc ngùi ngụi khi ôm phải đống hàng "sale" về nhà mà không dùng được, đúng là khổ vì ham rẻ. Mỹ Dung chia sẻ: "Dạo này mình thấy nhiều cửa hàng cứ đua nhau treo bảng sale. Cứ tưởng mình sẽ ngốn được một số đồ cho kì du lịch hè sắp tới với gia đình. Ai dè tham thì thâm, mua ngay mấy đồ không mặc được. Thật ra, nói không mặc được cũng không đúng hoàn toàn, do mình ngay từ lúc mua thấy chúng cái thì to quá, cái thì nhỏ quá nhưng thấy rẻ nên cứ ôm về với hy vọng biết đâu sửa đi dùng được? Ai dè về nhà, cái to sửa nhỏ thì nó xấu xí chắp vá, cái nhỏ không vừa không thể sửa cho to. Thế là tiêu mất cả đống tiền vì cứ tiếc mong cứu vãn.
Không chỉ thế, nhiều teen đi mua đồ "sale" với tâm lí đó là giá thấp hết mức, do đó không thể kì kèo thêm được. Nhưng không hoàn toàn phải vậy đâu nhé, một số cửa hàng để bảng "sale" quanh năm nhưng thực sự chúng chẳng hề "sale", họ đẩy giá cả hàng hóa lên rồi treo "sale" để thu hút khách hàng.
Không chỉ thế, nhiều cửa hàng lại chuyên mua những hàng bị lỗi, hư hỏng từ các cơ sở sản xuất về bán và bảo đó là... hàng giảm giá. Thực tế, đó là những món hàng cũ, kém chất lượng tồn đọng lâu, hàng bị lỗi trong quá trình sản xuất mà các teen không hề hay biết. Như khi mua một cái áo, nếu chỉ nhìn qua mà không có kinh nghiệm, các teen khó có thể phát hiện những lỗi như may sai, may lệch vai, cổ áo bị xéo, cắt vải không đều, chất lượng vải kém... Được biết, những món hàng đó người ta làm hư nên bán theo... bao, chứ không bán theo cái, chất lượng thì tệ thôi rồi.
Đối với chuyện "sale off" của những nhãn hàng lớn cũng vậy. Nhiều cửa hàng danh tiếng để bảng "sale" quanh năm nhưng chỉ "sale" một số những món đồ... cũ rích, để bao năm chẳng ai thèm rước, còn lại thì vẫn bán bình thường. Cái bảng "sale off" to đùng treo trước cửa được xem là một hình thức chơi "chiêu" với các teen và... những người ham của rẻ.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
10 Bí quyết hạ gục hàng "sale"
Tuy nhiên, những sự cố ấy chỉ xảy đến với những teen chưa có kinh nghiệm mua hàng "sale off". Chia sẻ với teen một số kinh nghiệm, khi mua hàng giảm giá, thứ nhất teen phải tuyệt đối quên đi khái niệm "tiếc". Vì những món hàng dùng được là ngay ban đầu sẽ tốt rồi, còn những món hàng không dùng được thì dù có cố gắng sửa chữa cứu vãn cùng khó lòng mà dùng được. Không chỉ thế, một khi sửa chữa và thay đổi thì nó cũng... chẳng còn đẹp lung linh như ban đầu.
Thứ 2, khi vào cửa hàng "sale" teen tuyệt đối phải nhắc mình chuyện "mua được thì mua, không mua thì khi khác mua". Teen đôi khi theo thói quen cứ thấy rẻ là mua, nhưng mua về lại không biết dùng làm gì để đó đến khi nó cũ kĩ và... không dùng được nữa.
Thứ 3 là hàng "sale" không có nghĩa là không mặc cả. Thông thường người bán hàng "sale" cũng muốn mau bán cho hết hàng (do hàng bị lỗi mà). Thế nên khi mua hàng, teen đừng quên thương lượng thêm về giá cả. Đó cũng là cách trừ hao cho tỉ lệ hư hỏng và... không xài được khi rước về.
Thứ 5 khi mua hàng "sale" teen cũng cần phải thử. Hạn chế mua những món hàng không thử được. Chỉ những món hàng khi thử vào nảy sinh vấn đề, thì người bán mới... ngán ngẩm khi teen đòi thử thôi.
Thứ 6 là nên mặc đồ gọn nhẹ, đi dép lào và mặc quần ngắn đi... chen mua hàng "sale". Đôi khi teen may mắn bắt gặp những món đồ tuyệt với giá hấp dẫn. Nhưng khi mình thấy, có nghĩa người khác cũng thấy, mà hàng "sale" đôi khi chỉ có số lượng nhất định và chỉ bán đến khi hết hàng. Do đó, kĩ năng đi mua là điều quan trọng.
Thứ 7 hàng "sale" không phải là không thể đổi. Nhiều cửa hàng mua hàng "sale" không cho khách thử nhưng vẫn chấp nhận đổi trả nếu không đảm bảo đủ chất lượng (cái này chỉ áp dụng cho những nhãn hàng lớn thôi nhé). Teen nên chú ý xem có thông báo là "không cho đổi trả" không, hoặc tốt nhất là hỏi trực tiếp nhân viên cửa hàng.
Thứ 8 là nên tranh thủ đến nghía hàng và lựa mua ngay khi phát hiện "sale". Vì thường "ai đến trước lựa trước, mau trước". Nếu quá chậm chân rất có thể chỉ còn những món hàng ẹ mà... chẳng ai muốn lấy.
Thứ 9 là khi đang chen mua, cứ chộp hết những món mình thích trước. Quá kĩ để xem xét từng món hàng, khiến nhiều teen mất cơ hội chộp những món hàng rẻ, đẹp mà hiếm. Tốt nhất teen thấy món hàng nào ưng ưng là cứ chộp lấy trước, rồi nếu có muốn xem xét thì khi vào phòng thử, hay khi lựa cảm thấy vừa đủ thì bắt đầu... lượt bớt.
Thứ 10 teen nên thuộc lòng các kích cỡ và số đo của cơ thể. Nhiều teen đi mua hàng chen lấy chen để đến không kịp thở chứ đừng nói thử. Teen thường áng chừng số đo của mình rồi lúc rước về mới phát hiện không vừa. Do đó, hãy thuộc lòng số đo của mình để có thể "đánh nhanh rút gọn".
Những kinh nghiệm trên là sự tích cóp của riêng tớ đó, nếu có thêm kinh nghiệm nào thì chia sẻ cùng nhau nhé!
Theo PLXH
Nữ sinh "bán thân" nuôi... "dế" Nhiều teen sẵn sàng "bán thân" nuôi "dế"... (Ảnh minh họa) Để có tiền "nuôi dế" hoặc đổi điện thoại sành điệu để bằng bạn bằng bè, có nhiều teen nữ đã chấp nhận "bán thân". "Bán thân" để nuôi "dế" Những cô cậu bé đang ở tuổi đến trường, số tiền có được là gom góp từ tiền tiêu vặt hàng tháng...