“Bí kíp” làm nông sản sạch không cần đầu tư nhiều tiền
“Làm thế nào để cả xã hội không còn ai dùng sản phẩm không an toàn, không còn ai sản xuất thực phẩm không an toàn? Câu trả lời là người sản xuất cần minh bạch thông tin và ý thức tự chịu trách nhiệm về những việc mình làm” – chị Ngô Thu Hiền, Chủ chuỗi cửa hàng sạch Thóc Vàng chia sẻ.
Không sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu. Công nhân thực hiện bắt sâu thủ công, bằng tay
Xuất phát từ chính nhu cầu của gia đình, trồng rau, nuôi lợn sạch để cho gia đình sử dụng, ản xuất ra nhiều, gia đình không dùng hết, chị Hiền chia sẻ cho bạn bè, người thân.
Tất cả các loại rau đều được trồng tự nhiên, hướng theo phương pháp hữu cơ.
Nhận thấy nhu cầu thực phẩm sạch rất lớn, chị Hiền bắt đầu mở rộng trang trại hơn 2ha của gia đình ở Dự án Khu Du lịch Sinh thái Sông Hương – huyện Thanh Hà, Thành phố Hải Dương.
Video đang HOT
Gà được cho ăn các thức ăn tự nhiên
Trang trại chủ yếu sử dụng để trồng các loại rau và chăn nuôi lợn, gia cầm theo hướng hữu cơ để cung cấp cho các cửa hàng Thóc Vàng. Sản phẩm không dịch bệnh, không thuốc bảo vệ thực vật, không chất kích thích tăng trưởng, không hoá chất độc hại, không làm ô nhiễm môi trường.
Không gian trang trại được bài trí rộng rãi thoáng mát, chú ý tới môi trường.
“Một lứa lợn do trang trại nuôi phải mất 7 – 8 tháng, rau hoàn toàn trồng theo hướng tự nhiên không có lưới, mái che. Do sản xuất hoàn toàn theo hướng tự nhiên nên nhiều khi mưa bão, trang trại cũng bị thiệt hại ít nhiều, nhưng chúng tôi đã cam kết ngay từ đầu, phải đảm bảo tất cả các tiêu chí sản phẩm sạch. Ngay cả những sản phẩm chúng tôi sản xuất ra đều được mang đến kiểm tra ở Viện vệ sinh dịch tễ” – chị Hiền cho hay.
Các sản phẩm ngoài trang trại bán ở cửa hàng cũng được lấy từ những vùng sản xuất an toàn, có chứng nhận rõ ràng.
Theo chị Hiền, để người nông dân yên tâm sản xuất sạch, để người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, người sản xuất phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm do mình làm ra, chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm đó, buộc họ phải làm thật, làm đúng; Thứ hai, tạo được niềm tin với người tiêu dùng, để họ biết chính xác họ dùng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng; Thứ ba, mang lại sự tiện dụng trong tiêu dùng; Thứ tư, giá cả hợp lý.
Hệ thống Thóc Vàng tại Hà Nội: – Thóc Vàng 1: 138 Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội – 043.550.2037
- Thóc Vàng 2: Tòa nhà số 1-N7A Nguyễn Thị Thập, Thanh Xuân, Hà Nội – 043.221.6647
- Thóc Vàng 3: 101 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội Hotline đặt hàng: 0968.82.83.88
Theo Danviet
Hà Nội - Hà Nam hợp tác sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn
Một số cơ sở, doanh nghiệp trong hệ thống kênh tiêu thụ thực phẩm tại Hà Nội đã tỏ rõ thiện chí hợp tác và khẳng định rất cần các nguồn hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn chất lượng.
Sở NNPTNT Hà Nam vừa tổ chức cho hơn 30 cán bộ thuộc một số đơn vị của Sở và lãnh đạo phòng nông nghiệp các huyện; trưởng trạm khuyến nông các huyện, một số công ty, doanh nghiệp, HTX điển hình trên địa bàn tỉnh đi tham quan khảo sát thị trường tiêu thụ nông sản Hà Nội. Đây là hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm cơ hội ký kết các đơn hàng để đưa các sản phẩm nông nghiệp nội tỉnh tiêu thụ ngoại tỉnh.
Bà Nguyễn Thị Vang - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nam đã giới thiệu khái quát về sản xuất nông nghiệp của tỉnh trên các lĩnh vực nông sản, thủy sản đang được chú trọng theo hướng công nghệ cao, đảm bảo an toàn chất lượng. Hiện nay Hà Nam đã quy hoạch 17 vùng chuyển đổi trồng rau an toàn, quả chất lượng cao; thu hút đầu tư của Tập đoàn VinGroup sản xuất rau an toàn với diện tích đã giao 54,46ha; hợp tác với Nhật Bản nghiên cứu và thử nghiệm 1.200m2 sản xuất rau ăn quả theo dây chuyền công nghệ Nhật Bản; tích tụ ruộng đất bàn giao cho Công ty TNHH An Phú Hưng sản xuất hiệu quả 32,4ha rau củ quả sạch và sản phẩm đã được tiêu thụ trong các siêu thị, bếp ăn của Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Vang - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nam giới thiệu mô hình trồng cà chua ghép trên gốc cà tím. ảnh: Minh Huệ
Ngoài ra, Hà Nam còn có 17 công ty chế biến rau quả cho sản lượng đạt trên 4.000 tấn rau quả/năm; 8 công ty bảo quản chế biến thóc gạo. Các sản phẩm chủ lực của Hà Nam là dưa bao tử, dứa, vải, cà chua đóng hộp, gạo...
Trong khi đó, hiện nay Hà Nội có khoảng 10 triệu người đang cư trú, công tác và học tập, nên đòi hỏi lượng thực phẩm hàng ngày rất lớn. Rau an toàn ở Hà Nội đã và đang hình thành một số chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ, có tem nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc do Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn mác. Khả năng sản xuất tại chỗ mới đảm bảo khoảng 69% thịt gia súc gia cầm; 32% thủy sản các loại; 38% gạo tẻ chất lượng; 60% rau củ quả; 18% quả tươi các loại. Số còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành trong cả nước và nhập xuất khẩu nước ngoài.
Một số cơ sở, doanh nghiệp trong hệ thống kênh tiêu thụ thực phẩm tại Hà Nội đã tỏ rõ thiện chí hợp tác và khẳng định rất cần các nguồn hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn chất lượng. Yêu cầu các sản phẩm Hà Nam phải có gắn tem nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc. Mong muốn được ký kết các đơn hàng với các sản phẩm an toàn chất lượng của Hà Nam.
Ngay sau tọa đàm thảo luận, các bên đã ký kết một số bản cam kết và hợp đồng tiêu thụ nông sản an toàn, đồng thời đã đi thăm, làm việc với siêu thị Fivimart, các cơ sở kinh doanh nông sản, thủy sản tại TP.Hà Nội. Thông qua buổi tọa đàm và trực tiếp đi thăm các cơ sở kinh doanh nông sản, thủy sản Hà Nội, các bên đã tiếp cận với thị trường, nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng đang cần gì, thị trường đang bán gì.
Theo Danviet
Cả trăm loại nông sản thực phẩm an toàn Nam Bộ "trình làng" ở Thủ đô Đến với "Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản Nam Bộ tại Hà Nội" với sự góp mặt của hơn 100 sản phẩm đa dạng, người tiêu dùng Thủ đô sẽ có dịp tìm hiểu cách nhận biết, phân biệt và lựa chọn các sản phẩm sạch, an toàn, đảm bảo chất lượng. "Tuần lễ nhận diện nông...