Bí kíp giữ tình yêu khi chàng khéo giao tiếp
Hai đứa yêu nhau gần 6 năm, anh rất vui vẻ, lại khéo nói. Dạo này anh ấy đi làm, công việc đòi hỏi giao tiếp và gặp gỡ khách hàng liên tục. Em sợ cứ đi nhiều như thế anh sẽ dễ thay lòng đổi dạ.
ảnh minh họa
Trước khi yêu nhau, hai đứa đã là bạn thời gian dài. Em cảm mến tính anh hiền lành, đàng hoàng, chịu khó, lại khéo giao tiếp, nhưng chính vì thế mà em rất lo. Từ khi anh đi làm, công việc đòi hỏi anh phải đi tiếp khách nhiều. Em cứ lo sợ nếu anh ấy cứ đi như thế, gặp nhiều cô gái xinh đẹp hơn em, anh sẽ dễ dàng thay lòng đổi dạ.
Suốt thời gian yêu nhau, em và anh chưa một lần “vượt rào”. Hôm rồi em ngỏ ý bảo anh tính chuyện đám cưới, anh nói chờ một thời gian nữa để công việc ổn định đã. Nhưng em thấy lo lắm, cứ nghe chuyện người này người kia yêu nhau lâu rồi chán nhau, không muốn cưới, có khi nào chuyện của em cũng như thế? Em phải làm sao để bảo vệ tình yêu bây giờ? (Tâm).
Trả lời:
Chào Tâm,
Video đang HOT
Yêu nhau đã 6 năm nhưng bạn luôn phập phồng lo lắng và bất an, sợ bạn trai thay lòng đổi dạ chỉ vì ám ảnh những câu chuyện tình yêu ngang trái bạn từng nghe. Tôi tự hỏi nếu ngày nào cũng sống với tâm trạng đó, liệu bạn có đủ sức khỏe cả thể xác lẫn tinh thần để đợi đến ngày hạnh phúc đang mong đợi không?
Nếu bạn tin vào những gì mình từng chứng kiến thì chẳng khác nào bạn đã tiên đoán được ngày định mệnh cho tình yêu của mình. Khi sống với suy nghĩ hiện có, chẳng khác nào Tâm đang tự “mua dây buộc mình” bởi chính những bất an, lo lắng và sợ hãi do chính bạn tạo ra. Đôi khi chính suy nghĩ nghi ngờ hoặc những lời nói, việc làm như vậy là nguyên nhân gây rạn nứt, đổ vỡ tình cảm, gây tổn thương, tâm lý không thoải mái cho người yêu của bạn đấy.
Bạn thân mến, người ta nói rằng “Hạnh phúc là con đường ta đi chứ không phải chỉ là điểm đích ta đến”. Còn bản thân Tâm đang nhắm đến cái đích hạnh phúc nhưng hành trang bạn mang theo toàn những bất an, lo lắng và sợ hãi. Hành trang ấy chẳng những không mang lại hạnh phúc trên hành trình mà còn cản trở việc đến đích của bạn nữa.
Do vậy, bạn hãy biến những bất an, lo lắng thành sự bình an và niềm vui để cảm nghiệm, tận hưởng hạnh phúc từng ngày mà tình yêu mang lại. Điều quan trọng là hiện tại, bạn thấy yêu anh ấy nhiều hơn, còn anh ấy thì vẫn yêu, vẫn quan tâm và còn biết giữ gìn cho bạn nữa.
Khi lo lắng mình không giữ được tình cảm, lo sợ anh ấy thay lòng đổi dạ, chính là lúc bạn đang không tin vào bản thân cũng như thiếu sự tin tưởng vào người yêu mình. Nếu tin tưởng nhau thì cho dù công việc anh ấy có tiếp xúc với nhiều người, Tâm vẫn cảm thấy an tâm và tự tin vào tình yêu và vào bạn trai của mình.
Theo như bạn chia sẻ, do phải lo cho tương lai nên phải một thời gian cả hai mới tính chuyện cưới xin. Đây là khoảng thời gian thử thách không dễ vượt qua đối với một người hay lo lắng như bạn và với mối tình đã có “thâm niên” 6 năm. Để hạn chế những lo lắng, tốt hơn cả bạn và anh ấy cùng ngồi lại và lên những kế hoạch, dự định cụ thể để có mục tiêu phấn đấu cũng như có được sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai của mình.
Để duy trì tình cảm trong những năm tiếp theo, điều Tâm nên làm trước hết là bớt đi những lo lắng và hãy tin tưởng vào tình yêu của mình. Cùng với tình yêu thương và sự quan tâm chăm sóc, bạn và anh ấy hãy luôn biết cách làm mới tình yêu để tránh cảm giác nhàm chán, thậm chí là mệt mỏi khi ở bên nhau. Tâm cũng nên biết cách làm mới mình để luôn có được sự lôi cuốn và hấp dẫn trong mắt ban trai. Bên cạnh đó, giữ gìn bản thân có lẽ cũng là điều bạn nên để ý vì không ít trường hợp tình cảm trở nên lạnh nhạt sau khi đã “ăn trái cấm”.
Tâm thân mến, qua những chia sẻ trên hy vọng bạn sẽ biết mình nên làm gì để không làm tổn hại đến tình yêu của mình. Chúc cho tình yêu của bạn luôn mãi bền đẹp và hạnh phúc.
Theo VNE
Vợ chồng đổ vỡ chỉ vì ăn nói tùy tiện
Nhiều phụ nữ phàn nàn chồng cứ mở miệng là chê bai gia đình nhà vợ một cách thiếu căn cứ. Điều này khiến chị em khó chịu.
Không ít người cho rằng, phép lịch sự là để giao tiếp với người ngoài, còn vợ chồng sống với nhau cả đời thì cần gì phải lịch sự nữa. Từ quan niệm như vậy, không ít cặp vợ chồng đã cư xử với nhau thô thiển, suồng sã và từ từ đưa tình yêu đến tan vỡ.
Đã là vợ chồng không cần phải ý tứ?
Trên một số diễn đàn đã có không ít ý kiến than phiền của các bà vợ khi chồng dành quá ít thời gian để tâm sự với mình. Một chị phàn nàn, không có cuộc sống nào buồn tẻ hơn là sống với chồng chị. Đi làm về là anh ấy cứ ngồi im như "bụt mọc". Chỉ khi nào chị gợi chuyện hỏi thì anh mới cất giọng trả lời. Trong khi, mỗi lần đi chơi với bạn, anh ấy trò chuyện rất rôm rả, chỉ khi về nhà là không nói gì. Dù biết rằng có thể vợ chồng ở với nhau hết năm này sang năm khác thì lấy đâu ra chuyện để nói nhưng cái ý nghĩ rằng anh ấy coi thường mình cứ lớn dần trong chị.
Có chị lại phàn nàn, chồng chị hễ mở miệng là chê bai gia đình vợ một cách tùy tiện và thiếu căn cứ. Chị giận, chị nói lại thì anh bảo: "Anh chỉ vui miệng nói vậy thôi mà, em cứ làm to chuyện". Nhưng sao mà không to chuyện được bởi sống cùng với nhau trong một nhà, ra đụng vào chạm.
Với vợ chồng chị Ngọc, những cuộc trò chuyện lại đều là những câu móc máy nhau. Tính anh Tuấn rộng rãi, bạn bè vay mượn gì anh đều cho cả, chị không bao giờ tỏ thái độ trực tiếp về việc đó bằng những cuộc nói chuyện thẳng thắn với anh. Thi thoảng có dịp ngồi với nhau chị lại nói bâng quơ với con: "Con lớn lên phải biết khôn ra một chút, chứ đừng có khôn nhà dại chợ, mang của nhà đi biếu người khác". Nghe câu đó anh cũng móc lại một câu: "Ừ, con cũng nên khôn ra một chút để tránh lấy phải bà vợ lắm mắt, nhiều mồm"... Nói chuyện bâng quơ một hồi, anh hầm hầm bỏ đi, chị cũng sập cửa đùng đùng.
Mặt khác, có không ít ông chồng phàn nàn các bà vợ cư xử không khéo léo trong lời ăn tiếng nói với gia đình bên chồng, dần làm mất đi tình yêu của chồng. Và cũng đã có không ít cặp tan vỡ chỉ vì lý do tế nhị này.
"Lời nói chẳng mất tiền mua"
Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, đừng nghĩ đã là vợ chồng thì nói sao cũng được. Trước khi bắt đầu câu chuyện nên nghĩ: nói chuyện gì, có hợp với hoàn cảnh, địa điểm nói hay không, người đối diện mình có quan tâm đến vấn đề ấy hay không. Khi cùng nhau bàn bạc một vấn đề quan trọng hay thậm chí chỉ là những câu tầm phào về đồng nghiệp cơ quan hay chỉ là chuyện qua đường... cũng không bao giờ được quên đặt câu hỏi: "Mình nói chuyện này để làm gì?". Nếu không, đôi lúc những cuộc trò chuyện lại vô tình làm hai người cảm thấy khó chịu, căng thẳng. Nhiều cặp vợ chồng cãi vã, mâu thuẫn chỉ vì những câu chuyện không đâu, không cần thiết cho cuộc sống của họ. Và đặc biệt là đừng để thói quen "vui miệng" làm hại tình cảm gia đình.
Theo VNE
Lỗi cần tránh khi giao tiếp với nàng Những chàng trai có ánh nhìn trực diện, thể hiện sự tự tin khi giao tiếp luôn hấp dẫn phái đẹp hơn các chàng hay e ngại, xấu hổ. Phe tóc dài vốn "yêu bằng tai" nên họ sẽ không bỏ qua những cảm xúc mà phái mạnh mang lại trong những lần trò chuyện đầu tiên. Theo Men, để gia tăng thiện...