“Bí kíp” giữ lửa hạnh phúc gia đình của chồng tôi
Tôi hú hồn khi cầm danh sách những điều nên làm của chồng để giữ lửa hạnh phúc gia đình…
Chồng kéo tay tôi vào phòng bảo: “Ngọc! Em coi nè!”. Tưởng chồng đưa “bản tường trình” vụ nhậu không lý do hôm bữa ai dè đó là lại là một danh sách dài các điều nên làm để giữ lửa hạnh phúc gia đình. Tôi hạnh phúc nhìn chồng, nựng má: “Hóa ra anh nhốt trong phòng chỉ để lên cái này”…
(Hình minh họa)
Gia đình tôi hạnh phúc lắm! Tôi với chồng tôi tính tình như con trẻ, đó cũng chính là lý do con gái tôi trở thành “bà cụ non” trong nhà. Bạn bè hễ tới chơi là ới ời ơi… ghen tỵ. Nhất là cách xưng hô gần gủi của chúng tôi. Tôi với chồng ở nhà hay đi bất cứ đâu cũng xưng tên thân mật, ngọt lịm: “Ngọc lấy cho Tùng cái khăn” hay “Hôm nay Ngọc buồn”… Chỉ những khi 2 đứa “thân mật” mới đổi sang “anh-em”. Còn nói đến chuyện xích mích, tôi với chồng rất ít khi xảy ra, nếu có thì cả hai chỉ giận nhau độ chục phút là đâu lại vào đấy.
Tôi viết bài tâm sự này không phải để “khoe” gia đình hạnh phúc của mình. Cốt để chia sẻ đến anh chị em cái “bí kíp” giữ lửa hạnh phúc của chồng mình. Nó khá “hài hước” và cụ thể như sau:
Dành cho vợ-chồng:
- Việc đưa đón con: Vợ sẽ là người phụ trách chính, chồng sẽ là phụ tá. Vào chiều thứ 7, cả 2 vợ chồng sẽ cùng đón con và đi chợ đêm hoặc đi ăn ngoài tùy hứng.
- Việc nhà: Vợ chồng đồng cam cộng khổ. Tuy chồng không biết nấu ăn nhưng sẽ nhận trách nhiệm rửa bát, lau nhà (Nếu có lỡ tay rơi vở hoặc không được sạch xin vợ thứ tha).
- Việc nội ngoại: Đành lòng chuyện “ngoại giao” phụ nữ khéo hơn đàn ông. Tuy nhiên để gia đình như “keo sơn”, cả nhà 1 tháng sẽ dành 1 ngày chủ nhật để về thăm nội/ngoại.
Dành cho con gái yêu:
- Nếu có khó khăn gì trong việc học tập, đừng ngại thủ thỉ với ba mẹ.
Video đang HOT
- Đi thưa về trình và đặc biệt đừng quên “tặng” ba mẹ một nụ hôn lên má.
- Tự sắp xếp góc học tập, phòng ngủ theo sở thích riêng con, tuy nhiên đừng quá bề bộn là được.
- Nếu có chuyện buồn, ở chiếc bàn học có chiếc điện thoại “nội bộ”, con có thể nhấc nó lên và gọi cho ba/mẹ.
Dành cho cả nhà:
- Chủ nhật cả nhà sẽ cùng đi bơi hoặc thực hiện một chuyến picnic nho nhỏ.
- Dịp lễ tết cả nhà sẽ thu xếp để có một chuyến đi xa.
- Khi giận hoặc không hài lòng gì nhau, hãy viết một dòng note nhỏ và dán trước cửa phòng mỗi thành viên (giấy ghi chú được đặt ở trên tivi).
- Cả nhà sẽ cùng chi tiêu tiết kiệm. Những đồng bạc lẻ sẽ được bỏ trong ống heo. Sau khoảng 1 quý, gia đình mình sẽ tổng kết và dùng số tiền ấy đi làm từ thiện.
(Hình minh họa)
Đọc xong một “núi” điều cần làm của chồng, khi lật sang trang mới là bức họa chồng vẽ, kèm theo lời nhắn chúc mừng tôi mang thai đúng 10 tuần tuổi. Tôi thấy hạnh phúc rạng ngời vì chồng quá chu đáo. Tôi nghĩ, cách làm này không chỉ cánh mày râu mà chị em phụ nữ chúng mình cũng có thể làm được và làm tốt. Đến nay, sau 3 tháng thực hiện những điều trên, tình cảm gia đình của tôi trở nên khăng khít hơn nhiều. Tôi vui nhất là việc tôi gần gủi hơn với con gái vì trước đó nó chỉ biết đến bố nó… Tôi hy vọng gia đình mình sẽ mãi thế này, dù biết điều đó không dễ dàng.
Theo VNE
6 điều ở phụ nữ dễ khiến đàn ông bực bội
Mối quan hệ của bạn và chồng mình đang ở mức độ "báo động" khi bạn nhận được sự "phớt lờ" của chồng mình? Chính bạn cũng không hiểu lý do tại sao để tìm cách khắc phục nó? Tham khảo 6 điều dưới đây, biết đâu đấy bạn đã "phạm" một trong số ấy!
Bạn đang mắc phải lỗi gì khiến chồng bạn bực bội? - (Hình minh họa)
1. Thường xuyên chỉ trích chồng
Một lời khuyên đầu tiên dành cho người vợ đó là đừng bao giờ đánh vào lòng tự trọng của chồng mình. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn cần hạn chế những lời chỉ trích. Bởi lẽ, phần lớn đàn ông họ thường nghĩ rằng mình đang làm tốt hoặc có tiến bộ trong một công việc nào đó. Nếu nhận được những lời chỉ trích gắt gao từ vợ mình nó sẽ biến anh ta trở thành một kẻ "phòng thủ" và hầu như phớt lờ mọi công việc vợ nhờ vã.
"Tôi khá mệt mỏi khi nghe những lời chỉ trích của vợ mình. Từ chuyện xào dĩa rau cho đến chuyện lau tấm kính bể cá vợ tôi điều cằn nhằn. Hầu như trong mắt cô ấy không có điều gì làm cô ấy vừa lòng cả" - Thành Phước, 35 tuổi, nhân viên văn phòng chia sẻ.
Trong những tình huống ấy, thay vì "giáng" cho chàng một đòn chê bai bạn nên dùng những lời nhẹ nhàng với chàng. Đơn giản đó chỉ là một câu nói đầy tình cảm như "Anh làm giỏi quá! Có điều em thấy anh làm thế này này, sẽ tốt hơn đấy!", câu nói đơn giản nhưng xích gần khoảng cách của bạn và chàng hơn và đặc biệt nó không khiến chàng lên cơn... tự ái. Trái lại, với những câu nói "hạ bệ" chàng như "Coi em làm này, có thế mà không làm được" hay những lời chỉ trích như "Anh chẳng giúp được gì cả. Vô dụng" sẽ khiến chàng thấy phẫn nộ và bực bội hơn thôi.
2. Quan tâm con cái, bỏ bê chồng
Việc có con cái trong nhà luôn là niềm mong chờ và hạnh phúc của bố mẹ. Cũng giống như vợ mình, bản thân người chồng cũng trông mong con cái ra đời để gia đình thêm vui vẻ. Tuy nhiên, họ lại không ngờ đến chuyện có con chiếm đến 200% thời gian và sự quan tâm của vợ mình.Tất nhiên điều ấy không có gì sai trái cả, ngược lại nó còn khiến chồng ngưỡng mộ bạn. Song không phải khi nào điều ấy cũng khiến chồng bạn vừa lòng, bởi chính bản thân chồng cũng cần sự quan tâm từ chính bạn. Anh ấy sẽ nuôi mặc cảm và cảm thấy mình như "người thừa" trong một gia đình người ngoài nhìn vào vốn rất hoàn hảo.
"Ngày cưới nhau, vợ chồng tôi đều mong mỏi có một đứa con cho vui vầy. Ngờ đâu từ ngày có con, trong đầu vợ tôi chỉ có mình con mà thôi. Tôi không chỉ bị ra rìa những chuyện vặt như cơm nước áo quần mà đến chuyện chăn gối vợ chồng vợ cũng chẳng đoái hoài đến" - Hoàng Hữu Hiền, 29 tuổi, nhân viên bảo vệ tâm sự.
Đồng ý chuyện cân bằng trong cuộc sống gia đình không phải là đều dễ dàng, bởi bạn cần phụ thuộc không nhỏ vào người chồng của bạn. Đó cũng là lý do vì sao bạn nên dành một chút quan tâm đến chồng mình. Không nên chỉ chăm chăm để mắt tới con mà quên mất sự hiện diện của anh ấy. Thay vì một mình chăm con, lơ chồng, bạn có thể "kéo" anh ấy vào chuyện chăm con cùng bạn. Khi chồng bạn đi làm và con bạn đi học, thay vì chỉ ôm hôn con, bạn cũng nên kéo nhẹ anh ấy, đặt một nụ hôn nhẹ lên má hay đơn giản một cái ôm cũng khiến chồng bạn thấy mình hạnh phúc... Nên nhớ, dù chồng bạn là người lớn, nhưng đôi lúc anh ấy cũng rất "trẻ con"...
3. Nói xấu chồng với người khác
Không riêng đàn ông, bất kể người nào cũng đều ghét những lời chỉ trích, và càng bực bội hơn với những lời chỉ trích sau lưng. Niềm tin, sự kết nối sẽ dần mất đi giữa chồng và bạn. Điều tồi tệ hơn nữa, nếu chồng bạn thường xuyên nghe những lời nói xấu của bạn sau lưng, họ sẽ nghĩ mình đang bị vợ mình coi thường, khinh bỉ - điều cực nguy hiểm cho mối quan hệ vợ chồng.
Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, với phụ nữ, muốn cuộc sống gia đình êm ấm họ luôn cần biết đến hai chữ "nhẫn nhịn". Bạn nên khích lệ chồng mình bằng những lời khen nếu anh ấy có phẩm chất tốt, đặc biệt khen trước mặt gia đình bạn bè sẽ càng hiệu quả. Điều đó khiến chồng bạn hãnh diện về vợ mình, cho rằng bạn ngưỡng mộ mình và anh ấy sẽ càng đối tốt với bạn hơn. Trái lại, việc "bôi tro trét trấu" giữa bàn dân thiên hạ chẳng khác gì bạn đánh một đòn đau đớn vào tinh thần của chồng mình. Cái gì nên, không nên chính bạn là người hiểu rõ.
Để gia đình hạnh phúc, nhất thiết cần sự lắng nghe từ cả hai - (Hình minh họa)
4. Tỏ thái độ không hài lòng về "chuyện ấy"
"Không hài lòng" ở đây có nhiều cách hiểu. Đó có thể là chuyện bạn chê chồng mình sớm "xịt lốp", không làm bạn thỏa mãn. Đó cũng có thể là chuyện bạn bảo chồng mình "ghiền sex", đòi hỏi quá cao trong đời sống tình dục... Dù cách nào đi chăng nữa, chuyện bạn phàn nàn sẽ khiến chồng bạn thấy mặc cảm.
Bản thân là một người phụ nữ, bạn nên đón nhận mọi gợi ý của chàng khi muốn tâm tình về "chuyện ấy". Khi bạn cảm giác mọi chuyện đi quá đà, bạn nên "ngắt cơn nghiện" của chồng bằng những lời lẽ khôn khéo như "Em lo cho sức khỏe của anh, làm nhiều riết sinh bệnh tật đấy". Nhưng trước khi bắt đầu những lời nói ấy, bạn hãy khích lệ chồng bạn bằng những lời khen ngợi hệt như "Cám ơn anh đã làm em hạnh phúc"... Đàn ông luôn sẵn lòng lắng nghe bạn nói những điều bạn mong muốn từ chàng, lòng tự trọng sẽ khiến họ "phát huy" hoặc "rút lui" đúng lúc để chuyện chăn gối trở nên hòa hợp.
5. Nhắc đi nhắc lại chuyện cũ
"Vợ tôi có cái tính xấu đó thường nhắc lại chuyện cũ trong những lần hai vợ chồng cãi nhau. Điều ấy khiến tôi thấy đau đớn vô cùng, bởi đó là &'điểm yếu' trong quá khứ của tôi. Cô ấy lấy nó để &'nắm đầu' tôi khiến tôi cảm thấy cuộc hôn nhân vô cùng áp lực", Mạnh Tường - 41 tuổi, kinh doanh nhà đất tâm sự.
Bản tính của người đàn ông đó là họ không muốn nghe thêm một lần nào chuyện cũ, còn với phụ nữ, nhắc lại chuyện cũ gần như trở thành một thói quen. Nếu bạn không thể quên đi lỗi lầm cũ của chàng thì ít nhất bạn cũng không được nhắc đến nó khi hai người đang xảy ra mâu thuẫn. Bạn nên tập trung trong việc xây dựng cuộc sống hiện tại và nghĩ đến những điều tốt đẹp trong tương lai. Gạt đi quá khứ không những giúp bạn nhẹ lòng mà còn khiến chồng bạn thấy bạn là người vị tha và điều đó càng khiến chồng bạn không bao giờ "dám" mắc lại sai lầm cũ nữa.
6. Lên kế hoạch một mình không hỏi ý kiến chàng
Không bàn bạc với chồng trước khi đưa ra các quyết định khiến cho anh ấy có cảm giác mình bị coi thường. Đồng ý chuyện bản tính đàn ông thích sự độc lập và thường không quan tâm đến chuyện nhỏ nhặt, nhưng khi sống chung một mái nhà họ cũng cần được san sẻ, dẫu đó là những chuyện bình thường.
Dù có những việc mà bạn cho rằng chồng sẽ chẳng có ý kiến gì đâu hoặc chuyện này chẳng quan trọng gì cả, nhưng trước khi quyết định, bạn vẫn nên nói cho anh ấy biết để bày tỏ sự tôn trọng chồng mình. Đó cũng là liều thuốc tâm lý để chồng hiểu rằng bạn luôn quan tâm đến cảm xúc, nhu cầu của chồng. Có như thế cuộc sống vợ chồng mới "dễ thở" hơn!
Theo Afamily
Đi chợ em phải ngửa tay xin tiền chồng Có ai hiểu được nỗi khổ của em - nỗi khổ của người vợ đến tiền đi chợ cũng phải ngửa tay xin chồng!? Chồng em không phải là một người đàn ông keo kiệt, điều đó em hiểu rõ. Bởi từ lúc yêu nhau, anh thể hiện mình là một người đàn ông lịch thiệp, ga lăng. Nhưng em không ngờ rằng,...