Bí kíp đi xe máy qua vùng ngập nước để không bị chết máy
Sau những cơn mưa lớn, nhiều đoạn đường bị ngập thậm chí ngập khá sâu. Không ít người chưa biết cách điều khiển xe qua chỗ ngập nên nhiều xe bị chết máy giữa đường. Bạn hãy lưu ý những mẹo sau đây để tránh gặp tình trạng chết máy, di chuyển an toàn nhé!
Nguyên nhân xe bị chết máy khi đi vào vùng ngập nước
Khi xe đi vào nơi nước ngập vượt qua cổ ống xả, lúc này, nếu ga ở tốc độ quá thấp hoặc không nhấn ga, khí đẩy ra chậm, thì nước sẽ chui vào ống xả làm tắc đường thoát dẫn đến khả năng chết máy.
Khi nước cao hơn miệng hút gió, nước sẽ tràn vào đường hút gió, cùng với không khí đi vào buồng đốt. Hỗn hợp nhiên liệu, khí và nước sẽ không cháy được dẫn đến chết máy.
Sau những cơn mưa lớn, nhiều đoạn đường bị ngập khá sâu
Những “sai lầm” khi đi qua đường ngập
Dắt xe qua chỗ ngập: Có một sai lầm là nhiều người nghĩ dắt xe qua chỗ ngập thì sẽ “an toàn” hơn. Thực tế không hẳn như thế Khi dắt xe, hệ thống điện có thể bị “ngâm” trong nước, gây hỏng về sau. Đặc biệt, nếu để nước tràn vào cổ hút gió của xe và hút vào động cơ lúc bật máy thì có thể gây ra hiện tượng thủy kích, phá hỏng động cơ
Khởi động lại ngay khi bị tắt máy: Khi bị chết máy, tuyệt đối không được khởi động lại ngay, bởi lúc này, nhiều khả năng nước đã lọt vào trong động cơ hoặc hệ thống điện, việc khởi động lại ngay lúc đó có khả năng làm cho động cơ hư hỏng nặng hơn gây hiện tượng ăn mòn về sau hoặc chập điện. Nếu nước ngập không quá sâu, giải pháp tạm thời là tự tháo bugi ra lau hoặc thuê những dịch vụ sửa xe lưu động.
Vặn ga lớn, phóng nhanh qua chỗ ngập: Hành động vặn ga lớn, phóng nhanh qua chỗ ngập cũng là điều nên tránh. Nhiều người nghĩ rằng làm vậy thì sẽ “rẽ nước” để bảo vệ xe… Thực tế thì ngược lại. Nếu phóng nhanh, nước bắn mạnh lên và rơi vào cổ hút gió của xe thì khả năng hỏng sẽ cao hơn. Chưa kể, việc “tạo sóng lớn” này gây ảnh hưởng rất nhiều tới người khác. Và nếu có chướng ngại vật dưới mặt nước ngập thì cũng vô cùng nguy hiểm.
Chạy gần xe lớn: Xe lớn chạy qua vùng ngập sẽ tạo nên các cơn sóng nước, những phương tiện nhỏ và người đi bộ di chuyển xung quanh có khả năng bị xô ngã bởi những cơn sóng này. Vì thế, bạn cần hạn chế đến mức tối thiểu việc di chuyển gần các phương tiện có kích thước lớn khi trời mưa, đường ngập.
Video đang HOT
Nhiều người nghĩ dắt xe qua chỗ ngập thì sẽ “an toàn” hơn
Một vài mẹo đi xe máy qua đoạn đường ngập nước
Với xe số: Người điều khiển xe số qua những nơi bị ngập lụt nên về số của xe ở số thấp là số 1 hoặc 2 để đi, chú ý giữ đều ga, giữ chặt tay lái và chạy từ từ qua khu vực bị ngập. Lưu ý, không rồ ga, phanh gấp vì sẽ khiến xe dễ tắt máy hơn.
Với xe ga: Điều khiển xe chậm và đều ga, không lên ga quá cao nhưng cũng không để ga quá thấp. Tuyệt đối không được giảm ga trong suốt quá trình, việc này sẽ gây chết máy ngay lập tức. Nếu gặp nơi nước ngập sâu qua ống pô xe thì không nên điều khiển xe qua những nơi đó.
Nếu xe bị ngập nặng, chết máy, có một cách xử lý tạm thời là dắt xe ra chỗ cao, rồi tháo bugi, lau thật khô. Sau đó, đạp cần khởi động để đẩy nước khỏi xe, khóa xăng rồi xả hết xăng khỏi chế hòa khí.
Với xe máy điện, xe đạp điện: Do thiết kế của loại xe điện này sử dụng pin hoặc ắc quy nên khi đường bị ngập lụt, bạn tuyệt đối không được đi xe qua vùng này, vì khi đó nước rất dễ vào ắc quy hoặc pin, mà một khi ắc quy hay pin ngập nước thì sẽ bị hỏng và chắc chắn bạn sẽ phải thay mới ngay.
Khi chạy xe máy qua đoạn đường ngập sâu, luôn nhớ đi số nhỏ. Với xe số, nên duy trì ở số 2 (vì số 1 quá thốc, số 3 và 4 không đủ lực). Với các loại xe tay ga, luôn giữ ga ở mức tương đối lớn để tránh nước tràn vào pô xe, cũng như quạt gió.
Tuyệt đối tránh giảm ga trong lúc đi, nếu không, nước tràn vào sẽ gây chết máy ngay lập tức. Chỉ nên dùng phanh để giảm tốc, dù tay ga vẫn gắng giữ nguyên.
Xe số: Khi gặp trường hợp xe chết máy, điều đầu tiên bạn nên cố gắng dắt xe ra khỏi khu vực ngập, tháo bugi ra và lau khô, tiếp đó dốc ngược đầu xe cho nước ra hết khỏi ống xả. Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để sấy khô, vệ sinh sạch các đầu mối điện trong hệ thống điện để tránh ăn mòn, bị oxy hóa và chập điện.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần khóa xăng và xả cho hết số xăng cũ còn đọng lại trong bộ chế hòa khí, sau đó mở xăng và khởi động máy. Khi nổ máy được bình thường nên về số 0 và rồ ga để nếu có nước trong pô xe thì sẽ được giải phóng ra ngoài.
Nếu không thể khắc phục được tại chỗ, bạn nên tìm đến những đại lý, cửa hàng sửa chữa xe máy gần nhất để kiểm tra lại. Khi di chuyển trong vùng ngập nước, các chi tiết máy, dầu xe, hệ thống điện đều dính nước, cần được vệ sinh lại.
Xe tay ga: Với những chiếc xe ga, không nên cố gắng khởi động lại xe vì như vậy nước sẽ càng lọt vào gây hỏng động cơ. Đầu tiên, bạn hãy tháo bugi, lau chùi thật khô rồi lắp lại. Xả toàn bộ dầu trong khoang máy, vệ sinh lại khoang máy và thay dầu mới để đảm bảo không còn lẫn nước trong dầu nhớt.
Các đầu mối trong hệ thống điện cũng cần được sấy khô, tránh được tình trạng hệ thống mạch điện bị chập, cháy dẫn đến phải thay phụ kiện. Đối với những dòng xe tay ga có lọc gió nằm ở giữa, bên dưới cốp xe, buộc bạn phải tháo toàn bộ cốp, tháo lọc gió để làm vệ sinh. Cách giải quyết tốt nhất là nên cố gắng dắt xe ra khỏi khu vực nước ngập, tìm đến đại lý sửa xe gần nhất.
Nguyên tắc vàng giúp an toàn khi lái xe máy vào mùa mưa ngập
Những ngày qua TPHCM đang bước vào mùa mưa, tình trạng mưa lớn kéo dài, làm ngập nhiều tuyến đường, điều này làm cho hàng loạt xe máy bị chết máy lúc di chuyển. Chính vì vậy, khi đi xe vào những ngày này lái xe nên trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để có thể di chuyển an toàn, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Lưu ý khi chạy qua đường ngập nước
Quan sát kỹ khi đi vào những còn đường ngập. Ảnh: Anh Tú
Việc di chuyển xe khi đi đường ngập nước trong thành phố không quá khó khăn, đặc biệt là những đoạn đường bạn đi lại hàng ngày. Trong điều kiện đường ngập nước khi đi trong phố, bạn cần chú ý :
Duy trì khoảng cách thích hợp đối với các xe đi trước, không nên đi quá gần các xe lớn đề phòng trường hợp xe đó phanh gấp hoặc bạn không thể nhìn thấy chướng ngại vật mà xe trước gặp phải. Bạn cũng không nên chạy song song với xe ôtô, đặc biệt là xe bus và các xe cỡ lớn vì bạn dễ bị ngã do sức mạnh của các sóng nước do các xe này tạo ra.
Ngoài ra, bạn cũng không nên đi sát các vỉa hè vì rất có thể có những rãnh nước hoặc hố ga bị mất nắp hay hư hại... điều này sẽ rất nguy hiểm
Cố gắng giữ đều ga khi đi trên đường ngập bởi việc rồ ga và phanh gấp sẽ khiến xe bạn dễ chết máy hơn. Bạn cũng đừng cố vượt khi chưa chắc chắn về tầm nhìn cũng như khả năng tăng tốc của xe mình.
Tránh đi qua đường nhiều cây khi trời mưa bão. Gió lớn có thể khiến nhiều cây cối bị quật đổ, dễ gây tai nạn cho những người đi qua. Nên nếu gió quá lớn, tốt nhất hãy dừng lại, xuống xe dắt bộ và tìm nơi an toàn để tránh.
Làm gì khi xe bị tắt máy trong lúc qua vùng ngập nước?
Không nên vội vàng khi xe đột ngột chết máy. Ảnh: Anh Tú
Đối với những chiếc xe khi bị chết máy đi qua khu vực ngập nước bạn đừng cố khởi động lại vì như vậy sẽ khiến xe của bạn dễ bị hư hỏng nặng.
Sau đó, dắt xe ra khỏi khu vực ngập, tháo bu-gi ra lau chùi, cố gắng xả hết nước trong ống pô. Khi đó, chiếc xe có thể khởi động lại tạm thời.
Tuy nhiên, để đảm bảo chiếc xe hoạt động ổn định về lâu dài, người điều khiển nên mang xe đến đại lý gần nhất để được hỗ trợ. Bởi khi di chuyển trong vùng ngập nước, các chi tiết máy, dầu xe, hệ thống điện đều dính nước, nên cần được vệ sinh lại.
Thói quen khiến xe nhanh hết xăng, nhiều người không biết Hao xăng là hiện tượng phổ biến với nhiều khi hiệu suất chuyển hóa nhiên liệu của xe bị giảm gây tốn xăng nhiều hơn nhu cầu. Nếu ban đầu khi có một chiếc xe mới bạn có thể đi được 45 - 50 km (xe số) và từ 35 - 37 km (xe tay ga). Còn bây giờ khi đổ 1 lít...