Bí kíp để có làn da đẹp, tóc huyền
Môi trường ô nhiễm đang là một vấn nạn cấp bách, nó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn gây nên những hệ lụy với nhan sắc. Bí quyết nào để nuôi dưỡng làn da, mái tóc trong môi trường ô nhiễm?
Thoa kem chống nắng
Ánh nắng mặt trời chính là “thủ phạm” làm cho da bị đen, xuất hiện nhiều nếp nhăn theo cơ chế đẩy nhanh quá trình lão hóa và thậm chí gây ung thư da. Mái tóc nếu thường xuyên phải chống chọi với ánh nắng mặt trời sẽ bị mất đi độ ẩm vốn có, tăng nguy cơ gãy rụng, tóc sẽ trở nên dễ xơ và rối.
Vậy nên lời khuyên dành cho bạn là đừng quên dùng kem chống nắng trước mỗi khi ra nắng khoảng 30 phút, đối với cả da và tóc. Những vùng da khuất nẻo như cổ, khủy, lưng, chân… cũng rất cần được bảo vệ bằng kem chống nắng như những vùng da khác trên cơ thể.
Ngụy trang khi ra ngoài
Nâng cao hiệu quả bảo vệ da và tóc khỏi môi trường ô nhiễm, bạn cần mang theo áo chống nắng, khẩu trang, mũ rộng vành… mỗi khi ra ngoài.
Video đang HOT
Hạn chế tiếp xúc với khói bụi sẽ giúp da tránh được nguy cơ bị tích tụ bã nhờn, bài tiết cặn bã trên da và hình thành mụn trứng cá. Cách “cất giấu” tóc hiệu quả nhất là hãy cột cao và dùng nón, mũ rộng vành làm nơi “trú ẩn” an toàn cho tóc.
Tăng cường vitamin C
Vitamin C là một loại vi chất thiết yếu của cơ thể, nó là một dạng chất chống oxy hóa tham gia vào quá trình hình thành và tái tạo collagen, chống lại lão hóa cho da. Thêm vào đó loại vi chất này cũng có khả năng thanh lọc cơ thể hiệu quả bằng cách đào thải độc tố, chất ô nhiễm mà cơ thể phải thụ động tiếp nhận.
Chính vì thế, trong chế độ ăn uống hằng ngày bạn cần ưu tiên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C cho cơ thể để “chống chọi” lại với bệnh tật do môi trường ô nhiễm gây ra và cũng là để bảo vệ làn da, mái tóc. Những thực phẩm được coi như kho chứa vitamin C là ổi, cam, chanh, quýt, dâu tây, dưa hấu, các loại rau, củ, quả đa dạng về màu sắc.
Uống đủ lượng nước
Một biểu hiện dễ nhận thấy của tình trạng cơ thể không được bổ sung đủ lượng nước cần thiết là da khô, nhăn, dễ nổi mụn, sạm, đen, mái tóc cũng sẽ xác xơ và “đoản thọ”.
Vậy nên bạn cần nhớ một trong những nguyên tắc vàng để chăm sóc sức khỏe cũng như bảo vệ nhan sắc khỏi sự tấn công của môi trường ô nhiễm là phải uống nước thường xuyên. Đừng đợi đến khi có cảm giác khát mới nghĩ đến nước.
Tẩy da chết
Cách một tuần nên tẩy da chết một lần hoặc tối đa là tẩy da chết một lần một tuần. Không nên lạm dụng thói quen này sẽ gây phản tác dụng.
Vệ sinh da và tóc
Lời khuyên của các chuyên gia da liễu dành cho bạn là nên rửa mặt ít nhất 2 lần một ngày và nếu da bạn thuộc loại da dầu, nhiều cặn bã thì số lần rửa mặt có thể tăng lên. Rửa mặt là cách tốt nhất để nhanh chóng loại trừ bụi bẩn, vi khuẩn, khói bụi, hóa chất bám trên da do môi trường ô nhiễm gây nên. Khi rửa mặt bạn nên kết hợp cùng loại sữa rửa mặt có hoạt tính dịu nhẹ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Với mái tóc, bạn nên gội đầu khoảng 2 lần mỗi tuần, không gội với nước quá nóng sẽ khiến mái tóc dễ bị hư tổn. Trong quá trình gội đầu nên dành thời gian matxa da đầu giúp máu lưu thông dễ dàng, các lỗ chân lông trở nên thông thoáng để đẩy lùi gàu, hóa chất và tăng cường dưỡng chất thiết yếu đến nuôi dưỡng tóc.
Không thoa dầu lên tóc khi đi ra ngoài
Nếu bạn muốn mái tóc của mình óng ả hơn trước khi ra khỏi nhà thì bạn nên thực hiện thoa dầu lên tóc trước đó vài giờ. Không nên thoa tinh dầu lên tóc trước khoảng 1 tiếng khi đi ra ngoài bởi tinh dầu có khả năng hút bụi, hóa chất nhiều hơn, thời gian lưu giữ bụi bẩn trên tóc cũng lâu hơn. Tốt nhất nếu muốn dưỡng tóc bằng tinh dầu nên thực hiện vào buổi tối hoặc thời gian nghỉ ngơi rảnh rỗi hoặc sau khi gội đầu.
“Xông hơi” cho da và tóc
Bạn chỉ cần dùng một chậu nước nóng và một khăn lớn, sau đó ghé sát mặt cách chậu khoảng 3 – 5 cm và thư giãn 5 – 10 phút. Còn với mái tóc, sau khi gội đầu hãy dùng một khăn lớn ủ tóc lại trong vòng 20 phút, nếu kết hợp cùng tinh dầu thì càng tốt.
Theo Đẹp
Bí kíp giúp Eva trị nấm men "tam giác mật"
Bất cứ khi nào âm đạo của bạn bị mất cân bằng nấm men và vi khuẩn xảy thì sẽ tạo nên nấm hoặc viêm nhiễm âm đạo. Các triệu chứng của nhiễm nấm men bao gồm ngứa ngáy và nóng ran vùng kín. Mặc dù nhiễm nấm âm đạo ít khi nghiêm trọng, nhưng nếu không điều trị tận gốc, các triệu chứng trên có thể tái phát đi tái phát lại rất khó chịu cho các chị em.
Dưới đây là một vài biện pháp khắc phục nhiễm nấm men tự nhiên cho "cô bé" mà các phụ nữ có thể áp dụng khắc phục tại nhà một cách đơn giản và hữu hiệu.
1. Giấm trắng nước
Bạn có thể rửa bộ phận sinh dục của bạn bằng cách trộn giấm trắng với nước. Nếu bạn pha chúng quá đặc, điều này sẽ tạo nên một cảm giác nóng cho vùng kín. Do đó, bạn nên pha giấm với nước ở nồng độ loãng để tạo nên một thứ nước rửa phụ khoa có công dụng điều trị nấm men tốt nhất cho vùng kín.
2. Sữa chua
Bạn nên cho một thìa sữa chua rải trên băng vệ sinh và nhanh chóng chèn nó vào âm đạo bằng cách dính băng vệ sinh trên quần lót. Bạn nên tiến hành điều này trước khi đi ngủ là tốt nhất để tránh những xáo trộn khi tiến hành việc này vào ban ngày.
Nếu bạn đang tiến hành biện pháp này tại nhà, hãy đảm bảo chỉ mặc quần lót để vùng kín thông thoáng hơn. Tránh mặc quần lót bằng chất liệu vải ni lông vì sẽ không hỗ trợ vùng này thoáng mát tối ưu.
Sữa chua đảm bảo vệ sinh vùng kín, ngăn ngừa bệnh phụ khoa (ảnh minh họa)
3. Giấm táo
Bạn có thể thoát khỏi tình trạng bị nhiễm nấm men âm đạo bằng cách sử dụng giấm táo. Thêm một chén giấm táo vào trong bồn nước tắm của bạn trước khi bạn bước vào tắm. Điều này cũng giúp làm làm sạch tự nhiên cho cơ thể và vùng kín của bạn nữa.
4. Nước ô xy già nước
Trộn 1 muỗng cà phê nước oxy già với 1 cốc nước trắng. Sau đó, sử dụng hỗn hợp này như là một dung dịch để thụt rửa 1 lần/ngày cho đến khi tình trạng ngứa âm đạo giảm dần.
5. Dầu cây chè
Áp dụng tinh dầu cây chè vào vùng bị ảnh hưởng nấm men cũng có thể giúp đỡ và cải thiện các triệu chứng ngứa "cô bé". Biện pháp này cũng giúp làm dịu da và làm giảm đau đớn, tấy đỏ cho làn da nếu bị nhiễm trùng.
6. Tỏi
Bạn có thể nuốt một nhánh tỏi nhỏ và sau đó uống ngay một ly nước lớn để cuốn bay mọi hương vị nồng nặc khi ăn tỏi. Điều này cũng giúp giảm viêm nhiễm hữu hiệu bên trong cơ thể, nhất là vùng âm đạo.
Theo SKDS