Bí kíp để bố mẹ giải quyết xung đột giữa các con
Xung đột giữa các con là một trong những nổi ám ảnh của các bậc làm cha mẹ. Vậy phải làm sao để bố mẹ giải quyết xung đột giữa các con. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bố mẹ giải quyết tình trạng nan giải này để mang lại niềm hạnh phúc và bình yên cho gia đình.
Điều đầu tiên để những cuộc xung đột giữa các con không đi quá xa, không gây ra những hậu quả nghiêm trọng là bố mẹ cần phải xác định ranh giới trong hành vi của con. Hãy làm rõ những gì được phép và không được phép. Các bé cần phải biết rằng, những hành vi mang tính bạo lực như đấm, kéo tóc, chửi bới hay ăn cắp đồ chơi là những việc làm sai trái, sẽ ảnh hưởng tới tinh thần của đứa trẻ.
Dành thời gian cho trẻ
Dành thời gian cho trẻ
Một trong những điều dẫn đến sự xung đột giữa các con là do bé cảm thấy mình không được bố mẹ quan tâm và có điều này là do anh, chị hay em của bé chiếm mất bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ cần phải thể hiện cho trẻ thấy, các bé được bố mẹ quan tâm giống nhau.
Hãy dành thời gian để cùng chơi các trò chơi con yêu thích mà không có sự tham gia của anh/ chị hay em. Điều này sẽ giúp trẻ cảm nhận thấy sự quan tâm đầy đủ của bạn dành cho bé.
Khen ngợi trẻ
Một nguyên nhân khác dẫn đến sự xung đột giữa các con là sự ghen tỵ. Trẻ sẽ cảm thấy giận dữ, bực bội khi anh/ chị hay em của bé được bố mẹ khen nhiều hơn. Vì vậy, hãy giúp trẻ tự hào về bản thân bằng cách khen ngợi những thành công nhỏ của bé và thể hiện cho bé thấy bạn tự hào về con thế nào.
Thời gian của gia đình
Thời gian cả gia đình bên nhau rất quan trọng, nó là thời điểm nuôi dưỡng tình thân giữa các thành viên. Điều này giúp mọi người trong gia đình hiểu nhau hơn và cũng là quãng thời gian để các con có thêm kỷ niệm cùng nhau.
Ngay cả khi thời gian này không phải lúc nào cũng vui vẻ thì các bậc phụ huynh vẫn phải thực hiện. Bởi sự cố gắng của bố mẹ các thành viên trong gia đình sẽ trở nên thân thiết hơn theo thời gian.
Lắng nghe
Sự tức giận của bạn không thể làm các bé chấm dứt cuộc xung đột, tỵ nạnh hay tranh cãi. Hãy ngồi xuống và lắng nghe các bé. Tạo cơ hội để bạn và các con nói chuyện về vấn đề xung đột. Sau đó, bố mẹ và con cái cùng tìm cách giải quyết vấn đề.
Đừng mong với một buổi nói chuyện là có thể giải quyết dứt điểm cuộc chiến giữa các bé, các bậc phụ huynh cần kiên trì thực hiện nhiều cuộc nói chuyện kiểu này cho đến khi các bé tự động chấm dứt cuộc chiến của họ.
Video đang HOT
Để đứa trẻ tự giải quyết
Đôi khi, giải pháp hiệu quả nhất để chấm dứt xung đột là để các bé tự giải quyết, đương nhiên là không được phép cãi nhau hay đánh nhau. Hãy để bé bước vào thế giới của người lớn và chúng sẽ học cách làm sao để vượt qua xung đột. Bạn có thể hỗ trợ bé bằng cách gợi ý về giải pháp và để bé tự triển khai.
Để trẻ tự giải quyết
Để cuộc chiến tự kết thúc
Hàng ngày chứng kiến xung đột giữa các con, có thể bạn sẽ nghĩ rằng chúng chẳng bao giờ chấm dứt. Nhưng cuộc chiến đó sẽ tự kết thúc khi các bé chuyển sang một giai đoạn mới. Nhiều anh chị em ghét nhau khi còn nhỏ, nhưng lại trở nên thân thiết khi chúng lớn. Vì vậy, hãy kiên nhẫn chờ đợi, thời gian sẽ giúp các cuộc xung đột tự chấm dứt.
Giúp con xử lý xung đột
“Trẻ em thì xung đột được với ai chứ?”. Có lẽ nhiều người sẽ thốt lên câu hỏi như thế, nhưng ngẫm lại thì thấy tuổi nào sẽ có những xung đột ở tuổi nấy.
Trẻ tuổi mẫu giáo tranh giành đồ chơi với bạn, trẻ tiểu học phân bì thầy giáo thiên vị, học sinh trung học phổ thông thì đánh nhau vì… tranh giành bạn gái…
Nguyên nhân trẻ vướng vào xung đột?
Cũng như người lớn, trẻ có những xung đột với người khác từ nhiều lý do:
- Mâu thuẫn lợi ích.
- Sự bất hòa và đối lập về tình cảm, ý chí, động cơ.
- Đụng độ về tính cách.
- Khác biệt về suy nghĩ, quan điểm.
- Khác biệt về mục đích, giá trị, thái độ.
- Không thích nhau, khi niềm tin không tồn tại và khác nhau trong suy nghĩ về viễn cảnh.
- Có thể mâu thuẫn khi ganh đua một chức vụ hay quyền lợi.
- Giao tiếp không hiệu quả…
Tùy theo sự phát triển tâm lý của độ tuổi, trẻ sẽ có những xung đột đặc trưng. Và như vậy, trẻ có thể bị xung đột với bạn cùng tuổi, những người lớn xung quanh như người thân trong gia đình, thầy cô, hàng xóm…, nói chung là có thể với bất kỳ ai liên quan đến những mối quan hệ xã hội trẻ có.
Giúp trẻ ứng phó
Thật ra không ai là người bạn tốt của con hơn cha mẹ trong cuộc đời này nên ở từng bước của quy trình giải quyết xung đột, cha mẹ đều có thể đứng bên cạnh con, cùng tìm hướng giải quyết.
Giúp trẻ ứng phó xung đột
1. Ra quyết định “đình chiến”
Thông thường các xung đột khó có thể giải quyết được ngay. Tuy nhiên trẻ lại chưa có khả năng tuyên bố và thuyết phục đối phương “đình chiến”. Vì vậy trẻ cần cha mẹ giúp trẻ chấm dứt ngay xung đột và đưa ra các yêu cầu đối với các bên, thông báo thời hạn giải quyết.
2. Tìm hiểu thông tin liên quan
Trong quá trình đứng ra làm trọng tài, cha mẹ cần:
- Lắng nghe hai bên trình bày quan điểm
- Đặt câu hỏi: Tại sao họ lại có quan điểm như vậy?
- Hãy xem xét kỹ lợi ích của cả hai bên trong “vụ xung đột”
- Gợi mở cho trẻ đánh giá về bên kia như thế nào, tìm ra lý do có thể giải thích được vì sao trẻ lại có sự đánh giá như vậy.
3. Tìm gốc rễ của vấn đề
Trò chuyện nhiều hơn, tỉ tê tâm sự với trẻ để tìm ra được câu trả lời cho những câu hỏi vì sao, giúp trẻ đi đến tận cùng nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Từ đó giúp trẻ tự phát hiện cách giải quyết phù hợp.
4. Lựa chọn chiến lược giải quyết xung đột
Ở bước này, cha mẹ cần cùng con lựa chọn một chiến lược phù hợp, với ba hướng:
- Chiến lược thắng – thua
- Chiến lược thua – thua
- Chiến lược thắng – thắng.
Dĩ nhiên không ai tự mình chọn thua – thua, và thông thường người ta hay nghĩ đến chiến lược thắng – thua, nghĩa là tìm cách làm thế nào để thắng được đối phương. Nhưng đừng quên rằng cơ hội sẽ chia đều cho hai bên, nghĩa là khả năng chiến thắng cũng chỉ được 50% cùng với khả năng thất bại, thua cuộc cũng là 50%. Cũng từ điều này, nhiều người đã bị sa lầy dẫn đến kết cục là thua – thua. Dẫn chứng cụ thể là một vụ việc đang gây xôn xao dư luận khi một người mất tiền đã đưa đứa trẻ bị nghi ngờ lấy cắp ra công an. Nếu đạt được điều này, khi đứa trẻ nhận tội – trẻ thua, người bị mất tiền sẽ được chi trả – người lớn thắng. Nhưng hỡi ôi, kết cục là đứa trẻ tự tử, người hàng xóm và nhiều người khác phải trả lời trước cơ quan điều tra và dư luận xã hội!
Vậy thượng sách rõ ràng nên là thắng – thắng, làm thế nào giải quyết mâu thuẫn, xóa đi mối xung đột, khắc phục hậu quả mà hai bên đều cảm thấy hài lòng, không bị tổn thương. Muốn giúp con trẻ, cùng con chọn chiến lược này, cha mẹ phải đảm bảo các bước trên, phải hiểu đúng, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của con. Mưa dầm thấm đất, cùng tạo cơ hội cho con giãi bày mọi ngóc ngách trong suy nghĩ của con.
Công thức cho cha mẹ khi cùng con đứng trước những xung đột cần giải quyết:
Quan tâm trầm tĩnh kiên nhẫn tôn trọng.
Để mắt đến con nhiều hơn, trò chuyện, chia sẻ để kịp thời nhận ra những chuyển biến tâm lý của trẻ. Có thái độ bình tĩnh, không gấp gáp truy vấn trẻ, không chủ quan, không nóng vội đưa ra những cách giải quyết, những hình phạt khi chưa hiểu thấu đáo vấn đề. Chịu khó kiên trì khai thác thông tin, kiên nhẫn với những thái độ nhất thời của con, có thể nhờ quyền trợ giúp từ những người trẻ yêu mến.
Thừa nhận trẻ là một chủ thể trong mối quan hệ, trẻ phải tự mình chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra và cách giải quyết sắp tới, vì vậy cần tôn trọng quan điểm, nhận định, đánh giá của trẻ, không áp đặt và không gây áp lực cho trẻ.
Theo PNO