Bí kíp cưa cẩm bằng tin nhắn
Ngày càng nhiều người cưa qua SMS. Nhưng vụ này cần có nghệ thuật.
Sến súa – hết thời
Thời xưa, các chàng thường dùng sự lãng mạn qua các tin nhắn để khiến các cô gái mềm tim. Những tin nhắn như: “Trời Hà Nội mưa to quá, và nỗi nhớ cũng đong đầy như những cơn mưa kia vậy !” hoặc “Tình yêu của a bắt đầu khi a tưởng chừng mất e mãi mãi…. và bắt đầu khi ai đó đã nói với a thật ngu ngốc khi yêu e… E đang làm gì thế?.
Sến hơn nữa, nhiều chàng xài bài ca: “Sáng nay em có bị đau chân không? Vì đêm qua em đã chạy dài trong suốt giấc mơ của anh!”, “Em có thuốc không?” – “Thuốc gì?” – “Thuốc gì chữa được tim! Anh nhớ em”… Dạng này hay bị các nàng dị ứng vì quá sến.
Những càng ngày, những tin nhắn quá sến đang hết thời và khiến các cô gái ngán đền tận cổ. Ngọc Ánh nói: “Sến sến cũng có cái hay, đôi khi thêm chất lãng mạn cho giai đoạn đang say nắng nhau. Nhưng nếu áp dụng thường xuyên thì mình không thích. Con trai không nên nhão quá, mất hình tượng lắm!”
Tuy nhiên, lâu lâu một vài tin nhắn “mềm mại” cũng không hề thừa vì con gái yêu bằng tai mà. Một chút ngọt ngào nhưng đừng quá đáng sẽ khiến cuộc chinh phục của con trai có những điểm nhấn lãng mạn.
Tin nhắn sến sẽ chỉ khiến các chàng trai mất điểm mà thôi (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Đơn giản – dễ làm mà hiệu quả
Không cần quá phức tạp, rườm rà… những tin nhắn truyền thống thường tuân theo đúng “ bí kíp tình trường” của các cao thủ theo kiểu mưa dầm thấm lâu.
Đó là những tin nhắn xưa như trái đất như: “Em ngủ ngon nhé!”, “Anh không thể tập trung làm việc được, em đang làm gì đó!”. Những mẫu tin nhắn này thì thường như cơm bữa nhưng được áp dụng hầu như là 100% đối với các anh chàng trong giai đoạn đầu tán tỉnh. Thứ nhất là do tính đơn giản nhưng thật như cuộc sống của loại tin nhắn này, hai là nó có thể nhắn hằng ngày, chỉ cần thay đổi ngôn từ một chút là ổn.
Lâu lâu điểm thêm một tin nhắn bất ngờ: “Tự nhiên, anh nhớ em!” hoặc “Sáng nay gặp, thấy em mặc bộ đồ mới hợp quá, nhẹ nhàng mà quyến rũ. Haizzz, tối chắc anh lại mơ roài”…
Và hơn hết, dù có yêu qua cả chục lần thì các nàng vẫn thích nhận những tin nhắn như vậy. Thu Ngân chia sẻ: “Dạng tin nhắn chúc ngủ ngon, chào buổi sáng, hỏi ăn chưa… tuy không có gì bất ngờ, nhưng khiến cô gái có thể thấy ấm áp và được quan tâm từ những điều vụn vặt.”
Và những tin nhắn này cũng hợp với phương thức cưa cẩm chậm rãi, đổ từ từ. Tuy nhiên, nó cần khá nhiều thời gian để khiến tim các nàng ngã gục.
Những tin nhắn hóm hỉnh luôn có hiệu quả (Ảnh minh họa)
SMS hóm hỉnh – vũ khí chết người
Một trong những kiểu tin nhắn được các cao thủ kết nhất và cũng thuộc cấp độ khó nhất là dạng tin nhắn có thể khiến cô gái nhe răng cười khi đọc và nhớ về mình. Có chàng muốn rủ nàng đi ăn thì tếu táo “Xin nữ thí chủ cho bần tăng tí cơm tối”, có ai nỡ từ chối nhỉ?
Trong giai đoạn cưa cẩm, các chàng còn áp dụng những kiểu gây tò mò “Tin nhắn này cần được đọc gấp. Nhắn lại để biết nội dung chi tiết”, “Thuê bao quý khách đang dùng hiện đang bị 1 thuê bao khác để ý. Đề nghị quý khách chú ý”…
Mới đây nhất, một cậu bạn khoe đã rút ngắn được khoảng cách với nàng hotgirl mới vô làm cùng bằng cách nhắc lại những chuyện vui vẻ nhất đã xảy ra trong ngày mà cô cậu cùng trải qua trên công sở. “Hồi chiều team mình trêu sếp dữ quá. Ân hận ghê, mai tiếp tục hén?”. Những câu nhắn này đặc biệt phù hợp trong giai đoạn chàng muốn rút ngắn khoảng cách với nàng mới quen, để sau đó dễ bề tiến xa hơn.
Thậm chí, có chàng nhắn trớt qướt: – Bên Gloria Jeans khuyến mãi cà phê free cho gái cao trên 1m65. Vậy nên anh mời em tối nay đi uống. – Hố rồi anh, em cao chưa tới 1m65. – Không sao, nhưng em còn hơn tất cả các cô trên 1m65 trên đời. Vậy đi, tối anh qua ha.
Khuyết điểm của cách nhắn tin này chính là ở độ khó của nó. Làm sao để tin nhắn đủ hóm hỉnh nhưng không được phô và trơ trẽn. Bên cạnh đó, sự hóm hỉnh này phải có chút gì đó lãng mạn, nêu không các cô nàng sẽ luôn nghĩ là chàng trai đang đùa giỡn.
Nói về việc cưa cẩm qua SMS, một cô nàng “cáo” tiết lộ cho các chàng trai rằng: “Quan trọng nhất là thật lòng thôi, chứ copy y sì thì dù có trong tình huống nào cũng vậy thôi. Vui vẻ và chân thành, ai chả thích, không sớm thì muộn thôi”.
Theo Tiin
Tin nhắn rác: Không tải về cũng tốn tiền
Chị Phương Chi (ở Hà Nội), chủ thuê bao 090333xxxx than thở: "Tính riêng tháng Tết vừa rồi tôi nhận được tới 49 tin nhắn rác, nội dung chủ yếu mời mọc việc tải về mấy trang web sex, xem bói...". Cuối tháng, nhận hóa đơn thanh toán cước mới "tá hỏa" khi thấy số tiền phải trả lên tới hơn 730.000 đồng.
Theo chị Chi, bình quân mỗi tháng trước đó tiền điện thoại chỉ hết khoảng 150.000 đồng do máy sử dụng với các mục đích cơ bản như nghe gọi và nhắn tin, không kết nối 3G. "Khi nhận tin, tôi chỉ mở ra xem rồi tắt, không tải gì cả nhưng cuối tháng cước SMS là hơn 614.000 đồng, cộng thuế 10%, tổng cộng gần 700.000 đồng chỉ tính riêng tin nhắn", chị Chi bức xúc nói. Dù đã liên hệ với tổng đài của nhà mạng, nhưng khách hàng cũng chưa nhận được phản hồi thỏa đáng.
Các loại tin push có thể là nguyên nhân khiến người dùng di động mất oan cước. Ảnh: Anh Quân
Một chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông cho rằng, trường hợp của chị Chi đã nhận được tin nhắn dưới dạng push hay còn gọi là wappush. Đây là các tin thường chỉ có đường link truy cập. Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu của Bkav (Bkav R&D), ở các dòng smartphone, tin nhắn dạng này giống như các SMS thông thường, nhưng với điện thoại phổ thông, khi mở tin thì máy sẽ tải nội dung về. Thực tế, đây là phương thức tiện dụng dành cho các dòng điện thoại cơ bản, nhưng đang bị kẻ gian lợi dụng để kiếm tiền.
Trong trường hợp này, người dùng nhắn tin với cú pháp từ chối nhận quảng cáo gửi đến tổng đài cũng không có hiệu lực, bởi đây không phải nội dung cho nhà mạng cung cấp. Biện pháp ngăn chặn tin push cũng khó thực hiện được, do việc phát tán được thực hiện thông qua phần mềm và máy tính, gửi đi trên diện rộng. Một số loại điện thoại thông minh có tính năng chặn push SMS nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả tuyệt đối.
Trao đổi với VnExpress.net, đại diện Mobifone cho biết chủ thuê bao 090333xxxx đã thực hiện tổng cộng 58 tin tới tổng đài giá trị gia tăng với nội dung nạp tiền, giá mỗi tin nhắn là 15.000 đồng. Riêng tháng một đã gửi tới 43 tin. Theo Mobifone, có thể do người nhà của khách hàng đã sử dụng điện thoại mà chủ máy không biết. Tuy nhiên, đây cũng có thể là trường hợp máy tự động thao tác khi người dùng mở tin nhắn push, theo cách giải thích của ông Vũ Ngọc Sơn.
Mobifone cũng cho biết đã yêu cầu tổng đài thuộc quyền quản lý của mình chấm dứt việc gửi tin quảng cáo đến thuê bao nêu trên. "Hiện các ứng dụng cài đặt trên điện thoại rất phong phú, nên trong bất kỳ trường hợp nào khách hàng thấy nghi ngờ hoặc không rõ cách cước cần xóa khỏi máy hoặc liên hệ với nhân viên nhà mạng để được hỗ trợ", đại diện Mobifone khuyến cáo.
Ngoài ra, một số người dùng di động đang phản ánh hiện tượng nhận được tin nhắn thông báo đã đăng ký thành công dịch vụ của đơn vị nào đó, và "tuyên bố" thuê bao sẽ bị trừ tiền nếu không gửi lệnh hủy đến đầu số dịch vụ. Thực tế, đây chỉ là hình thức hù dọa đánh vào tâm lý vì không có dịch vụ nào được kích hoạt nếu người dùng không đăng ký. Thuê bao chỉ thực sự mất tiền khi nhắn tin nội dung hủy đến đầu số như thông báo.
Theo VnExpress
Bí kíp tăng tốc tiếng Anh sau Tết Trở lại với nhịp độ và thói quen học tập sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán khá dài thật không dễ dàng gì với các bạn học sinh, sinh viên; đặc biệt là với môn tiếng Anh. Tuy nhiên, sẽ không quá khó nếu bạn áp dụng một số bí kíp sau. Dành thời gian ôn tập lại những kiến thức đã học...