Bị kim tiêm, vật nhọn đâm: để chống phơi nhiễm HIV bạn nhất thiết phải lưu ý những điều sau
Tình trạng phơi nhiễm HIV là điều có thể gặp trong cuộc sống nên việc trang bị những kiến thức phòng tránh lây nhiễm HIV là vô cùng cần thiết.
Ngày hôm nay (5/5) lại có thêm một trường hợp một cô gái phải điều trị chống phơi nhiễm HIV do bị người lạ đâm vật nhọn vào tay. Trước đó, vào khoảng đầu tháng 4/2019 cũng đã có trường hợp 10 người tại Sài Gòn bị đâm bằng kim tiêm khi đang di chuyển trên đường và phải đến bệnh viện điều trị phơi nhiễm HIV. Điều này khiến cho rất nhiều người rơi vào hoang mang và lo sợ về tình trạng lây nhiễm HIV. Chính vì vậy, chúng ta cần trang bị ngay cho mình những kiến thức để xử lý trong trường hợp này nếu không may gặp phải.
Phơi nhiễm HIV rất dễ gặp phải trong cuộc sống
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y Tế): Phơi nhiễm với HIV (exposure) là tình huống có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.
Tình trạng phơi nhiễm HIV rất dễ gặp phải trong cuộc sống, điển hình như các trường hợp sau:
- Bị đâm vào kim tiêm, các vật nhọn, mảnh chai, mảnh sành… dính máu hoặc dịch không rõ nguồn gốc, có khả năng là dính máu và dịch của người nhiễm HIV.
- Sử dụng chung bơm kim tiêm với người có mắc HIV mà không hay biết.
- Có vùng da bị thương tiếp xúc với máu hoặc dịch của người nhiễm HIV qua tiếp xúc tay, chân hoặc cơ thể, do dùng chung đồ dùng sinh hoạt.
- Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người nhiễm HIV bị vỡ đâm vào.
Xử lý thế nào khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV?
Rất nhiều người khi bị rơi vào trường hợp phơi nhiễm HIV thì rơi vào hoảng loạn và không biết xử trí thế nào, để thời gian kéo dài, khiến cho việc điều trị phơi nhiễm bị chậm trễ, dẫn đến nhiễm bệnh.
Video đang HOT
Một số khác có thể lại chủ quan bỏ qua, dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Chính vì thế, khi rơi vào các trường hợp có nghi ngờ phơi nhiễm HIV như trên, các bạn hãy bình tĩnh để xử lý nhanh chóng theo hướng dẫn sau:
*LƯU Ý QUAN TRỌNG: Việc xử lý sau khi phơi nhiễm HIV cần diễn ra nhanh chóng bởi càng để lâu thì hậu quả sẽ càng nghiêm trọng, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn gấp nhiều lần.
Những lưu ý nhất định phải biết khi điều trị chống phơi nhiễm HIV
Để việc điều trị chống phơi nhiễm HIV đạt hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Chỉ điều trị chống phơi nhiễm bằng ARV khi có chỉ định của bác sĩ (sau khi đã được tư vấn), không tự ý mua và áp dụng.
- Việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cần được bắt đầu càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau khi bị phơi nhiễm, không nên để quá 72 giờ.
- Sử dụng phác đồ ba thuốc uống hàng ngày và điều trị dự phòng 28 ngày cho tất cả các trường hợp có nguy cơ phơi nhiễm. Sau khi xác định nguồn phơi nhiễm âm tính với HIV thì ngưng sử dụng thuốc.
- Sau khi điều trị bằng ARV cần theo dõi sát sao để xử lý kịp thời các tác dụng phụ. Bệnh nhân cũng cần được tư vấn và hỗ trợ tâm lý cũng như xét nghiệm lại HIV sau 3 tháng…
- Không điều trị dự phòng bằng ARV sau phơi nhiễm trong các trường hợp:
Người bị phơi nhiễm đã nhiễm HIV.
Nguồn gây phơi nhiễm đã được khẳng định là âm tính với HIV.
Phơi nhiễm với các dịch cơ thể không có nguy cơ lây nhiễm đáng kể như nước mắt, dịch nước bọt không dính máu, nước tiểu và mồ hôi…
Không điều trị ARV với người phơi nhiễm liên tục với HIV như: quan hệ tình dục thường xuyên với người nhiễm HIV hoặc gái mại dâm nhưng hiếm khi sử dụng dụng cụ bảo vệ, người nghiện ma tuý thường xuyên sử dụng chung bơm kim tiêm…
Nguồn tham khảo: Cục Phòng, chống HIV/AIDS – Bộ Y Tế (vaac.gov.vn)
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV: Chi phí thấp, hiệu quả cao
Hiện nay, HIV luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng khi vẫn còn nhiều người nhiễm HIV chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo ước tính, Việt Nam hiện có khoảng 250.000 người nhiễm HIV còn sống nhưng chỉ có khoảng gần 200.000 người nhiễm HIV biết được tình trạng bệnh của mình.
Khám, điều trị tích cực ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Miễn phí điều trị dự phòng
Mới đây, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức khởi động cung cấp dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV tại Phòng khám đa khoa số 3 - Trung tâm Y tế Đống Đa (số 6 Đông Tác).
Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là dịch vụ giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống 1 viên thuốc mỗi ngày như một phần của chiến lược dự phòng HIV kết hợp. Tuân thủ tốt có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục trên 90% và tiêm chích ma tuý đến 70%. PrEP an toàn cho người dùng, cả phụ nữ mang thai và cho con bú.
Hà Nội là đơn vị tiên phong triển khai thí điểm PrEP từ năm 2016. Phòng khám đa khoa số 3 - Trung tâm Y tế Đống Đa là một trong 8 cơ sở y tế tại Hà Nội triển khai dịch vụ này trong năm 2019.
Ông Hoàng Đức Hạnh- Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: Khai trương dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (PrEP) tại Phòng khám đa khoa số 3 - Trung tâm Y tế Đống Đa sẽ cung cấp toàn diện về dự phòng trước lây nhiễm HIV, đáp ứng nhu cầu cho người dân thành phố nói chung và các bạn trẻ nói riêng. Chúng ta giờ đây không còn phụ thuộc hoàn toàn vào các biện pháp cơ học để dự phòng như dùng bao cao su, dùng bơm kim tiêm sạch mà có thể tự tin sử dụng các biện pháp y sinh học để dự phòng rộng rãi và PrEP là một trong những biện pháp mang lại hiệu qủa về dự phòng rất hữu hiệu. Người dân không phải trả bất cứ chi phí nào khi đến phòng khám này điều trị.
Theo kết quả giám sát tại các tỉnh, thành phố năm 2018, trong khi tỉ lệ nhiễm HIV ở hầu hết các nhóm có hành vi nguy cơ cao như người nghiện chích ma tuý, phụ nữ bán dâm có xu hướng giảm nhanh thì tỷ lệ nhiễm HIV trong trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và cộng đồng người chuyển giới lại có xu hướng tăng lên.
Ước tính, cả nước có khoảng 174.000 MSM trong độ tuổi từ 15-49. Trong đó, riêng tại Hà Nội có tới hơn 30.000 MSM, chiếm khoảng 17,5% MSM cả nước.
Trong giai đoạn mở rộng hiện nay, Cục Phòng chống HIV/AIDS phối hợp với các dự án/tổ chức triển khai dịch vụ PrEP tại 11 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh và Tiền Giang với 43 cơ sở y tế tư nhân và Nhà nước. Việc mở rộng PrEP sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nhóm có nguy cơ cao như: MSM, chuyển giới nữ, tiêm chích ma tuý, vợ/chồng/bạn tình của người nhiễm HIV,... được dễ dàng tiếp cận các dịch vụ dự phòng với chi phí thấp và hiệu quả cao.
Bảo vệ người chưa bị nhiễm HIV
Từ trước tới nay, các phương pháp can thiệp dự phòng HIV cho nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao, đặc biệt là nhóm người đồng giới và chuyển giới vẫn chỉ là tuyên truyền sử dụng bao cao su và chất bôi trơn để tránh nguy cơ lây nhiễm. Bên cạnh đó, sự phân biệt, kỳ thị đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn lớn, do đó những người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV không muốn đi làm xét nghiệm HIV, người nhiễm HIV không muốn bộc lộ bị nhiễm HIV nên không đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm, đặc biệt là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV.
Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Long- Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Bộ Y tế, PrEP được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nên sử dụng đối với những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, đó là nhóm MSM, phụ nữ bán dâm và các cặp dị nhiễm (cặp có 1 người nhiễm và 1 người không nhiễm HIV) trong đó người nhiễm HV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV chưa đủ 6 tháng...
PGS.TS Đỗ Duy Cường- Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, PrEP được khuyến cáo sử dụng cho tới khi nào hết nguy cơ. Nếu khẳng định không còn nguy cơ nữa thì sẽ ngừng điều trị sau 28 ngày kể từ thời điểm có nguy cơ phơi nhiễm cuối cùng. Quá trình điều trị PrEP chỉ phòng ngừa lây nhiễm HIV chứ không phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, sùi mào gà...
Điều đáng nói, người sử dụng PrEP sẽ được tư vấn và theo dõi quá trình dung nạp thuốc cũng như tác dụng phụ và điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác. Do vậy, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Minh Thuý
Theo Đại đoàn kết
Khởi động dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV Dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) chính thức được khởi động chiều 16/4 tại Hà Nội, với sự hỗ trợ của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Văn phòng CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam. Thuốc ARV điều trị HIV. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN) Dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (Pre-Exposure Prophylaxis - PrEP)...