Bị kiến ba khoang đốt khi đang nằm viện
Sáng 17-8, BS Nguyễn Văn Chức, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Thủ Đức TP.HCM, cho biết nơi đây đang phối hợp Bệnh viện (BV) Đa khoa khu vực Thủ Đức xử lý tình trạng kiến ba khoang xuất hiện trong BV này.
Trước đó, ngày 16-8, người nhà một bệnh nhân đang điều trị tại khoa Truyền nhiễm BV Đa khoa khu vực Thủ Đức cho biết kiến ba khoang xuất hiện khá nhiều trong phòng bệnh.
“Bầy kiến bò khắp nơi, từ cửa sổ, tường nhà và giường bệnh khiến mọi người lo sợ. Điều đáng nói vợ tôi đang điều trị tại đây đã bị kiến ba khoang đốt ngay cổ gây phồng da, bỏng rát” – người nhà bệnh nhân nói.
Đại diện BV Đa khoa khu vực Thủ Đức cho biết kiến ba khoang xuất hiện trong BV vài ngày nay và mới ghi nhận một trường hợp phản ánh bị kiến đốt. BV đã bàn phương án phối hợp Trung tâm Y tế quận Thủ Đức cùng xử lý.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Do vậy, nếu kiến ba khoang xuất hiện thì nên thay bằng đèn có ánh sáng vàng.
Cục Y tế dự phòng còn cho biết nọc và dịch cơ thể của kiến ba khoang chứa chất độc gây rộp, bỏng da, viêm da. Khi phát hiện kiến ba khoang bám trên người, quần áo, đồ dùng thì không dùng tay bắt mà sử dụng các vật dụng để kẹp bắt hoặc xua đuổi. Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát xác kiến trên da thì nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc để hạn chế chất độc gây tổn thương.
Theo PLO
Video đang HOT
Bác sĩ da liễu chỉ cách xử lý đúng nhất khi bị kiến ba khoang đốt
Khi bị kiến ba khoang đốt thường để lại vết bỏng rát, mụn nước trên da. Nếu không biết cách xử lý sẽ dẫn đến nhiễm trùng da nặng, rất nguy hiểm.
Kiến ba khoang đốt nguy hiểm thế nào?
Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Cánh cứng. Đây là loài côn trùng có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2cm, ngang 2-3mm). Thân mình thường có màu vàng đỏ nhìn giống con kiến lửa.
Nọc độc trong cơ thể cửa kiến ba khoang rất lớn (Ảnh minh họa)
Theo cục y tế dự phòng, cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố pederin, độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Do đó, khi bị kiến ba khoang cắn rất nguy hiểm, nạn nhân rơi vào tình trạng bỏng rát và khó chịu, thậm chí có thể bị nhiều tổn thương trên da.
Biểu hiện lâm sàn khi bị kiến ba khoang đốt
- Da sẽ gặp phải những tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.
- Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay.
- Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu trẻ ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.
- Thường có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng trẻ có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.
Vết thương do kiến ba khoang đốt thường có mụn nước nhỏ li ti và phồng rộp (Ảnh minh họa)
Tiến triển tiếp theo của bệnh:
- Sau khi tiếp xúc với kiến, người bệnh cảm giác râm ran.
- 6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ.
- 12-24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình.
- Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy.
- Sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.
Biện pháp xử lý khi bị kiến ba khoang đốt
Theo ThS.BS Nguyễn Tiến Thành (Bệnh viện Da liễu Trung ương), sai lầm của bệnh nhân là tự mua thuốc điều trị, ra hiệu thuốc tự bắt bệnh theo hướng zona hoặc dùng lá cây, thuốc màu bôi vào vết thương. Điều đó vô tình làm vết thương bị sâu hơn, loét rộng hơn và có thể để lại sẹo. Do đó, khi bị kiến ba khoang đốt bạn cần phải xử lý theo các cách sau:
- Khoanh vùng vị trí bị dính nọc độc của kiến để tránh sờ, gãi, nặn.
- Dùng cồn 70 độ rửa sạch vùng da bị thương tổn do bị kiến ba khoang đốt để giúp giảm khó chịu do tổn thương trên da. Với vết thương do kiến ba khoang đốt, nếu rửa kỹ sẽ giảm đáng kể tình trạng nổi bọng nước do nọc độc của loài kiến này.
- Dùng bông y tế thấm nước muối sinh lý để vệ sinh xung quanh vết nọc dính (không để chạm vào vết thương).
- Sau đó nhanh chóng đến khám bác sĩ da liễu. Tại đây, các bác sĩ sẽ cho bạn một số loại thuốc giảm đau, chống phù nề, chống dị ứng, kháng histamine tại chỗ... tùy theo tình hình vết thương do kiến ba khoang gây ra.
Theo giadinhvietnam
Phòng ngừa và xử lý hiệu quả khi bị kiến ba khoang đốt Mùa mưa tới ở các tỉnh thành phía Nam là điều kiện thuận lợi cho kiến ba khoang phát triển. Ảnh minh họa Kiến ba khoang là loài kiến có cánh rất phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm ướt. Chúng có thân hình thon, dài như hạt thóc (dài khoảng 0,7 - 1cm, ngang 2 - 5mm), có 3 đôi...