Bi kịch vì quá khứ sống thử
Khi còn là sinh viên, Hà từng được mệnh danh là hoa khôi của trường. Với cặp mắt lúc nào cũng to tròn lúng liếng, nước da trắng hơn cả trứng gà bóc, Hà nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của Kiên, một anh chàng khóa trên đẹp trai, nhà giàu, ăn chơi có tiếng.
Ảnh minh họa
Mặc cho bạn bè khuyên ngăn nhưng Hà vẫn “chết đứ đừ đừ” Kiên bởi anh quá ga lăng, chiều chuộng Hà vô điều kiện.
Và cũng chẳng có gì khó hiểu khi yêu được hơn 2 tháng Hà chính thức chuyển đến sống cùng Kiên. Hà ngất ngây trong những lời hứa hẹn có cánh: “Ra trường chúng mình sẽ tổ chức đám cưới, giờ dọn về ở cùng nhau để tiện chăm sóc nhau hơn”, “anh không thể nào sống xa em dù chỉ một ngày thôi, sau này nhất định làm vợ anh nhé”, “anh muốn trói buộc em vào cuộc đời anh”,…
Và để cho Hà yên tâm hơn, Kiên chịu chơi mua hẳn chiếc nhẫn kim cương gần hai chục triệu đồng để đính ước với Hà. Hà nghe lời Kiên nói cũng thấy êm tai, hơn nữa Kiên quá xuất chúng, nếu cô không quản lý Kiên thì chàng “xổng” lúc nào không biết. Vậy là suốt 4 năm học đại học, Hà về làm “vợ hờ” của Kiên.
Không ít lần Kiên đưa Hà đi phá thai vì ‘nhà anh thừa sức để nuôi con và em nhưng chúng mình vẫn còn đang đi học, cưới bây giờ người ta nhìn vào chỉ trỏ gia đình anh không hay lắm, mà anh không muốn em về nhà anh chịu bất cứ thiệt thòi, dị nghị gì. Thôi mình bỏ đứa này còn đứa khác, y học bây giờ tiến bộ, mấy chuyện tiểu phẫu này vừa nhanh lại vừa an toàn em ạ’. Rồi sau đó Kiên lại ra sức chăm sóc Hà ân cần chu đáo khiến cô càng tin vào lời Kiên hơn, thôi thì để ra trường thì cưới đi đâu mà muộn.
Video đang HOT
Kiên ra trường đi làm trước Hà một năm, thời gian đó Hà nhận ra “chồng” mình thay đổi. Kiên hay đi sớm về muộn, không còn ân cần với Hà như trước. Hễ Hà hỏi thì Kiên lại khó chịu bảo do công việc, Hà không thông cảm cho Kiên lại còn nghi ngờ, rồi Kiên dọa chia tay. Hà khóc lóc níu kéo thì Kiên lại dỗ dành và sau đó cô lại tin tưởng, chăm sóc gã như một người vợ thực thụ.
Cứ thế cho đến một ngày Hà phát hiện trong điện thoại những tin nhắn tình cảm của Kiên với một người con gái khác. Có lẽ Kiên cố tình để lại tin nhắn cho Hà đọc, biết mà rút lui. Qua những tin nhắn, Hà biết được kẻ thứ 3 xen vào hạnh phúc của cô là một cô gái làm cùng Kiên. Hà tức tối đến công ty Kiên làm um lên, và dĩ nhiên Kiên chẳng chịu để yên. Sau khi giáng cho Hà cái tát đỏ má, Kiên lôi Hà ra khỏi công ty với cái nhìn đầy thách thức: “Cô tưởng tôi cho cô về nhà ngủ cùng thì cô là vợ tôi à. Tôi với cô cũng chỉ là bèo nước gặp nhau, giờ chán rồi thì giải tán thôi. Tôi sắp lấy vợ rồi, cô đừng về nhà tôi nữa”.
Khi Hà khóc nấc lên hỏi tại sao Kiên lại như thế thì gã cười khẩy tráo trở đáp: “Cô ngu thật hay giả ngu thế, thử hỏi thằng đàn ông nào dám lấy đứa dễ dãi như cô về làm vợ. Vả lại, cô cũng nạo thai 5,6 lần rồi chắc gì sau này đã có con. Thôi chào nhé”.
Hắn bỏ mặc Hà chết lặng với những lời lẽ tàn nhẫn, lạnh lùng. Hà không tin được người đàn ông yêu thương cô, chăm sóc cô như vợ chồng suốt 4 năm lại đểu giả đến thế. Cô hận, cô thề phải tìm được một người đàn ông tốt hơn Kiên lấy làm chồng.
Sau khi ra trường, với vẻ tươi trẻ của mình, Hà xin được làm lễ tân tại một công ty lớn. Sự khéo léo, hòa đồng của Hà được lòng của mọi người trong công ty, trong đó có cả Khoa – anh chàng phó giám đốc đẹp trai mà chưa vợ. Mọi người đều vun vén cho Hà và Khoa, họ là cặp trai tài gái sắc của công ty. Ngày Khoa đưa Hà về ra mắt gia đình, bố mẹ Khoa cũng rất ưng ý cô con dâu tương lai này. Hai bên gia đình thúc giục chuyện cưới xin.
Cách ngày ăn hỏi 1 tuần, Hà theo thói quen đến nhà Khoa ăn cơm. Hôm đó, Hà một lần nữa trong đời lại chết đứng khi gặp lại Kiên, tại nhà Khoa. Hóa ra vợ Kiên là em họ Khoa. Suốt bữa cơm, Hà cúi gằm mặt trước ánh nhìn tức tối của vợ chồng Kiên. Chẳng biết sau đó vợ Kiên nói gì với bố mẹ Khoa, mà ngày hôm sau Khoa xin nghỉ phép đi du lịch mà không nói gì với Hà. Còn mẹ Khoa gọi Hà đến lạnh nhạt: “Tối qua chúng tôi đã được nghe kể về quá khứ của cháu. Nhà này có gia giáo, không đồng ý một người con dâu đã từng chung sống với kẻ khác. Cháu về nói với anh chị bên nhà là đừng chuẩn bị gì nữa, sẽ không có lễ cưới hỏi gì đâu. Thằng Khoa nó cũng không chấp nhận được cháu, cháu đừng liên lạc với nó nữa”.
Và cũng chẳng hiểu làm thế nào mà mọi người trong công ty đều biết chuyện Hà sống thử trước đây. Chẳng ai còn muốn trò chuyện với Hà nữa vì đã “lừa tình” anh chàng phó giám đốc của họ. Cực chẳng đành, Hà xin nghỉ việc và quyết định về quê làm lại cuộc đời. Ở thành phố này đã có quá nhiều chuyện đau thương với cô.
Về quê, nhờ quen biết, bố mẹ Hà xin cho cô vào làm ở một doanh nghiệp nhà nước. Vẻ ngoài nhẹ nhàng và cái mác con gái nhà lành của Hà nhanh chóng được lòng ông giám đốc. Ông “nhắm” Hà cho Mạnh – đứa con trai duy nhất của mình. Được sự ủng hộ của bố mẹ chồng tương lai, Hà nhanh chóng bước chân về nhà Mạnh. Sau đêm tân hôn, không thấy Mạnh tỏ ý lạnh nhạt ghét bỏ mình, Hà đã mừng thầm. Cuối cùng thì hạnh phúc đã mỉm cười với cô.
Mạnh là người đàn ông chuẩn mực, với anh gia đình là quan trọng nhất. Nhưng hạnh phúc không mỉm cười lâu với Hà. Lấy nhau hơn 1 năm mà vợ chồng Hà vẫn chưa có tin vui. Cô cũng sốt ruột lắm, đôi khi nhớ lại lời nói của Kiên năm xưa mà cô chột dạ. Cuối cùng dưới sự thúc giục của bố mẹ chồng, vợ chồng Hà ra Hà Nội để khám. Ngày đi khám, một lần nữa Hà chết khiếp khi “bóng ma” cuộc đời cô xuất hiện, Kiên đưa vợ đi phá thai do vỡ kế hoạch.
Kiên nhìn thấy Hà đi ra từ khoa hiếm muộn của bệnh viện, hắn cười cười nói nhỏ với cô nhưng cũng đủ để cho Mạnh đứng bên cạnh nghe rõ từng từ: “Em vẫn chưa có con à, ngày ấy anh nói có sai đâu, sống với em mấy năm đưa em đi phá thai anh biết chứ. Cũng may không lấy em, nếu không thì giờ tuyệt tông rồi”. Nói rồi hắn cười ha hả bỏ lại Hà với vẻ mặt tái nhợt.
Với một người đàn ông quan trọng chuyện gia đình như Mạnh thì làm sao anh lại có thể tha thứ cho cái tội vô sinh do phá thai quá nhiều lần của vợ chứ. Mặc cho Hà giải thích khóc lóc van xin nhưng Mạnh vẫn nhất quyết ly hôn. Nhìn người đàn ông lạnh lùng ngồi trong phòng, cô đã từng nghĩ rằng anh là hạnh phúc cuối cùng mình nắm giữ được, nhưng tất cả chỉ như bong bóng xà phòng. Tất cả cũng chỉ vì cái quá khứ sống thử kia mà ra. Cô cười chua chát, có lẽ đây là cái giá cô phải trả khi trước đây không thương tiếc bỏ đi những đứa con của mình.
Theo Eva
Nỗi lòng của cô công chúa nhà giàu
Nhà giàu lên, bố mẹ tôi cãi nhau nhiều hơn, họ cũng có nhiều tình nhân bên ngoài. Mỗi đêm họ đánh nhau, cầm dao dọa nhau, đâu biết tôi nằm trong phòng nghe hết, khóc ướt cả gối.
Ai nhìn vào tôi cũng bảo tôi sướng, vừa đẹp vừa giàu vừa giỏi. Họ đâu biết đó là cái vỏ bọc mà tôi đang phải gồng mình gánh lấy. Tôi rất cô đơn, sinh ra trong một gia đình nghèo ở một vùng quê nghèo, bố mẹ chăm chỉ làm việc nuôi tôi ăn học, chúng tôi sống rất vui vẻ, chí ít là tôi tưởng thế. Lên cấp hai, gia đình giàu lên, đưa tôi lên thành phố sống trong sự ngưỡng mộ của bao người. Tôi được học trường tốt, ở nhà lầu, đi nhiều loại xe sang, ăn những món đắt tiền, mặc quần áo đẹp. Tôi vốn có khuôn mặt đẹp với lúm đồng tiền nên rất được mọi người chú ý. Nhìn vào ai cũng bảo tôi là công chúa, chiều chuộng tôi để lấy lòng bố mẹ tôi.
Rồi mọi thứ cũng thay đổi vào năm ấy, người ta nói nếu bạn có quá nhiều tiền thì đời sẽ lấy đi của bạn những thứ khác. Bố mẹ tôi cãi nhau nhiều hơn, họ cũng có nhiều tình nhân bên ngoài. Mỗi đêm họ cãi nhau kịch liệt, đánh nhau, cầm dao dọa nhau, đâu biết tôi đang nằm trong phòng nghe hết, khóc ướt cả gối. Lúc đó tôi nhớ lại hình như lúc còn bé mẹ ôm tôi nằm khóc trên giường khi bố mắng chửi bên ngoài, thì ra mọi thứ vốn không tốt đẹp như tôi tưởng. Bố mẹ còn bắt tôi phải làm theo những gì họ muốn. Tôi giống như cỗ máy, chỉ biết làm những việc được lập trình sẵn.
Năm ấy tôi 11 tuổi, cũng là năm tôi nhớ nhất. Tôi chai lỳ cảm xúc, tự tạo cái vỏ bọc hoàn hảo cho mình. Tôi luôn vui vẻ trước mặt bố mẹ và làm học sinh gương mẫu trên trường, chỉ có một cô bạn thân nhất, còn lại chơi cho có lệ. Các bạn nam trong lớp thích chơi với tôi nên có một nhóm con gái ghét tôi ra mặt. Tôi luôn có những cách riêng để họ không đụng được đến mình và những bạn học yếu, nhà nghèo.
Nhiều bạn nói tôi hiền lành nhưng tôi đâu tốt như vậy, đó chỉ là cái vỏ bọc thôi, nhờ đó mà tôi được yên ổn trong ngôi trường có những kẻ xấu đều rất thông minh và có gia thế tốt, bạo lực học đường diễn ra thường xuyên nhưng trường vẫn được ca ngợi là tốt nhất nhì thành phố. Có cô bạn bảo tôi cần gì học, tôi chỉ cười, tôi biết tôi phải cố học thật giỏi để sau này lập nên sự nghiệp cho riêng mình, không phải làm con rối cho bố mẹ.
Rồi tôi đậu vào một trường cấp ba nổi tiếng nhất thành phố. Bố mẹ rất tự hào, đi đâu cũng khen, cốt để họ hàng thấy nhà chúng tôi hoàn hảo. Tôi thi điểm cao, được xếp lớp đầu và không hề có bạn cấp hai. Lần này tôi cố gắng tỏ ra bình thường, không cho ai biết gia thế của mình, học hành cũng bình thường, không nổi bật. Tuy nhiên tôi với các bạn cùng tổ luôn tham gia phong trào của trường và đạt giải cao nên khá nổi tiếng và hay bị các nhóm khác bắt nạt. Ngoài mặt chúng tôi để yên nhưng thật ra chúng tôi luôn âm thầm trị họ theo cách riêng của mình.
Năm lớp 12 tôi khủng hoảng nhất. Bao nhiêu áp lực học tập khiến tôi mệt mỏi, lại thêm cảnh gia đình sa sút, mắc nợ. Tôi không coi trọng vật chất nhưng không thể phủ nhận không có tiền thì rất khổ. Mẹ con tôi thuê nhà nhỏ ở tạm, gia đình sống khổ nhưng vẫn phải giấu mọi người, có lẽ bố mẹ tôi ngại miệng người đời. Rồi bố mẹ ly dị. Cũng lúc này tôi phát hiện mình bị những người cùng tổ loại ra từ lâu, làm gì, học gì cũng không rủ tôi. Tôi không buồn lắm vì từ lâu đã không đặt lòng tin vào ai. Cậu bạn hồi cấp hai nói đúng, vào trường điểm ít có bạn tốt, chỉ toàn lợi dụng nhau.
Tôi thi đậu đại học nhưng lúc này nhà quá khó khăn, mẹ bệnh nặng cần nhiều tiền nên bản thân nghỉ một năm để làm phụ giúp gia đình, bố tôi cũng về ở chung để lo cho mẹ. Nhà tôi lại nghèo khó nhưng vui vẻ hơn, chúng tôi sống như vậy suốt hai năm. Rồi mẹ tôi hết bệnh, bố mẹ vay vốn kinh doanh, kinh tế gia đình khá hơn, mẹ con tôi thuê chung cư tốt hơn để ở, bố tôi vẫn ở riêng. Tôi bắt đầu đi học các khóa thời trang để tiếp tục ước mơ của mình.
Cuộc sống đầy biến động đã làm tôi trưởng thành rất nhiều. Tôi thông cảm cho bố mẹ hơn và cũng có cái nhìn khác về cuộc sống hôn nhân. Từ một cô bé chân yếu tay mềm tôi trở nên mạnh mẽ, sức khỏe cũng tốt lên và biết nhìn người hơn. Tôi đã có những người bạn tốt và trái tim băng giá bắt đầu biết rung động. Có lẽ tôi đã thích cậu ấy từ năm 11 tuổi mà không nhận ra, chúng tôi từng đánh nhau, cãi nhau rất nhiều hồi cấp hai nhưng chính nhờ cậu ấy mà tôi tạm quên đi những chuyện buồn của gia đình. Cậu ấy vẫn đẹp trai, trắng trẻo như ngày nào và ánh mắt đó giờ không thay đổi. Tôi đang mơ mộng, biết đâu "sau cơn mưa trời lại có cầu vồng".
Theo VNE
"Tưởng em là tiểu thư nhà giàu, ai ngờ chỉ ở phòng trọ!" Đến một ngày anh nói: "Khi nhìn em, anh lầm tưởng em là tiểu thư nhà giàu. Hóa ra em chỉ ở phòng trọ!". Từ đó tôi buồn nhiều hơn và cau có với anh cũng nhiều hơn. Nhiều năm trước tôi đặt chân đến khu vực này - một quận gần trung tâm thành phố. Khi lang thang tìm nơi lập nghiệp,...