Bi kịch và sự kiên cường của cô gái chân quê nhiễm HIV từ chồng
Tôi còn nhớ mãi dáng chị lặng lẽ đi trong đêm tối với nụ cười hiền, có lúc pha chút xót xa và lời chị nói: “Phải cố mà sống vì con, vì những chị em cùng cảnh ngộ. Còn ngày mai… biết đâu được”.
“Con đó ấy à, ăn chơi cho lắm vào giờ bị Si-đa. Đáng đời, không ai thương là phải”. Đấy có người nói về chúng tôi như thế đấy! Nhiều người có H sợ dư luận, thường lặng lẽ chịu đựng đến lúc ra đi, họ không “lộ diện” để nói về mình đâu anh ạ. Đa số những người có H hay bị quẫn và nghĩ nhiều về cái chết, càng bi quan bệnh lại càng nặng. Chúng tôi không thể chỉ nghĩ đến cái chết, phải sống vì con cái nữa, phải sống để chia sẻ cùng mọi người nhất là những chị em như chúng tôi”. Đó là lời chị Phạm Thị Kim Phụng, một bệnh nhân nhiễm HIV ở Hạ Long đang tham gia các Câu lạc bộ phòng chống đại dịch HIV tâm sự với tôi. Gặp chị mới thấy cảm phục những phụ nữ vô tình có H, đang đấu tranh, giành giật từng ngày được sống vì tương lai con cái mình…
Từ cô gái chân lấm tay bùn trở thành nạn nhân của đại dịch thế kỷ
Những người làm công tác phòng chống HIV/ AIDS cho rằng, rất khó để chia sẻ với phụ nữ nhiễm HIV do một thời làm gái “buôn phấn bán hoa”. Họ thường không tham gia các tổ chức xã hội để chia sẻ. Còn những phụ nữ bị nhiễm căn bệnh thế kỷ này là do vô tình bị nhiễm từ chồng thì dễ chia sẻ hơn. Chị Phạm Thị Kim Phụng là một người như vậy. Lần đầu tiên tôi gặp chị vào một buổi sáng, trước khi chị bắt đầu công việc làm tạp vụ của mình. Chị Phụng làm tôi bất ngờ bởi dáng vẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Ban đầu, tôi cứ ngỡ, chị là cán bộ Hội phụ nữ chứ không nghĩ chị đã có H 12 năm trời.
Chị kể, quê chị ở một xã nghèo huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình – vùng quê nông nghiệp vốn cách xa với những tệ nạn xã hội. Chồng chị theo cha ra Quảng Ninh từ nhỏ nhưng còn có nhà nữa ở quê và cũng ở gần nhà chị. Mỗi lần anh về, hai người lại gặp nhau, bén duyên nhau từ bao giờ không biết. Ngày đó, với chị cũng như bao cô gái quê khác, ma túy hay HIV là cái gì đó xa lạ lắm. Thế rồi, năm 1998, chị lấy chồng cũng là lúc phát hiện ra chồng mình nghiện. Và việc anh về làng sống thực chất là để cai nghiện và cách ly với môi trường bạn bè đang nghiện ngập đầy rẫy. Chị Phụng cứ vô tư nghĩ rằng, nghiện nó bình thường thôi, bằng tình yêu chị sẽ cảm hóa chồng, giúp chồng cai nghiện.
Cho đến một ngày, chồng chị nhập viện vì sốt liên miên. Bác sĩ gọi chị và con gái chị lên bệnh viên làm xét nghiệm. Chị Phụng không hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa. Khi người nhà chị bảo cả 3 người đã nhiễm HIV và sẽ không còn sống được bao lâu nữa, chị tưởng như đất sụt dưới chân mình. Chị đau khổ dằn vặt mãi, nhưng vẫn tin rằng Bệnh viện Đa khoa Thái Bình xét nghiệm nhầm chứ thực ra con gái mình không bị lây. Linh cảm của người mẹ trong chị đã đúng, chị đưa con đi xét nghiệm lại và kết quả là cháu âm tính với HIV. Thêm nữa, chồng chị Phụng đã nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS và qua đời.
Nhưng bi kịch của chị Phụng chưa dừng ở đó. Chị lại phải đối mặt với sự kỳ thị của những người nhà quê. Vào những năm 2000, ở quê chị bị HIV là cái gì đó kinh khủng lắm, nó như là một thảm họa vậy. Hơn một nửa số người trong làng của chị đã đi làm xét nghiệm HIV chỉ vì lý do “đã từng bế con gái của Phụng”. Bố mẹ chồng chị lúc này phải đưa con dâu và cháu nội ra thành phố Hạ Long sinh sống. Những tưởng cuộc sống đã mỉm cười với mẹ con chị nhưng thực tại phũ phàng vẫn chưa buông tha. Biết chị bị nhiễm HIV, không phụ huynh nào đồng ý cho con chị học chung lớp với con họ. Chị lại chạy vạy khắp nơi xin cho bằng được cái giấy chứng nhận con mình khỏe mạnh để cháu được đi học.
Con gái chị Phụng đi học cũng chẳng được miễn giảm bất kỳ một khoản đóng góp nào. Để duy trì cuộc sống và lo cho việc học của con, chị Phụng phải làm rất nhiều nghề như buôn bán lặt vặt, làm tạp vụ, làm công nhân bán thời gian,… Dù cô gắng hết sức nhưng cuộc sống của mẹ con chị vẫn khá chật vật. Chị Phụng lo lắng khi dự án tài trợ này kết thúc, thuốc hỗ trợ cho bệnh nhân như chị không được cấp miễn phí nữa thì cuộc sống chẳng biết dựa vào đâu.
Chị Phạm Thị Kim Phụng cho biết, số chị em như chị hiện còn sinh hoạt Câu lạc bộ của chị có khoảng 45 thành viên, số thành viên tích lũy có đến 157 người. Tuy nhiên, con số này chẳng thấm tháp gì so với con số thực ở trên địa bàn TP Hạ Long cũng như trong tỉnh. Toàn bộ các chị tham gia Câu lạc bộ đều là nạn nhân của việc chồng (bạn tình) hút chích, nghiện ngập, quan hệ với gái mại dâm rồi lây truyền sang.
Video đang HOT
Cố gắng để dồn tất cả tình yêu cho con
Chị Phụng bảo, những bệnh nhân có H như chị ở tham gia Câu lạc bộ đều rất kiên cường trước bệnh tật. Họ đều lăn lộn với cuộc sống hàng ngày để lo cho mình và cho con. Có người còn bị bố mẹ chồng hắt hủi đuổi đi, có người buôn thúng, bán mẹt kiếm từng đồng sống qua ngày. Thi thoảng lắm mới có người như vợ chồng chị Th cùng nhiễm HIV làm ăn có hiệu quả mua đất xây được nhà kiên cố. Chị Phạm Thị Kim Phụng không có cái may mắn ấy. Một mình chị đang phải xoay xở nuôi con và lo cho cuộc sống từng ngày. Khi mắc nghiện, chồng chị đã làm khánh kiệt hết tất cả tài sản gia đình. Có người bảo sao không đưa con về quê để dựa vào ông bà ngoại, chị không thể mang con về quê với 2 bàn tay trắng, không tiền bạc, không nghề nghiệp, chỉ trông vào 2 suất ruộng để nuôi con được. Hiện nay, chị phải làm đủ các nghề để có tiền lo cho con. Khi thì làm công nhân quét rác, lúc lại tranh thủ làm tạp vụ cho khách sạn nhà hàng, khi tham gia dự án tuyên truyền phòng chống HIV, tham gia và trở thành cán bộ cốt cán của Câu lạc bộ Hoa hướng dương 1, Thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Chị cho biết, tiền thù lao mà dự án hỗ trợ cho các chị chỉ khoảng mấy trăm nghìn 1 tháng, nhiều khi không đủ để chi phí nhưng công việc cũng làm cho chị vui vì thấy mình có ích cho xã hội.
Hiện nay, với mức thu nhập chỉ khoảng 3 triệu đồng 1 tháng, cuộc sống của mẹ con chị Phạm Thị Kim Phụng chật vật vô cùng. Đã thế vật giá lại leo thang, chị phải dè xẻn chi tiêu lắm mới lo được cho con. Hai đứa em của chị cũng thương chị lắm, nhiều lúc cũng cho tiền phụ với chị nuôi cháu. Nhưng ai cũng có cuốc sống riêng của mình, chị phải tự lo là chính chứ không biết dựa vào ai được. Chị bảo, đã lâu rồi chị chẳng mua sắm gì cho mình cả mà dồn hết cho con. Chị cố gắng mua cho con một cái bảo hiểm sau này mình có vấn đề gì, con nó không còn cha mẹ cũng có được một số tiền để trang trải cho cuộc sống. Những lúc rảnh rỗi, chỉ có 2 mẹ con, chị Phụng thường thủ thỉ tâm sự với con. Chị đã nói thẳng cho con biết tình trạng của mình, để con chuẩn bị tư tưởng và con có nghị lực để đứng vững trước mọi khó khăn. Cũng may là nhờ tình thương yêu và sự giáo dục của chị mà cháu lớn lên học hành chăm chỉ và ngoan ngoãn lắm. Thế nhưng, là một người mẹ chị luôn luôn đau đáu mối lo. Chẳng biết một vài năm nữa rồi sẽ ra sao, con chị sẽ sống như thế nào, có ngoan ngoãn nữa không, có thành người không khi không còn mẹ trên cuộc đời này để bảo ban, dạy dỗ.
Tôi gặp lại chị Phụng khi chị vừa tan ca, đang hối hả về nhà lo cho cô con gái. Nhìn dáng vẻ tất bật của chị, tôi thấy dường như chị đã cố gắng trên cả sức của mình. Chị bảo đi làm cũng vất vả lắm nhưng về đến nhà là dành từng giờ, từng phút để lo cho con. Con đang ở tuổi ăn tuổi lớn mà. Những câu chuyện mà chị nói với tôi tưởng như không bao giờ kết thúc. Chị kể về cuộc đời chị với một giọng trầm buồn. Đôi mắt sâu thẳm của chị nhìn tôi mà như thể nhìn vào khoảng không vô định. Chắc hẳn chị đang nhìn sâu vào nỗi đau của mình. Những nỗi đau ấy cứ âm thầm gặm nhấm trái tim chị. Chia tay chị trở về, tôi thầm hỏi, chẳng biết, cuộc đời những con người này sẽ ra sao? Tôi còn nhớ mãi dáng chị lặng lẽ đi trong đêm tối với nụ cười hiền, có lúc pha chút xót xa và lời chị nói: “Phải cố mà sống vì con, vì những chị em cùng cảnh ngộ. Còn ngày mai… biết đâu được”.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Theo ANTD
Bất ngờ với đề xuất thí điểm "khu đèn đỏ" ở Việt Nam
"Quy hoạch thí điểm một "khu đèn đỏ" để quản lý nhưng không chính thức công nhận mại dâm như một nghề", đó là đề xuất được nêu ra tại TP.HCM gần đây.
TP.HCM thí điểm quy hoạch "khu đèn đỏ" để quản lý (Ảnh minh họa)
Thí điểm lập &'khu đèn đỏ' ở Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Huệ, trưởng phòng can thiệp giảm tác hại Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM, cho biết hiện có ít nhất 15.000 nữ bán dâm có mặt khắp TP.HCM.
Hoạt động này tiếp tục diễn biến phức tạp dưới các hình thức ngày càng tinh vi. Nhiều chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ nhảy cảm khi vi phạm bị lập biên bản thì lại ung dung mở cơ sở khác và không thèm đóng phạt, còn gái bán dâm thì liên tục thay đổi địa bàn hoạt động rất khó quản lý.
Trước tình hình đó, bà Nguyễn Thị Huệ nhắc lại đề xuất: "thí điểm quy hoạch một "khu đèn đỏ" để quản lý hiệu quả". Theo bà Hiệu, các "khu đèn đỏ" tại Thái Lan tuy "sáng đèn" nhưng quốc gia này không chính thức công nhận nghề mại dâm.
Hầu hết các đại biểu tham dự hội thảo đều cho rằng, hoạt động mại dâm diễn ra phức tạp hơn, công khai hơn sau Quốc hội thông qua quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm).
Ông Lê Văn Quý, Phó giám đốc Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội (Sở LĐTB&XH Tp. HCM) cho biết, trước đây Tp. HCM từng đề nghị cho TP một cơ chế quản lý riêng, có một khu vực dành cho hoạt động mại dâm giống như Thái Lan, Singapore...
Tuy nhiên, ý kiến này đã gặp phải phản đối gay gắt, nhất là Hội Liên hiệp phụ nữ vì cho rằng làm vậy là ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, khuyến khích hoạt động mại dâm.
Tuy nhiên, lần này khi bà Nguyễn Thị Huệ nhắc lại đề xuất này thay vì những phản ứng gay gắt trước đó, lần này không ai đưa ra ý kiến gì.
Tranh cãi nóng
Trước đó, tại Hội nghị triển khai chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015 ở Quảng Ninh, Bộ trưởng Bộ LĐ - TB - XH Nguyễn Thị Kim Ngân lần đầu tiên nêu quan điểm tiếp cận để phòng, chống mại dâm trong thời gian tới là không nên coi đây là tệ nạn xã hội nữa.
Quan điểm này của bà Ngân đã gây ra nhiều tranh cãi, nhiều người cho rằng nếu không coi đó là tệ nạn xã hội, phải chăng bà Ngân đang muốn coi "mại dâm là một nghề"?
Sau phát biểu của bà Ngân, có rất nhiều ý kiến bày tỏ đồng quan điểm, vì thực tế ở Việt Nam nói cấm mại dâm nhưng mại dâm vẫn phát triển mạnh.
Trên thực tế, đề xuất này đã từng được ĐBQH Đỗ Văn Đương, Ủy viên Ủy ban Tư pháp đưa ra. "Chúng ta nên quy hoạch những khu phố đèn đỏ. Nhưng thời điểm bây giờ mà đưa ra, chắc chắn chị em phụ nữ Việt Nam không chấp nhận điều đó, nó dễ gây phản cảm. Nhưng theo tôi cần có một biện pháp mềm dẻo, tế nhị nào đó để quản lý bằng pháp luật...", ông Đương cho biết.
Đại biểu này phân tích, muốn giải quyết triệt để vấn đề mại dâm thì giải pháp gốc rễ là phải xem xét công khai hóa việc mua dâm, coi đây như một hình thức được pháp luật thừa nhận. Theo ông, nhiều nước cũng tuyên bố xóa bỏ nhưng không được vì vậy họ đã quy định những phố đèn đỏ, casino để quản lý.
Bà Tạ Thị Minh Lý, Nguyên Cục trưởng Cục hỗ trợ pháp lý, Bộ Tư pháp bày tỏ quan điểm đồng tình với đề xuất hợp pháp hoá mại dâm. Bà Minh Lý cho rằng, đây là một biện pháp mang tính nhân văn, bảo đảm quyền con người.
Tuy nhiên, PGS-TS Chung Á, nguyên Phó Chủ tịch UBQG phòng, chống AIDS và phòng, chống mại dâm lại cho rằng không nên coi mại dâm là một nghề. Tuy nhiên, gái mại dâm nên được tập trung vào những nơi quy định để các cơ quan chức năng có thể quản lý được cũng như giúp họ khám chữa bệnh.
Tranh cãi càng nóng hơn khi Quốc Hội thông qua quyết định xử phạt hành chính đối với gái bán dâm, không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm. Quyết định này một lần nữa lại khiến dư luận và nhiều đại biểu quốc hội cho rằng, phải chăng đang dần hợp thức để quản lý mại dâm?
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ tịch Hội phòng chống AIDS, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội cho rằng việc Quốc hội quyết định không đưa người bán dâm vào trung tâm lao động xã hội là thể hiện sự nhân đạo của pháp luật. Nhưng luật xử phạt với những người này rất nặng, chưa hợp lý.
Nhiều đại biểu Quốc Hội cho rằng, nếu đã phạt gái bán dâm thì cũng phải phạt người mua dâm và phải công khai danh tính, gửi về địa phương. Ông Tô Văn Huệ, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý về trật tự xã hội (C64), Bộ Công an cho rằng, việc công khai danh tính người mua dâm là cần thiết vì sẽ mang tính răn đe chung, hiệu quả phòng ngừa cao.
Đồng quan điểm trên, đại biểu tỉnh Thái Nguyên cũng kiến nghị phải có điều khoản rõ ràng để xử phạt người mua dâm. Người mua dâm bị xử phạt thì mại dâm mới giảm được.
Trước những tranh luận trên, Thiếu trướng Trần Trọng Lượng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm khẳng định, không thể coi mại dâm là một nghề vì trái với thuần phong mỹ tục, với văn hóa truyền thống.
Theo xahoi
Đề xuất phạt nặng người mua dâm "Đa số gái mại dâm do hoàn cảnh mới phải đi bán cái mà không bao giờ họ muốn bán. Vì vậy không nên bắt họ phải lấy tiền xương máu nộp phạt", bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội nói. Để giúp người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng hay cân nhắc có...